Xem mẫu

  1. Khi buổi phỏng vấn không đơn thuần là phỏng vấn Để bắt đầu một công việc mới, ứng viên phải đối mặt với những cuộc phỏng vấn căng thẳng. Tuy nhiên, thông qua những câu hỏi tình huống hay gây sốc, bạn có thể chứng minh được năng lực của mình. Điều quan trọng là bạn cần tự tin và trung thực. Bài 1: Phỏng vấn tình huống Trong một cuộc phỏng vấn truyền thống, bạn sẽ gặp những câu hỏi rất đặc trưng như: Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì? Bạn đã đối mặt với những thách thức nào? Cách bạn đã giải quyết vấn đề đó ra sao?... Nhưng với buổi phỏng vấn mang tính tình huống, nhà tuyển dụng sẽ quyết định người họ đang tìm kiếm cần những kỹ năng nào, qua đó đưa ra những câu hỏi để tìm được những ứng viên thích hợp. Phỏng vấn tình huống là gì?
  2. Đây là cách nhà tuyển dụng chọn người thích hợp nhất dựa vào việc khám phá những phản ứng, cách thể hiện của ứng viên trong từng trường hợp cụ thể có liên quan đến vị trí, công việc đang tuyển dụng. Logic ở đây là cách hành động của bạn ở thì quá khứ phản ánh bạn sẽ thể hiện như thế nào ở thì tương lai. Người phỏng vấn muốn tìm hiểu cách bạn đã giải quyết một vấn đề, khó khăn, thay vì tìm hiểu bạn có thể làm gì trong tương lai. Những câu hỏi thường gặp trong buổi phỏng vấn tình huống. - Hãy kể một trường hợp anh đã dùng logic giải quyết vấn đề. - Hãy đưa ra một mục tiêu anh đã đạt được. Anh có thể cho tôi biết con đường đã dẫn anh tới thành công đó? - Đã bao giờ anh đưa ra một quyết định mà hầu hết mọi người không đồng tình? Anh đã làm thế nào để tiếp tục thực hiện quyết định của mình? - Anh đã bao giờ làm việc vượt quá quyền hạn hay trách nhiệm của mình chưa? Anh có thể nói về trường hợp đó rõ hơn không?
  3. - Anh đã giải quyết thế nào khi kế hoạch làm việc của mình bị xáo trộn hay gián đoạn? - Đã khi nào anh phải thuyết phục một nhóm đồng nghiệp triển khai công việc mà họ không hứng thú? Anh đã dàn xếp vấn đề này như thế nào? - Có khi nào anh gặp rắc rối hay mâu thuẫn với đồng nghiệp? Cách anh giải quyết tình huống này? - Cách anh đã áp dụng để có thể làm việc hiệu quả dưới áp lực?... Cách chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn tình huống Điều quan trọng là hãy hiểu rằng bạn không thể biết cuộc phỏng vấn của mình diễn ra theo cách nào, trừ khi đang ngồi trong phòng phỏng vấn. Vì vậy, hãy chuẩn bị câu trả lời dành cho những câu hỏi truyền thống. Và bởi bạn không biết đích xác mình sẽ được hỏi gì nếu chẳng may có những câu hỏi tình huống, hãy sàng lọc trí nhớ và cân nhắc đến một số trường hợp đặc biệt nhất, đáng nhớ nhất về vấn đề hay công việc bạn đã
  4. đối mặt và cách bạn giải quyết, hay những việc bạn đang đảm nhận thực thi. Những dẫn chứng này sẽ cứu bạn khi cần thiết, giúp bạn phản ứng nhanh với những câu hỏi bất ngờ. Đối với phỏng vấn tình huống, những minh hoạ này sẽ mang rất nhiều ý nghĩa. Cuối cùng, hãy xem lại bản mô tả công việc (hãy cố gắng có tài liệu này) hoặc chí ít cũng là bản thông báo tuyển dụng. Có thể qua chúng bạn sẽ đúc kết được những yêu cầu, kỹ năng hay thậm chí cả tính cách mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm cho vị trí tuyển dụng. Những câu hỏi trong buổi phỏng vấn tình huống rất chi tiết nên nó đòi hỏi câu trả lời chi tiết và cụ thể. Trong suốt buổi phỏng vấn, nếu bạn không chắc chắn về cách trả lời, hãy đề nghị người phỏng vấn sàng lọc. Sau đó, cần chắc chắn câu trả lời của mình hội tụ đủ những yếu tố: - Hoàn cảnh, tình huống cụ thể. - Hành động, cách thể hiện của bạn.
  5. - Kết quả và những tác động. Hãy tự nhủ ở đây không có câu trả lời nào đúng hay sai cả. Nhà tuyển dụng chỉ đang cố khám phá, tìm hiểu cách phản ứng của ứng viên trong một hoàn cảnh nhất định mà thôi. Sự thể hiện của bạn sẽ là chìa khoá xác định sự tương thích giữa những gì bạn đang có và người họ đang tìm. Vì vậy, hãy lắng nghe cẩn thận và quan trọng nhất là phải trung thực.
nguon tai.lieu . vn