Xem mẫu

  1. Mẹ căng thẳng, con ít ngủ
  2. Các nghiên cứu cho thấy tâm trạng của các bà mẹ và thói quen ngủ của trẻ có liên quan mật thiết với nhau. Các bà mẹ này mỏi mệt vì chính họ bị thiếu ngủ. Trẻ “bắt” được tín hiệu này lại càng bất an, khó ngủ hơn. Các nhà nghiên cứu ĐH Michigan nghiên cứu 1 nhóm nhỏ những bà mẹ có con từ 2 tuần tuổi đến 8 tháng tuổi. Cứ vào 1 tuần của mỗi tháng, các bé sẽ được đeo thiết bị actigraphs để theo dõi chu kỳ giấc ngủ bao gồm mất bao lâu trẻ mới có thể ngủ và giấc ngủ đêm của trẻ kéo dài mấy tiếng. Nghiên cứu sơ bộ cho thấy những trẻ sơ sinh có mẹ từng có tiền sử suy nhược, căng thẳng sẽ có chu kỳ lấy đêm làm ngày là 24 tiếng. Từ đó, nhà nghiên cứu nhi Harriet Hiscock, ĐH Melbourne (Australia) và các cộng sự trong nhóm nghiên cứu đã hướng dẫn các bà mẹ có con 7 tháng tuổi ít ngủ như sau: - Hãy để trẻ tự ngủ theo nhu cầu, không đưa võng hay ru ngủ. - Thiết lập giờ đi ngủ cố định và một số thói quen trước khi ngủ.
  3. - Khi bé khóc, hãy để yên trong 1 thời gian ngắn và tăng dần mức độ. Kết quả cho thấy, khi bé được 2 tuổi, các bà mẹ này ít bị căng thẳng, suy nhược hơn so với nhóm các bà mẹ không được huấn dẫn làm theo cách trên. Vì thế, theo các nhà nghiên cứu, “cơ thể và não bộ của những đứa trẻ cần được “huấn luyện” rằng chúng nên ngủ khi trời tối và thức khi trời sáng". Ngoài ra, ngay từ khi mang thai, các bà mẹ nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng không cần thiết; còn khi sinh bé cũng nên tranh thủ nghỉ ngơi mọi lúc mọi nơi, nhờ sự giúp đỡ của mọi người trong gia đình để giảm stress, giúp bé hình thành thói quen ngủ ngoan hằng đêm.
nguon tai.lieu . vn