Xem mẫu

  1. Khoán việc cho bên ngoài Bạn có cho rằng người nhận khoán công việc của bạn nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn không? Trường hợp của tôi thì có và đó hoàn toàn là lỗi của tôi. Năm ngoái vợ chồng tôi có khoán việc chăm sóc mảnh sân sau cho một người làm vườn tại địa phương. Chúng tôi thỏa thuận rằng người này sẽ xén cỏ, diệt cỏ dại, quét các lối đi và gom lá rụng lại. Chúng tôi cũng đã thỏa thuận tiền công và tin rằng sân sau của chúng tôi sẽ được chăm sóc chu đáo. Không may là người làm vườn này lại khoán phần lớn công việc cho một người thầu phụ khác. Người thầu này lại khoán việc cắt cỏ cho những người xén cỏ khác. Rõ ràng là một vài thông tin về việc chăm sóc sân cỏ đã không được truyền đạt lại một cách thấu đáo cho người thầu phụ. Các chi tiết cụ thể chắc chắn đã chẳng đến tai những người xén cỏ. Họ đã không nhận ra ranh giới của sân cỏ và bỏ qua không xén một phần sân. Chúng tôi lâm vào tình thế khó xử: Nếu muốn công việc được làm khác đi, chúng tôi phải tiếp xúc với ai? Chẳng có cách tiếp cận nào tốt cả. Những thỏa thuận với người làm vườn hiếm khi được truyền đạt trọn vẹn đến người xén cỏ. Thông thường phải mất nhiều tuần lễ để nói chuyện trực tiếp với người xén cỏ vì anh ta có lịch làm việc thất thường hiếm khi trùng với thời biểu của chúng tôi. Hơn nữa, anh ta lại chi nhận được hướng dẫn từ người trung gian mà chúng tôi chẳng bao giờ gặp mặt. Cơn ác mộng về khoán việc cho lao động bên ngoài nghe có quen tai bạn không? Hiện nay các doanh nghiệp công nghệ thông tin mua nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn là tạo ra chứng. Mọi người đều đồng ý rằng khoán việc cho
  2. lao động bên ngoài là cần thiết, những liệu chúng ta có quản lý tốt được quy trình làm việc của họ không? Dưới đây là một số gợi ý để tránh gặp phải những trường hợp tương tự như tôi đã gặp. Thảo một bản hợp đồng rõ ràng Có thể bạn không cam được bên nhận khoán được sử dụng các nguồn lực khác, nhưng hợp đồng của bạn nên mô tả rõ ràng công việc, thời gian, mức độ dịch vụ và tiền công. Bên khoán việc có thể dễ dàng truyền đạt lại thông tin này (và trách nhiệm kèm theo) đến những nhà thầu phụ có liên quan. Hãy nhớ rằng bất kỳ điều gì được đồng ý miệng đều có thể bị bỏ sót trong những thỏa thuận, thường là không rõ ràng, sau đó với các nhà thầu phụ. Duy trì việc kiểm soát đầy đủ Một số nhà quản lý tin rằng họ có thể khoán một phần lớn công việc về công nghệ thông tin cho bên ngoài và không phải sử dụng đến tất cả những nhân viên có liên quan. Kinh nghiệm cho thấy phải tốn thêm một khoản tiền bằng 10% hay 20% giá trị của hợp đồng (có thể ít hơn cho hạ tầng cơ sở và nhiều hơn cho việc phát triển và bảo trì các ứng dụng) để kiểm tra và quản lý bên được khoán việc. Đây không phải là một công việc mà bạn có thể thực hiện gián tiếp. Thường xuyên gặp bên được khoán việc Để khoán việc thành công cần có các cuộc gặp gỡ định kỳ giữa hai bên để kiểm tra tiến độ, thảo luận các vấn đề và lên kế hoạch sửa sai. Bạn cũng nên tận dụng các cuộc gặp này để tuyên dương các công việc đã hoàn thành xuất
  3. sắc và những gì đang được thực hiện tốt. Chúng tôi đã không làm việc này khi khoán việc chăm sóc sân sau của mình và chúng tôi đã phải trả giá. Quy định rõ các tiêu chuẩn Xây dựng các mục tiêu rõ ràng cho công việc được khoán, chuyển các mục tiêu này thành những tiêu chuẩn cụ thể, và đưa chúng vào bản hợp đồng. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn này, nếu không chúng sẽ trở nên vô ích. Thiết lập các mối quan hệ đa cấp Bộ phận quản lý cấp cao của bên được khoản việc thì có quyền quyết định nhưng lại nhận được thông tin hằng ngày một cách hạn chế và đôi khi không chính xác. Những người trực tiếp thực hiện công việc thì có nhiều thông tin thích hợp nhưng lại không có quyền thay đổi. Bộ phận quản lý cấp trung thì có nhiều nguồn dữ liệu và quyền hạn ở các cấp độ khác nhau. Vì thế, cần thiết lập mối quan hệ làm việc với bên được khoán việc ở nhiều cấp độ để đạt được hiệu quả công việc cao nhất. Trong trường hợp của chúng tôi, người làm vườn đã đi quá xa so với công việc, những người xén cỏ thì có ít khả năng tự quyết định, và người trưng gian thì chẳng thấy tăm hơi ở đâu. Định rõ vai trò Mỗi người liên quan với bên được khoán việc cần có trách nhiệm cụ thể. Ai có quyền thay đổi? Ai chịu trách nhiệm truyền đạt? Vợ chồng chúng tôi đã không định rõ trách nhiệm và rút ra bài học cay đắng là nếu không làm tốt việc này, nhiều thông tin có thể bị truyền đạt sai lạc hay nhầm lẫn. Vì vậy,
  4. hãy có biện pháp để tránh việc truyền đạt những thông tin trái ngược giữa các phòng ban trong công ty. Về mặt tình cảm, khoán việc cho lao động bên ngoài cũng có nghĩa là "xa mặt, cách lòng". Mặc dù việc chăm sóc sân sau là chuyện vặt vãnh nhưng sai lầm của chúng tôi trong việc quản lý người làm ườn cũng tương tự như cách mà nhiều khách hàng của chúng tôi đã quản lý không hiệu quả bên mà họ khoán việc. Sai lầm đó được thể hiện qua các yêu cầu công việc mơ hồ, việc truyền đạt kém hiệu quả và sự quan tâm không đầy đủ đến công tác quản lý. Để tăng cường hiệu quả của việc khoán việc cho bên ngoài, bạn cần dành thời gian và các nguồn lực cần thiết để quản lý tốt bên được khoán việc. Hãy đưa ra các yêu cầu rõ ràng, xây dựng các tiêu chuẩn cụ thể, thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện công việc và truyền đạt thông tin một cách có hiệu quả. Bất cứ công việc nào được khoán cho bên ngoài cũng đòi hỏi phải chú trọng đến quản lý. Quản lý không hiệu quả sẽ đưa đến những hậu quả ngoài ý muốn.
nguon tai.lieu . vn