Xem mẫu

  1. Làm gì nếu trẻ hay xen ngang khi bạn nói chuyện 1. Báo với trẻ trước là bạn của cha mẹ sẽ đến chơi: Nếu cha mẹ sắp có bạn bè ghé thăm, hãy báo cho trẻ biết đó sẽ là khoảng thời gian cha mẹ dành đón tiếp bạn bè và không thể chơi với trẻ. Hoàn toàn không có gì sai khi cha mẹ đôi lúc có những cuộc trò chuyện giữa người lớn với nhau mà trẻ không cần có mặt. 2. Nếu trẻ cố chen ngang vào câu chuyện người lớn, hãy lập tức ngăn chúng lại: Đừng cố gắng phớt lờ trẻ vì chúng sẽ chỉ gây thêm ồn ào và tỏ ra ngoan cố hơn. Đừng thật sự đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào của trẻ, chỉ cần nghiêm giọng bảo trẻ rằng chúng đang ngắt lời người lớn và cha mẹ sẽ quay lại với chúng sau khi nói chuyện xong. 3. Hãy bảo trẻ chờ nếu không có việc gì gấp: Hãy nói cho hết ý của mình cũng như không ngăn dòng suy nghĩ của khách. Tiếp đó hãy hỏi trẻ xem chúng cần gì. Nếu không có gì gấp, hãy bảo trẻ chờ. Nếu yêu cầu của trẻ hợp lý, hãy giải quyết cho chúng, sau đó quay lại tiếp tục câu chuyện. Tuy nhiên, đừng quên nhắc nhở trẻ không nên ngắt ngang câu chuyện của cha mẹ lần nữa. 4. Nếu trẻ vẫn ngoan cố, hãy dẫn trẻ ra ngoài: Nếu trẻ vẫn tiếp tục ngắt ngang câu chuyện của bạn với toàn việc vớ vẩn, hãy yêu cầu trẻ đi ra ngoài. Nếu trẻ phản kháng, hãy tự tay dẫn trẻ ra ngoài hoặc sang phòng nào đó mà trẻ có thể tìm trò giải khuây, chẳng hạn như phòng ngủ hoặc phòng chơi của chúng. 5. Giải thích cho trẻ rằng ngắt lời người lớn là bất lịch sự và không thể chấp nhận được:
  2. Dạy trẻ biết nói câu "xin lỗi, con..." hay đặt bàn tay lên tay cha mẹ để ra hiệu rằng trẻ cần cha mẹ để ý. Tuy nhiên, cũng nên cho trẻ hiểu nếu la to câu "xin lỗi" quá nhiều lần cũng chẳng khác nào ngắt lời một cách thiếu lịch sự. Nếu trẻ xin phép được ngắt lời, hãy biểu lộ cho trẻ biết cha mẹ đã nghe thấy bằng một cử chỉ, chẳng hạn như đặt tay lên vai trẻ. Khi có thể tạm dừng cuộc nói chuyện, hãy trả lời trẻ. 6. Giúp trẻ hiểu được chuyện nào là quan trọng, có thể ngắt lời người lớn để hỏi: Dạy trẻ hiểu được chuyện nào là quan trọng, có thể xin phép ngắt lời để hỏi và chuyện nào không. Trẻ phải được nhắc nhở thường xuyên nên cha mẹ cần kiên nhẫn. 7. Dạy trẻ không ngắt lời khi cha mẹ nói chuyện điện thoại: Hãy giơ bàn tay lên cho trẻ thấy rằng chúng cần phải đợi. Khi thích hợp, bạn tạm dừng đôi chút để hỏi xem trẻ cần gì. Nếu bạn dự tính nói chuyện điện thoại khá lâu, hãy nói với trẻ rằng bạn cần nói chuyện điện thoại trong vòng 15, 20 phút..., nếu trẻ có gì cần hãy nói với cha mẹ trước, không nên ngắt lời khi cha mẹ đang trò chuyện trên điện thoại. Cuộc sống con người chúng ta phần lớn là do các cảm xúc nảy sinh và chi phối, chất lượng của cảm xúc ảnh hưởng đến chất lượng của tư duy và chất lượng tư duy quyết định chất lượng của các suy nghĩ của chúng ta. Trong khi đó, nguồn lương thực cho tâm trí chúng ta chính là suy nghĩ của chúng ta, những suy nghĩ ấy sẽ quyết định phẩm chất trong các mối liên hệ của chúng ta, đến cách thức chúng ta xử lý những tình huống khó khăn trong cuộc sống.
nguon tai.lieu . vn