Xem mẫu

  1. Khi công việc mới không như bạn mong muốn Bạn nghĩ rằng bạn đã giành được công việc mơ ước. Nhưng mọi chuyện tiếp theo không như bạn tưởng tượng: Vị trí đó không đáp ứng được mong đợi của bạn, nhưng bạn không thể từ bỏ nó. Vậy bạn sẽ làm gì để thoát khỏi tình trạng này? Trước hết, để bắt đầu, bạn hãy cố gắng hiểu những lý do dẫn đến sự thất vọng của mình bằng cách đặt ra những câu hỏi. Bạn đã làm những gì để có được công việc mới này và tại sao bạn lạ không thể thích nghi được với nó? Có phải bạn đã quá ngại đặt câu hỏi để biết cụ thể về công việc khi phỏng vấn hay vì bạn là người mới tốt nghiệp?... Sau đó, hãy thử phân tích chính xác hơn những gì bạn không thích trong công việc hiện tại: Nhiệm vụ, không khí, quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp... Việc hiểu “tại sao” sẽ giúp bạn tránh những sai lầm tương tự trong tương lai. Bước tiếp theo, bạn hãy tìm kiếm để có một cuộc phỏng vấn thực sự với nhà tuyển dụng hoặc người phụ trách nhân sự của Cty. Việc thiết lập mối quan hệ minh bạch với người phỏng vấn sẽ cho bạn những sự lựa chọn tốt. Hãy trung thực với họ về mối quan tâm và mong đợi của bạn trong công việc: Bạn không được chào đón như bạn tưởng tượng? Có lẽ bạn đến trong tình trạng quá tải... Bạn cũng nên dành thời gian để suy nghĩ kỹ mọi chuyện. Một công việc mới sẽ cần những kỹ năng mới, những mối quan hệ với đồng nghiệp mới và một môi trường văn hóa doanh nghiệp. Một công việc mới luôn luôn đòi hỏi một giai đoạn điều chỉnh. Do đó, bạn cần có sự “dừng lại” và quan sát. Nhà tuyển dụng có thể chấp nhận giai đoạn
  2. điều chỉnh này của bạn, nhưng nên nhớ đừng kéo dài nó quá lâu, nếu không mọi chuyện sẽ vượt quá tầm kiểm soát của bạn. Đến đây, nếu bạn vẫn thấy đây không phải là công việc dành cho mình, bạn hãy nghĩ đến quyết định nghỉ việc yếu tố liên quan bởi làm lại từ đầu không phải là điều dễ dàng. Và bạn lại tiếp tục tìm kiếm công việc mới, tiếp cận nhà tuyển dụng, xây dựng kỹ năng mới... Hãy chủ động để mọi thứ trong tầm tay của mình! Kiến thức về kinh doanh: để quyết định thành lập một công ty dù là nhỏ, bạn cần có những kiến thức cơ bản về kinh doanh. Ngoài ra, theo bà Tamara Monosoff, tác giả cuốn Secrets of Millionaire Moms (tạm dịch: Bí mật của các bà mẹ triệu phú), bạn cần có ý tưởng và phải chuẩn bị từng bước đi để thực hiện ý tưởng đó. Kế hoạch về thuế: trước khi bắt đầu kinh doanh tại nhà bạn nên tham gia các khóa học về lập kế hoạch thuế cơ bản hoặc tham khảo ý kiến những người đi trước bằng cách tham gia vào hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ... Kỹ năng PR và tiếp thị: dù kinh doanh ngành nghề gì bạn cũng cần biết cách thúc đẩy và phát triển dịch vụ của mình. Bạn nên tham gia những khóa học dài hạn hoặc ngắn hạn về PR để giao tiếp hiệu quả với khách hàng, tạo hình tượng chuyên nghiệp trước công chúng. Thương mại điện tử: theo Gene Fairbrother, cố vấn hàng đầu cho hiệp hội các doanh nghiệp, khi có ý định tự mở doanh nghiệp bạn cần có một trang web cho công ty. Để quản lý và khai thác hiệu quả trang web, bạn có thể tham gia những khóa học về thương mại điện tử (có thể học trực tuyến qua mạng) tại một số trường ĐH nổi tiếng.
  3. Quản lý dự án: để kinh doanh tại nhà hiệu quả, bạn phải là người làm việc có tổ chức, có qui tắc và biết việc nào cần được ưu tiên trước.
nguon tai.lieu . vn