Xem mẫu

  1. Lập nghiệp sớm được và mất ? Lập nghiệp sớm, đều có được nhiều và có mất nhiều. Như các bạn đã thấy, thương trường không phải là chiến trường mà là một cuộc đua liên tục không ngừng nghỉ, rất khắc nghiệt và không nhân nhượng. Không phải là chiến trường vì các doanh nghiệp cùng lĩnh vực tập trung tranh đua nhau chứ không phải tìm cách triệt hạ nhau. Ai nhanh hơn, mạnh hơn thì sẽ giành chiến thắng. Và cuộc đua này người tham gia không chỉ phải bỏ ra sức lực, trí tuệ, vốn và tất cả những gì để họ có thể giành chiến thắng (Chỉ nói đến vấn đề hợp pháp và tích cực). Cuộc đua tranh đó là mang về khách hàng, để từ đó có thể tạo la lợi nhuận, thương hiệu và sự tăng trưởng... Quản trị kinh doanh là một nghành học, do đó những gì ghi chép trong sách vở mà mọi người thường nói là lý thuyết nhưng những lý thuyết này rất quan trọng. Tuy nhiên không thể nói học lý thuyết suông là có thể tìm kiếm được thành công ngay nếu không các giáo sư dạy trong các trường kinh tế đều trở thành t ỷ phú hết mất rồi. Hành trang để một bạn trẻ nào tích lũy tốt, chuẩn bị tốt thì sẽ giảm bớt đi rủi ro thất bại và tăng cơ hội thành công. Những sự chuẩn bị đó có thể là một hay tất cả những vấn đề như : - Khát vọng mãnh liệt và bền bỉ (Mãnh liệt nhưng phải bền bỉ các bạn nhé) - Kiến thức về quản trị kinh doanh - Kinh nghiệm làm việc thực tế (Cái này phải nói là muốn làm tướng, thì phải làm lính trước) - Vốn, tài sản hay uy tín cá nhân, gia đình.
  2. Và vốn, tài sản là thứ quan trọng nhất. Buôn tài không bằng dài vốn mà. Và một ý tưởng kinh doanh rõ ràng phù hợp với chính bạn, không có nghĩa là ý tưởng kinh doanh phải là mới. Không cần chi tiết nhưng phải tương đối rõ ràng. Và bạn phải tìm cách trả lời trước những câu hỏi như : Tôi bán cái gì, cung cấp gì cho khách hàng ? Thứ mà tôi bán đó là do tôi sản xuất hay mua lại từ nhà cung cấp nào? Nếu sản xuất thì phải đầu tư như thế nào, bao lâu? Lý do mà khách hàng sẽ mua của tôi chứ không phải mua từ đối thủ cạnh tranh hay từ sản phẩm thay thế ? Làm sao để khách hàng biết đến tôi? Cần phải có số vốn hay huy động bao nhiêu vốn? Rủi ro sẽ gặp phải là gì ? Những câu hỏi trên hoặc bạn sẽ tìm cách trả lời trước hoặc là bạn cứ bắt tay kinh doanh rồi sẽ dần tìm thấy câu trả lời. Và bạn nên nhớ một điều rằng, trừ những ý tưởng mới tinh và phát minh mới tinh thì đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ nhiều hay ít, mạnh hay yếu, vì tất cả các công ty trong lĩnh vực của bạn cũng luôn vận động một cách mạnh mẽ để giành thị phần càng nhiều càng tốt. Họ đang có lợi thế hơn bạn mới bắt đầu rất nhiều. Và trong kinh doanh không thể phủ nhận yếu tố may mắn (30%). Chỉ lướt qua những vấn đề trên thì các bạn có thể thấy để trở thành CHỦ khó khăn như thế nào rồi. Vậy nếu bạn lập nghiệp sớm, bạn sẽ được gì ? Kiến thức và sự trải nghiệm (Bạn phải tự học rất nhiều thứ, kể cả sách vở, kinh nghiệm của người khác và các bài học tự bạn rút ra sau mỗi thành công, hay thất bại) Bản lĩnh và khả năng giải quyết đối diện khó khăn... Sự tưởng thưởng từ thành quả nếu bạn thành công Và mất trong trường hợp thất bại đó là:Thời gian, Tiền bạc, Cơ hội khác và có khi là niềm tin. Trong kinh doanh sau thất bại không có nghĩa là sẽ thành công, mà sau thất bại bạn chỉ có thể
  3. học được gì từ thất bại đó mà thôi cùng với hậu quả phải giải quyết của thất bại đó. Tôi đã thành lập 2 công ty cùng với bạn bè cũng có chút ít thành quả và thất bại cũng là một gia vị không thể thiếu thậm chí thuộc loại nhiều, nhưng chúng tôi vẫn đang tiếp tục, và quyết tâm vượt qua khó khăn để doanh nghiệp mình ngày càng phát triển.
nguon tai.lieu . vn