Xem mẫu

  1. Làm gì khi bắt đầu công việc mới? Thân thiện và cởi mở Khi tới công sở mới, hãy bước đi với nụ cười nở trên môi và nhìn thẳng một cách thân thiện với những người bạn gặp trên đường. Hãy lịch thiệp và nhã nhặn với những người lễ tân, thư ký cho tới các đồng nghiệp và nhà quản lý. Điều này sẽ tạo nên một ấn tượng đầu tiên rất tốt đẹp. Và như tất cả chúng ta đều biết, có rất nhiều điều xảy ra trong tương lai sẽ liên quan tới ấn tượng đầu tiên này. Đó cũng là cách tốt nhất để bắt đầu bước vào nơi làm việc mới khi bạn chưa biết ai sẽ là đồng minh của bạn, hay mối quan hệ nào sẽ giúp bạn thăng tiến. Học hỏi, quan sát Khi gặp gỡ và chào hỏi mọi người, bạn nên hỏi han để biết được càng nhiều càng tốt về những người mình sẽ làm việc cùng và cả những người làm việc xung quanh. Điều này sẽ khiến các đồng nghiệp thấy dễ chịu vì bạn thực sự cầu thị và muốn được giúp đỡ chứ không phải tỏ ra là kẻ “biết tuốt”. Tuy nhiên, cũng không nên hỏi quá nhiều, nó có thể làm những người quanh bạn khó chịu. Thêm nữa, bạn cũng không nên kể về công ty cũ của mình và cách làm việc của họ như thế nào. Mặc dù sẽ không sai khi bạn muốn nói thêm về những điều đã học hỏi được từ công việc trước đó, nhưng mỗi công ty đều có văn hoá riêng, cách tiếp cận công việc riêng và những mục tiêu hoàn thành công việc theo cách của mình. Quan sát để hiểu biết Đừng bước vào công việc mới với suy nghĩ bạn đang muốn thay đổi mọi thứ để chứng minh điều gì đó. Bạn biết rồi, có những kiểu người luôn muốn thể hiện như thể là nhà lãnh đạo hay là người chịu trách nhiệm chính trong công việc. Đó là cách dễ nhất để bạn nhanh chóng bị cách ly và trở thành khách không mời trong các cuộc tụ tập chung của công ty.
  2. Cùng với việc hỏi những vấn đề liên quan tới công việc cũng như cách thức thực hiện, bạn nên dành thời thời gian để quan tâm hơn tới những người đồng nghiệp, nhưng tất nhiên, đừng hỏi những vấn đề quá riêng tư. Quan sát cách thức những người khác tương tác với nhau, bạn có thể nắm được chính xác các mối quan hệ công sở, các nền tảng quyền lực, những chuyện đàm tiếu nơi công sở và những kẻ khơi chuyện. Điều này sẽ giúp bạn biết cách thức cũng như địa điểm để gắn kết với những người khác khi cần sự trợ giúp cũng như cần hoàn thành công việc mà không bị lôi kéo vào những phe cánh trong công sở. Điềm đạm và tích cực Điểm cuối cùng, hãy thật lạc quan, thân thiện và chủ động trong công việc. Tránh mọi sự phàn nàn, kêu ca, trách móc. Bạn cũng cần biết cân bằng, tiết chế những hành vi, ứng xử để không bị người khác hiểu lầm bạn đang cố gắng gây ấn tượng hoặc trở thành cánh hẩu của sếp. Tất nhiên, để hòa hợp và tìm được môi trường an toàn cho mình, bạn sẽ mất một thời gian nhất định, vì thế, hãy kiên trì và nhẫn nại, làm được thế, rốt cuộc bạn sẽ có được niềm vui trong công việc. Điều này thoạt nghe có vẻ không được đúng lắm, nhưng nếu bạn chỉ làm những việc ở thực tại, bạn sẽ khám phá ra, những kết quả thu được thường sẽ tốt hơn khi bạn suy nghĩ quá nhiều. Cũng giống với người chơi tennis, bạn cần biết việc đúng đắn nào cần làm và cách làm nó tốt nhất sau nhiều năm kinh nghiệm. Bạn chỉ cần bỏ đi quá nhiều những suy nghĩ đang làm phân tán trí óc bạn. Và nhất là, phải tin tưởng vào khả năng của chính mình. Thậm chí, bạn cũng nên đặt ra giới hạn thời gian nhỏ hơn với những quyết định không quan trọng lắm. Chẳng hạn, bạn không nên luẩn quẩn, mất thời gian với những quyết định kiểu như “tôi sẽ tập thể dục”, “tôi sẽ gọi điện thoại”, “tôi sẽ thử món này hay cái gì đó” khi cảm thấy có chút ngáng
  3. trở bên trong. Trong những trường hợp này, tôi sẽ quyết định ngay khi nghĩ tới nó trong vài giây và bắt đầu hành động. Nếu bạn cứ chờ đợi, dù chỉ trong một hay vài phút thôi, cũng đã đủ tạo nên nghi ngờ và những bào chữa không cần thiết, và chúng sẽ kéo ì bạn lại. Lực cản tinh thần trong tâm lý, vốn có thể trở thành áp lực khá lớn trong suốt nhiều ngày hoặc nhiều tuần, sẽ được giảm bớt đi nếu bạn làm theo cách này.
nguon tai.lieu . vn