Xem mẫu

  1. Lỗi nhân viên mới thường gặp Bạn là ứng viên xuất sắc, đã lọt vào "mắt xanh" của các nhà tuyển dụng nhưng không có nghĩa là mọi việc đều dễ dàng và suôn sẻ. Một vài tuần đầu làm việc ở công ty mới là rất quan trọng, xác định tương lai sự nghiệp của bạn. Từ cách ứng xử ở môi trường mới, cách tiếp cận công việc... nhân viên mới thường gặp không ít khó khăn, nhiều khi dễ mắc sai lầm. Vì vậy, khi bắt đầu công việc tại công ty mới, bạn nên thận trọng và tránh mắc phải một trong những sai lầm đáng tiếc sau: Bỏ qua văn hóa công ty Mỗi công ty đều có nét văn hóa riêng, từ văn hóa làm việc, nghỉ ngơi đến cả cách ăn chơi, vui đùa. Vì thế, vào bất kỳ công ty nào, bạn cũng không nên bỏ qua việc tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp. Donna Farrugia - GĐ điều hành của CreativeGroup.com kể rằng, công ty ông đã đề nghị 250 nhà điều hành quảng cáo, tiếp thị chỉ ra những thách thức lớn nhất cho những ứng viên mới bắt đầu công việc. Và kết quả cứ 10 người thì có 4 người làm quen được với văn hóa doanh nghiệp này. Càng là người mới, bạn càng cần phải dành thời gian tìm hiểu, quan sát mọi thứ ở công ty. Theo Farrugia, bạn nên đến sớm 30 phút đầu giờ và ở lại công ty muộn một chút để biết thêm về văn hóa công ty từ những cư xử bình thường, khi họ uống cà phê, ăn sáng, cách họ sắp xếp văn phòng, rời khỏi công ty vào cuối ngày... Kiêu căng
  2. Khi bạn vào công ty mới, dù trước đây bạn từng là nhân vật uy tín, danh tiếng ở một doanh nghiệp nào đó, bạn cũng đừng nên kiêu căng, vênh váo với mọi người. Thường khi có nhân viên mới, đặc biệt là những vị trí chủ chốt, nhiều công ty thường cố tình thổi phồng tầm quan trọng của họ, coi họ như vị cứu tinh cho những khó khăn công ty đang gặp phải. Sue Edwards, chủ tịch tập Development by design, sự đánh giá hơi quá ấy đôi khi khiến ứng viên cảm thấy mình quá tuyệt vời, quá hoàn hảo. Họ trở nên kiêu căng với mọi người xung quanh. "Tuy nhiên, nếu muốn hòa nhập với môi trường mới, các bạn nên lắng nghe, học hỏi. Hãy dành thời gian để hiểu về công ty và làm quen với mọi người trước khi bắt tay vào công việc. Như thế, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều cho bạn ở môi trường mới. Rụt rè Mặt trái của sự kiêu căng, tự mãn lại chính là sự rụt rè. Nếu cứ thu mình một chỗ, cái gì cũng e ngại thì rốt cục, bạn chẳng làm nên trò trống gì đâu. Thay vào đó, bạn nên chủ động làm quen với mọi người, với công việc, xây dựng mối quan hệ tốt cho bản thân ngay từ đầu. Edwards khuyên rằng, bạn nên dành thời gian trò chuyện với đồng nghiệp, cả chuyện công việc và đời sống cá nhân, hiểu và chia sẻ với họ một cách chân thành. Đó là cách giúp bạn hòa hợp nhanh chóng hơn. Không thừa nhận sai lầm Mọi người đều ít nhất một lần mắc sai lầm nơi công sở, nhất là với những nhân viên mới, sự bỡ ngỡ càng khiến họ dễ gặp vấn đề hơn. Nhưng đừng nghĩ rằng, không nhận sai lầm, không nói cho ai biết lỗi của mình hoặc cứ đổ thừa cho người khác là êm xuôi mọi chuyện. Mỗi người đều đảm nhận
  3. những vị trí công việc khác nhau và chẳng khó khăn gì để truy ra trách nhiệm thuộc về ai. Bởi vậy, bạn nên thẳng thắn nhận lỗi, để học hỏi, sửa chữa sai lầm. Với một nhân viên mới, những sai lầm không phải là điều quá ghê gớm. Mong muốn mơ hồ Ngay cả khi đã vào công ty, bạn vẫn không rõ mình muốn gì, thích làm công việc gì và định hướng phát triển cho bản thân như thế nào. Sự mơ hồ ấy khiến bạn rất khó tiếp cận công việc đúng hướng, thậm chí nhà tuyển dụng cũng khó mà đưa bạn vào đúng vị trí phù hợp. Bởi vậy, bạn cần xác định mong muốn của bản thân một cách rõ ràng, những ưu điểm, hạn chế và làm thế nào phát huy hiệu quả công việc một cách tối ưu. Nên nhớ, dù làm gì đi nữa, bạn cũng phải xác định rõ mục tiêu, mong muốn của mình. Đề xuất thay đổi quá sớm Mới vào công ty, dù thấy có nhiều điều không hợp lý nhưng đừng vội vàng đề xuất thay đổi. Bạn hãy dành thời gian tìm hiểu nguyên do và những phần chìm của tảng băng trước đã. Mỗi lĩnh vực đều có đặc thù riêng, cần có sự ứng biến linh hoạt chứ không thể áp đặt theo một khuôn có sẵn. Bởi vậy, muốn đề xuất thay đổi, bạn phải hiểu rõ quy trình, thủ tục hiện hành, đưa ra được lý do vì sao phải thay đổi và cách thức tiến hành như thế nào rồi mới trao đổi với sếp.
nguon tai.lieu . vn