Xem mẫu

  1. KỸ NĂNG TƯ DUY PHÊ PHÁN Tư duy phê phán (critical thinking) là quá trình vận dụng tích cực trí tuệ vào việc phân tích, tổng hợp, đánh giá sự việc, xu hướng, ý tưởng, giả thuyết từ sự quan sát, kinh nghiệm, chứng cứ, thông tin, và lý lẽ nhằm mục đích xác định đúng - sai, tốt - xấu, hay - dở, hợp lý - không hợp lý, nên - không nên, và rút ra quyết định, cách ứng xử của mỗi cá nhân. Tư duy phê phán là nền tảng để phát triển tư duy độc lập, yếu tố không thể thiếu của sự thành đạt, khi con người thường xuyên đối diện với những vấn đề đa dạng phải giải quyết trong cuộc sống. Tư duy phê phán là bước đi thiết yếu dẫn đến tư duy sáng tạo. Phê phán khách quan giúp ta có một cái nhìn tích cực tránh cái sai, xấu, lỗi thời và hướng đến cái mới tốt hơn, hoàn hảo hơn, có ích hơn trên con đường không ngừng sáng tạo. Tư duy phê phán vận dụng cách nghĩ và lập luận logic với các kỹ năng như phân loại, so sánh, phân tích trình tự, nguyên nhân tác động, mô hình, theo phép diễn dịch, quy nạp, loại suy, tổng hợp, dự đoán, lập giả thuyết, đánh giá, ra quyết định, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề. Tư duy phê phán là thuộc tính của những người thành đạt và các nhà khoa học. Các nhà hiền triết xưa đã rất chú trọng việc dạy kỹ năng phê phán cho người học. Phương pháp dạy của SOCRATES (469 – 399B.C. thầy của Plato, Aristotle) dựa trên cơ sở : -Sử dụng hệ thống câu hỏi để thẩm tra biện chứng, thông qua kiểm tra chéo để phát hiện các mâu thuẩn, sự không nhất quán của sự việc.
  2. -Dạy bằng cách nêu câu hỏi theo các tiêu chí: sáng tỏ, độ tin cậy, sự đúng đắng, độ chính xác, hợp lý, không thiên vị. -Phương pháp Socrates là cốt lõi của tư duy phê phán. SOCRATES, PLATO yêu cầu người học phải suy nghĩ, tự tìm kiếm thông tin cho mình, tìm tòi những ý tưởng mới và tranh luận trong môi trường học tập. Đáng tiếc là quan điểm giáo dục, hay nói cách khác là triết lý giáo dục, nặng về truyền đạt, nhồi nhét kiến thức và có phần áp đặt, theo mẫu, thiếu phát huy suy nghĩ độc lập ở nước ta hiện nay, lại trái ngược với phương pháp giáo dục rất khoa học đã có từ hơn hai thiên niên kỷ trước của Socrates. Trí tuệ lý trí (phụ thuộc chủ yếu vào chức năng của bán cầu não trái) không liên quan nhiều đến trí tuệ cảm xúc (phụ thuộc chủ yếu vào chức năng của bán cầu não phải). Người thông minh nhất có khi lại phó mặc cho cảm xúc kiểm soát h ành động của mình, dẫn đến những tình thế bất lợi. Trí tuệ xúc cảm là xung lực chủ yếu có ảnh hưởng sâu sắc tới tất cả năng lực khác bằng cách kích thích hay ức chế chúng, nhờ đó, con người có thể ứng phó linh hoạt, biết cách làm chủ cảm xúc của bản thân và cả cảm xúc của những người khác. Sức mạnh của trí tuệ cảm xúc là công cụ hữu hiệu khơi dậy những cảm xúc tích cực, đồng thời triệt tiêu các cảm xúc tiêu cực. Trí tuệ cảm xúc giúp các cuộc đàm phán sẽ diễn ra trong bầu không khí thoải mái hơn, thuận lợi hơn và hiệu quả hơn, giúp giải quyết ổn thỏa mọi cuộc đàm phán dù là khó khăn, bất kể xuất phát từ nguyên nhân nào như sự thiếu tinh thần cộng tác của đồng nghiệp hay những trục trặc nảy sinh từ phía người thân. Chỉ số EQ mới thật sự là yếu tố quyết định sự thành công trong cuộc sống. Người có trí tuệ cảm xúc thấp sẽ không tạo được những mối quan hệ hợp tác tốt với đồng nghiệp, với đối tác, khách hàng và ngay cả trong quan hệ gia đình, nên
  3. hiệu quả công việc kém. Trí tuệ cảm xúc là một trong những kỹ năng quan trọng cần có và có thể rèn luyện để nâng cao từng bước trong cuộc đời từ tuổi thơ. Ngày nay người ta cho rằng: “với IQ người ta tuyển bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạc bạn”. Vì vậy những người thành đạt nhất không phải là những người có IQ cao nhất.
nguon tai.lieu . vn