Xem mẫu

  1. Luyện tập tư duy phê phán (phần 2) 5. Giải quyết các vấn đề chính (Troubleshooting) Kĩ năng này trước hết yêu cầu bạn phải nhận dạng được những vấn đề có thể cản trở bạn trên con đường tiến tới mục tiêu (identifying problems that will or may get in the way of your achieving your goals). Bạn cần biết trước rằng những vấn đề như thế sẽ xảy ra và thậm chí còn cần phải biết cách ngăn chặn chúng, ngăn không cho những vấn để nhỏ lớn dần lên (keep minor problems from becoming major). Cũng có thể bạn chọn cách đối mặt ngay khi chúng xuất hiện mà không cần được báo trước. Đối với cả 2 cách, bạn đều cần biết cách tìm ra giải pháp và từ đó tiếp tục để đạt được mục tiêu của mình. Nhờ thế, chắc chắn việc tới đích sẽ không c òn bị cản trở nữa. Luyện tập như thế nào? § Luyện tập kĩ năng “giải quyết các vấn đề chính” của người khác. Khi ai đó hoặc một người bạn nói với bạn về vấn đề mà họ đang gặp phải, có thể đang ở mức “tiến thoái lưỡng nan” (dilemma), hãy nghĩ xem nếu là họ thì bạn sẽ ngăn chặn hoặc giải quyết vấn đề như thế nào. § Thử tập giải quyết các vấn đề chính mang tính toàn cầu nào đó mà bạn đọc được trên báo hoặc cập nhật được trên các phương tiện truyền thông, ví dụ như các vấn đề về Trung Đông (Middle East) hoặc sự ấm lên toàn cầu (Global warming). Tìm ra những phương án khả thi để tránh hoặc giải quyết các khó khăn có thể nảy sinh từ vấn đề đó. 6. Tìm ra nguồn tư liệu cần thiết (Finding resources)
  2. Đôi khi bạn cần phải đưa ra quyết định cho một vấn đề nào đó mà không có nguồn tư liệu tham khảo cần thiết trong tay. Những lúc như thế bạn sẽ làm thế nào? Các giải pháp và quyết định của bạn cũng quan trọng như là những thông tin, căn cứ giúp bạn đưa ra giải pháp vậy. Đôi lúc bạn sẽ thấy những thông tin mà bạn cần đang ở rất gần (close-at-hand) rồi và bạn gần như chỉ phải sử dụng những dẫn chứng đã biết. Tuy nhiên, cũng sẽ có những lúc bạn cần phải làm một số tra cứu (do some research) và khi đó 3 nguồn tư liệu đáng tin cậy và được sử dụng phổ biến nhất là Internet (tài liệu điện tử), thư viện (tại liệu in ấn) và tham khảo ý kiến của chuyên gia (consulting experts). Việc biết cách dùng những nguồn tư liệu đó khi nào và như thế nào đồng nghĩa với việc phân biệt rõ ràng giữa đưa ra quyết định dựa trên hàng loạt căn cứ khác nhau và đưa ra quyết định một cách ào ào không dựa vào những dẫn chứng, dữ kiện cần có. Luyện tập như thế nào? § Trên Internet có rất nhiều trang công cụ tìm kiếm như google, yahoo. Bạn hãy thử tìm kiến thông tin bằng những công cụ tìm kiếm khác, ít sử dụng hơn và so sánh chúng với kết quả tìm kiếm được từ những nguồn mà bạn thường xuyên sử dụng để có được nhiều hơn những thông tin mà bạn quan tâm. § Trong lần tới khi bạn có cơ hội gặp một chuyên viên hoặc chuyên gia trong lĩnh vực nào đó, ví dụ như đi gặp chuyên gia tư vấn du học, hoặc chuyên gia tư vấn tâm lí, trước khi đi hãy thử đặt ra một số câu hỏi có liên quan mà bạn mong muốn được trả lời. Viết những câu hỏi đó ra và lắng nghe câu trả lời của các chuyên gia trong khi bạn trò chuyện. 7. Đánh giá thông tin (Evaluating facts) Thông tin mang tính chính xác và khách quan còn quan điểm ít nhiều bị ảnh hưởng bởi định kiến và sự thiên vị. Đây là 2 khía cạnh hoàn toàn khác nhau. Nếu như mục 6 nói về tầm quan trọng của thông tin và dữ kiện trong việc đưa ra quyết
