Xem mẫu

  1. Khuyến khích bé yêu thích sách Yêu thích sách là bước quan trọng để bé làm quen với chữ cái, con số. Một số nghiên cứu cho thấy, khoảng 2 tuổi, bé có thể nhận biết một số mặt chữ cái. Lên 3 tuổi, bé có thể nhận biết được những chữ cái tạo thành tên của bé. Những gợi ý dưới đây giúp bé yêu thích sách từ sớm: Đọc cho bé những câu chuyện Đọc cho bé là bước đơn giản để bé phát triển ngôn ngữ và kỹ năng tư duy. Ngoài đọc sách, bạn có thể kể lại những câu chuyện đơn giản cho bé nhà bạn. Kể lại câu chuyện hai mẹ con mới đọc từ một cuốn sách là tốt nhất vì nó giúp bé ghi nhớ (vừa kể, bạn vừa hỏi xem bé có nhớ những tình tiết nào trong sách mà mẹ đã đọc không). Các bài hát và giai điệu thân thương Các bài hát, những bài đồng dao hay hát ru với ngôn ngữ trong sáng, giai điệu nhịp nhàng cũng khiến bé thích thú. Bạn có thể mua những quyển sách nhạc thiếu nhi để dạy con hát những bài hát mới. Chỉ vào sách khi đọc sách Khi đọc sách cho con, nên chỉ tay vào những hình ảnh có trong sách vì làm thế sẽ khiến bé quan tâm tới sách hơn. Nên chỉ vào những chi tiết cụ thể, chẳng hạn đám mây, con chim, cánh hoa, lá cây... Nếu bạn đang đọc cho bé về cuốn sách có một con vịt trong đó, nên chỉ tay vào con vịt và hỏi bé: "Con có nhớ nhà ông bà ngoại ở quê cũng nuôi vịt không? Vịt màu gì nhỉ?". Khi bé lớn hơn, bạn có thể chỉ tay vào chữ cái nào đó, chẳng hạn: "Đây là chữ A, giống chữ cái tạo thành tên của con này, tên con là An".
  2. Bồi dưỡng tình yêu sách Nếu bạn đang đọc sách hoặc hát cho bé bằng thái độ vui vẻ, hạnh phúc thì bé cũng sẽ "lây" niềm vui yêu sách từ mẹ. Nhớ là luôn kết hợp tình yêu sách và phát triển ngôn ngữ cho bé qua sách. Lặp lại Các bé học hỏi bằng cách lặp đi lặp lại và khi đọc sách, bạn cần đọc cho bé nghe một cuốn với nhiều lần. Thay đổi các loại sách Khi mua sách cho con, bạn cần chọn một loạt các câu chuyện khác nhau, chẳng hạn thơ, sách về động vật, sách về những câu chuyện cổ tích... Tạo giờ đọc sách vui vẻ Điều quan trọng là không nên gây căng thẳng cho con mỗi khi đọc sách. Nên tạo cho bé không khí vui vẻ vào mỗi buổi đọc sách hàng ngày. Sử dụng đồ chơi để minh họa khi đọc cũng là cách gây hứng thú cho bé; chẳng hạn, khi đọc sách về cá sấu, bạn có thể dùng một con cá sấu nhựa để minh họa cho bé. Nên đọc ít nhưng duy trì thói quen đọc hàng ngày. Khi bé chán thì nên tạm ngừng lại và tiếp tục đọc sách cho con vào ngày hôm sau. Đó là khoảng thời gian bạn tách mình ra khỏi những toan tính công việc, những lo âu, stress... và chỉ dành sự chú ý cho một thiên thần bé bỏng - người có thể dạy cho bạn cách thư giãn, cảm nhận tình yêu thương... Thông qua các trò chơi, bạn hiểu được tính cách của con mình và khả năng của trẻ trong mỗi giai đoạn. Trẻ thường bộc lộ rõ hơn bản thân cho cha mẹ thấy qua các trò chơi. Thông qua việc chơi cùng nhau, mối quan hệ của cha mẹ và con cái ngày càng được thắt chặt hơn. Thời gian chơi với con giúp cha mẹ
  3. đặt mình vào vị trí của trẻ, hiểu được cái nhìn và cách suy nghĩ của trẻ.
nguon tai.lieu . vn