Xem mẫu

  1. Khi thu nhập vợ - chồng không cân xứng... Những khác biệt về tiền lương và cách thức quản lý tiền bạc đôi khi trở thành nguyên nhân gây ra mâu thuẫn trong đời sống vợ chồng. Những lời khuyên dưới đây có thể “cứu nguy” cho bạn Khi bạn đời thu nhập cao hơn Trong các gia đình mà hai vợ chồng đều đi làm, phần lớn vẫn có sự chênh lệch về thu nhập. Nếu người ấy có thu nhập cao hơn, bạn đừng lấy thế làm tự ti hay buồn phiền. Bạn không thể mời anh/ cô ấy đến các nhà hàng sang trọng? Lời khuyên là, thay vì chọn những nhà hàng đắt đỏ, hãy cùng bạn đời đến ăn tối ở một nơi khác giản dị hơn nhưng không kém phần ấm cúng. Bạn cũng có thể tự tay nấu những món ăn ngon và cùng thưởng thức với vợ/chồng mình trong ánh nến lung linh. Bạn là “chủ lực” Nếu bạn ở vào hoàn cảnh ngược lại, tức là có thu nhập cap hơn bạn đời, tốt nhất trong sinh hoạt hằng ngày không nên đưa vấn đề thu nhập của hai người ra so sánh. Hãy chứng minh cho cô/ anh ấy biết rằng, họ luôn giữ một vị trí quan trọng trong gia đình và trong trái tim của bạn.
  2. Bạn có thể tổ chức những kì nghỉ cuối tuần thật đặc biệt cho gia đình, hay tặng “nửa kia” những món quà nho nhỏ mà họ thích. Một điều tuyệt đối nên nhớ là, bạn không cần xin lỗi khi mình kiếm được nhiều tiền hơn. Tiền bạc không mua được hạnh phúc, nhưng nó cũng chẳng làm gì nên tội. Quản lý và chi tiêu Ngoài sự chênh lệch về thu nhập giữa hai vợ chồng, cách chi tiêu và quản lý tiền bạc cũng là một vấn đề không hề đơn giản. Thông thường, phụ nữ sẽ là người vun vén, quản lý chi tiêu. Tuy nhiên, sự phân công này đôi khi có những hạn chế nhất định (nhất là khi người vợ có tính hoang phí). Tốt nhất với những gia đình cả hai vợ chồng cùng đi làm là, mỗi người hãy tự chủ trong chi tiêu cá nhân. Các bạn sẽ có một khoản tiêu chung (tuỳ theo thoả thuận) để giải quyết các vấn đề tài chính của gia đình. Hai người cần tin tưởng lẫn nhau và có tiếng nói chung trong vấn đề này. Hãy nhớ, tình yêu chân thành khó có thể mua được bằng tiền bạc. Và chỉ có tình yêu chân thành, niềm cảm thông, sẻ chia mới đem lại hạnh phúc. - Thà im lặng còn hơn nói sai: “Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy”. Nếu bạn nói sai, bạn sẽ rất ít có cơ hội sửa chữa sai lầm bởi ấn tượng xấu thường khó quên. - Nếu chưa nắm chắc, hãy tìm hiểu cặn kẽ: Bạn buộc phải nói về một vấn đề mà mình chưa hiểu rõ, hãy tìm hiểu cặn kẽ, tham vấn ý kiến của chuyên gia trước khi phát biểu.
  3. - Việc yêu cầu cấp dưới báo cáo: Điều này chỉ nên làm với mục đích kiểm tra thông tin chứ không nhằm nắm bắt được thông tin. Bởi nếu phải chờ cấp dưới báo cáo bạn mới hiểu được công việc thì bạn là người hời hợt, thiếu sâu sát. - Kịp thời đưa ra các ý kiến chỉ đạo: Điều này giúp nhân viên giải quyết các tình huống phát sinh một cách hiệu quả, tạo sự tin cậy nơi nhân viên. - Không gây cảm giác nặng nề: Phải làm sao để nhân viên luôn mong chờ sự có mặt của bạn. - Phải biết lắng nghe: Đây là nghệ thuật lãnh đạo. Đừng bao giờ viện lý do để từ chối yêu cầu được bày tỏ của nhân viên. Nếu không, chính bạn sẽ tự đánh mất tình cảm, cơ hội để tiếp cận nhiều nguồn thông tin quý. - Những lời khen: Sẽ không bao giờ thừa nếu nhân viên được khen đúng lúc, đúng nơi.
nguon tai.lieu . vn