  3. định và giải pháp thì đến bước này, bạn cần đánh giá thông tin và dữ kiện mà bạn có, cũng như phân biệt rõ ràng giữa thông tin (facts) và quan điểm cá nhân (opinion). Sau đó, bạn cần xác nhận tính chân thật và đáng tin cậy (credentials) của nguồn thông tin mà bạn có, cũng như tính khách quan của chúng. Đừng bao giờ quá tin tưởng vào một tài liệu nào mà không cần kiếm tra lại chúng, cũng như đừng bao giờ nghiễm nhiên cho rằng một nguồn tài liệu của một tác giả nào đó đã là đủ khách quan và bạn không cần suy nghĩ lại. Luyện tập như thế nào? § Đọc một bài báo in ra từ một tạp chí và ghi lại tên tác giả của bài đó. Sau đó hãy thử suy nghĩ liệu bản thân tờ báo hay tạp chí đó có chứng minh đ ược độ tin cậy của tác giả bài viết hay không? Thử tìm tên của tác giả này trên Internet và xem người đó có chuyên môn nhiều hay ít trong lĩnh vực mà người đó viết bài hay không. § Lần tới khi bạn nghe hoặc xem một thông tin nào đó, hãy thử chứng minh độ xác thực của nó thông qua 3 nguồn tư liệu đáng tin cậy kể trên trước khi bạn chấp nhận thông tin đó. 8. Các kĩ năng thuyết phục (Persuasion techniques) Kĩ năng này đồng nghĩa với việc bạn cần học cách gây ảnh hưởng đến tâm lí người khác và khiến họ thay đổi ý kiến khi cần. Trong lịch sử, rất nhiều nh à văn, nhà chính trị, nhà kinh doanh, chuyên gia quảng cáo v…v đã dử dụng kĩ năng này để lôi kéo (manipulate) số đông độc giả, thính giả và khách hàng về phía họ. Chính vì thế hàng ngày bạn cần làm quen và sử dụng rất nhiều thủ thuật (tactics) để đạt được mục đích lôi kéo đám đông như thế. Luyện tập như thế nào?
  4. Xem kĩ một mảng tin mà bạn yêu thích nhất trong số báo gần đây nhất, nhặt ra 2 bài quảng cáo và thử đánh giá chúng theo các tiêu chí sau đây: - Thông tin về sản phẩm (tên, chủng loại) - Mức độ hấp dẫn, những nhân tố gây hấp dẫn - Mức độ khẳng định, những nhân tố dùng để khẳng định - Tính hiệu quả của mức độ hấp dẫn - Tính hiệu quả của mức độ khẳng định 9. Kiểm tra cảm xúc của bạn (Checking your emotions) Nếu như được nhận ra và sử dụng hợp lí (recognized and used appropriately), cảm xúc có thể đóng góp một phần đáng kể cho tư duy phê phán của bạn. Đừng vội bỏ qua nó, vì trong quá trình tư duy logic nhằm đưa ra quyết định (going through the logical steps toward making a choice), bạn cần có sự tham gia của những cảm xúc nhất định. Những cảm xúc tiêu cực như thành kiến (bias) hay - Lịch khai giảng mới nhất rập khuôn (stereotyping) cũng cần được sớm nhận - Mua thẻ học tiếng Anh ở ra nhằm loại bỏ ngay khi có thể. Hãy thừa nhận đâu? cảm xúc của bạn chứ đừng bỏ qua nó và cũng đừng để nó kiểm soát bạn, điều này sẽ đóng một vai trò - Phần mềm học tiếng Anh tích cực trong quá trình rèn luyện kĩ năng tư duy phê phán. Những cảm xúc tiêu cực như thành kiến (bias) hay rập khuôn (stereotyping) cũng cần được sớm nhận ra nhằm loại bỏ ngay khi có thể. Hãy thừa nhận cảm xúc của
  5. bạn chứ đừng bỏ qua nó và cũng đừng để nó kiểm soát bạn, điều này sẽ đóng một vai trò tích cực trong quá trình rèn luyện kĩ năng tư duy phê phán. Luyện tập như thế nào? § Bạn có phải là người thích bóng đá không? Lần tới khi bạn xem một trấn đấu bóng đá, hãy chú ý cách mà khán giả phản ứng sau mỗi lần trọng tài thổi phạt. Liệu họ có những phản ứng nhất định khi đó (phản đối khi trọng t ài xử sai và ủng hộ nếu đúng) hay để cho một phần cảm xúc tác động vào lối phản ứng của mình (sự thiên vị cho đội nhà chẳng hạn)? § Cân nhắc một tình huống khiến bạn tức giận, giả sử như việc bạn phải nghe một người mình không ưa phát biểu trước đám đông và nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt – trong khi mình thì không, hoặc giả sử bạn phải gánh chịu một sự bất công nào đó trong cách chấm điểm bài thi ở trường, hay rơi vào tình trạng “họa vô đơn chí” (“Misfotune never comes alone”). Khi đó, bạn sẽ để cảm xúc của mình ảnh hưởng một cách tiêu cực và tích cực đến tình huống như thế nào?
nguon tai.lieu . vn