Xem mẫu

  1. KỸ NĂNG DỰ PHỎNG VẤN XIN VIỆC LÀM Cần chuẩn bị gì trước khi dự phỏng vấn? Tìm kiếm đầy đủ thông tin trên trang web của các công ty trước khi quyết định đi phỏng vấn. Người phỏng vấn luôn quan tâm liệu bạn có biêt gì về công ty và sản phẩm của họ không. Nghiên cứu về công việc dự tuyển trong thông báo tuyển dụng, gọi điện hoặc email trực tiếp để hỏi nội dung cụ thể. Đọc kỹ h ướng dẫn của nhà tuyển dụng nếu muốn họ đọc tới hồ sơ của mình. Tìm hiểu về quá trình tuyển dụng: Hỏi phòng nhân sự xem bạn sẽ phải trải qua 1 hay nhiều vòng phỏng vấn, nhà tuyển dụng (NTD) tìm kiếm điều gì ở ứng viên? Có cần phải trải qua một vòng thi trắc nghiệm, bài thi viết hay không? Thông tin càng rõ ràng bao nhiêu, bạn càng chuẩn bị tốt hơn bấy nhiêu. Biết được điều mà NTD chờ đợi ở ứng viên sẽ giúp bạn thể hiện tốt nhất trong buổi phỏng vấn và chứng tỏ bạn là ứng viên xuất sắc cho vị trí tuyển dụng. . Nghiên cứu về tổ chức và văn hóa của công ty:Tìm hiểu thông qua phòng nhân sự và những nhân viên đang làm việc tại cơ quan về những quy tắc ứng xử, những quy tắc đang được áp dụng cho tất cả mọi người trong cơ quan. Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ có “cảm tình” với những ứng viên đã tìm hiểu và có khả năng thích ứng với văn hóa của cơ quan, có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp…
  2. Hồ sơ xin việc thích hợp: Nếu chỉ dùng duy nhất một hồ sơ xin việc và gửi tới tất cả các công ty, bạn sẽ khó mà giành được thiện cảm từ NTD. Do vậy, với mỗi công ty, nên chịu khó làm một hồ sơ riêng, trong đó giải thích tại sao bạn muốn làm việc tại vị trí đó và những đóng góp của bạn cho sự phát triển của công ty sau này. Thể hiện tính chuyên nghiệp: Theo khảo sát tại một số công ty thì 86% các nhà tuyển dụng nghĩ rằng các ứng viên nên liên lạc với họ trong vòng 2 tuần kể từ khi gửi hồ sơ đi. Vì vậy, để thể hiện sự chuyên nghiệp, nên gọi điện hay gửi một bức email để xác nhận lại vị trí mà bạn muốn và khả năng làm việc của bạn. Hồ sơ xin viêc: Hồ sơ xin việc có lỗi đánh máy chứng tỏ sự thiếu chuyên nghiệp và không tập trung trong công việc.Trong thị trường cạnh tranh ngày nay, bản lý lịch như một sự quảng cáo, một cơ hội để tiếp thị bản thân với những nhà NTD tiềm năng. Bản sơ yếu lý lịch là bước đầu tiên trong quá trình tuyển dụng cần phải được hoàn thiện (nhiều bản) phù hợp yêu cầu. Viết tên mình ở ngay trên đầu trang sơ yếu lý lịch bằng cỡ chữ to hơn những phần còn lại để nó nổi bật hơn hẳn. Dưới đó, tất cả những gì bạn cần ghi là địa chỉ, e-mail, số điện thoại. Học vấn: Bắt đầu với việc học gần đây nhất - chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp. Ghi thêm bất cứ điều gì mà bạn đã học có liên quan tới công việc mà bạn đang dự tuyển. Thêm vào các luận văn, luận án nghiên cứu hoặc các dự án trong công việc của bạn. Kinh nghiệm làm việc: Các kỹ năng và kỹ xảo mà bạn có thể sử dụng để hoàn thành tất cả các nhiệm vụ, như: Những hiểu biết về phần mềm, khả năng giao tiếp, khả năng thuyết trình, dẫn chương
  3. trình... Nhiều sinh viên đi làm thêm và có những công việc trong kỳ nghỉ hè, dù không có liên quan gì tới công việc mà họ muốn theo đuổi, nhưng cũng thể hiện trách nhiệm và những kỹ năng có được ngoài kinh nghiệm chuyên môn. Ngoại ngữ và các kỹ năng: Bao gồm các “kỹ năng mềm” và bất cứ kỹ năng nghề nghiệp nào chưa xuất hiện ở những phần trước trong bản lý lịch, ví dụ, kỹ năng xử lý thông tin, bằng lái xe, kỹ năng trang trí… Bất cứ chứng chỉ nào bạn có như cấp cứu hay an toàn sức khoẻ chẳng hạn cũng nên được liệt kê trong mục này. Thực hành kỹ năng phỏng vấn: Chuẩn bị sẵn các câu hỏi và trả lời theo dự kiến, thực tập vài lần để bạn cảm thấy tự tin hơn và hiệu quả hơn cho cuộc phỏng vấn thực. Điều tối kỵ là hỏi những câu hỏi vô nghĩa hay nói huyên thuyên.
nguon tai.lieu . vn