Xem mẫu

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮA CẤU HÌNH MỐNG MẮT
VÀ GÓC TIỀN PHÒNG HẸP
Lê Minh Tuấn*, Nguyễn Thị Thanh Trúc*

TÓMTẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát mối liên quan giữa cấu hình mống mắt với góc tiền phòng hẹp ở
những bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang, mô tả, có nhóm chứng ở 94 bệnh nhân ≥ 40
tuổi đến khám tại bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 6/1012 đến tháng 6/2013. Các bệnh
nhân này sẽ được soi góc tiền phòng và phân độ theo Shaffer để chia thành hai nhóm: nhóm góc hẹp gồm 47
bệnh nhân có góc tiền phòng hẹp độ 2 trở xuống ở ít nhất 2 góc phần tư và nhóm chứng gồm 47 bệnh nhân
có góc góc tiền phòng rộng độ 3, 4 ở ít nhất 3 góc phần tư. Những bệnh nhân này sẽ được chụp OCT phần
trước nhãn cầu để đánh giá các thông số về phần trước nhãn cầu và đánh giá độ dày mống mắt, độ cong
mống mắt.
Kết quả: Thông số độ dày mống mắt giữa nhóm góc hẹp/nhóm chứng ở các vị trí cách cựa củng mạc
500µm (IT500) là 314,06 ± 53,37µm / 289,04 ± 63,83µm, ở cách cựa củng mạc 750µm (IT750) là 355,69 ±
55,60µm / 324,63 ± 76,01µm, ở cách cựa củng mạc 2000µm (IT2000) là 407,80 ± 57,45µm / 380,59 ±
61,50µm và độ cong mống mắt (ICurv) là 315,69 ± 55,98µm / 264,84 ± 55,64µm (p < 0,05). Độ nhạy của
IT500, IT750, IT2000, ICurv đối với việc tầm soát góc tiền phòng hẹp lần lượt là 72,34%, 70,21%, 68,09%
và 78,72%. Độ đặc hiệu của IT500, IT750, IT2000, ICurv trong việc chẩn đoán góc tiền phòng hẹp lần lượt
là 53,19%, 51,06%, 59,57% và 55,32%.
Kết luận: Độ cong mống mắt là yếu tố có liên quan nhiều với tình trạng góc tiền phòng hẹp và mống
mắt càng cong thì nguy cơ đóng góc càng cao.
Từ khóa: AS-OCT, góc tiền phòng hẹp, độ dày mống mắt, độ cong mống mắt

ABSTRACT
THE ASSOCIATION BETWEEN IRIS PARAMETERS
AND NARROW ANTERIOR CHAMBER ANGLE
Le Minh Tuan*, Nguyen Thi Thanh Truc
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 - 2014: 70 -76
Objective: To evaluate the association between iris parameters and narrow anterior chamber angle on
subjects older than 40 years old.
Method: Cross-sectional study. 94 subjects more than 40 years old went to Eye Hospital of HCM city were
evaluated the status of the anterior chamber angle by gonioscopy and divided into 2 groups: group 1 include 47
subjects having narrow anterior angle in at least 2 quarters and group 2 include 47 subjects having open anterior
chamber angle in at least 3 quarters. Then, they all underwent AS-OCT imaging and their anterior chamber
parameters, iris thickness and iris curvature will be calculated.
Results: Iris thickness at 500µm, 750µm, 2000µm from the scleral spur and iris curvature of group 1/ group

* Bộ môn Mắt, ĐHYD TP.HCM.
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thị Thanh Trúc

70

ĐT: 0906456462 Email: nguyenthanhtruc86@yahoo.com.vn

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Nghiên cứu Y học

2 were 314.06 ± 53.37µm / 289.04 ± 63.83µm (IT500), 355.69 ± 55.60µm / 324.63 ± 76.01µm (IT750), 407.80 ±
57.45µm / 380.59 ± 61.50µm (IT2000) and 315.69 ± 55.98µm / 264.84 ± 55.64µm (ICurv) (p 0,05).
Độ sâu tiền phòng trung tâm trung bình của
mẫu nghiên cứu là 2,61 ± 0,44mm (từ 1,55 đến
3,98mm). Nhóm góc hẹp có tiền phòng nông hơn
so với nhóm chứng (2,34±0,33mm ở nhóm góc
hẹp và 2,89 ± 0,33mm ở nhóm chứng, p < 0,001).
Trong cả 2 nhóm, nữ giới đều có tiền phòng
nông hơn so với nam giới (2,30 ± 0,32mm so với
2,59 ± 0,31mm ở nhóm góc hẹp và 2,83 ± 0,33mm
so với 3,06 ± 0,29mm ở nhóm chứng, p < 0,05).
Độ sâu tiền phòng cũng giảm dần sau mỗi 10
năm. Tương quan giữa độ sâu tiền phòng và độ
mở góc tiền phòng là tương quan thuận, ở mức
độ cao với hệ số tương quan R = 0,74, p < 0,001
(tương quan Spearman).
Độ phồng của mặt trước thể thủy tinh trung
bình của mẫu nghiên cứu là 388,40 ± 323,50µm
(từ -250 đến 1120µm). Độ phồng của mặt trước
thể thủy tinh của nhóm góc hẹp lớn hơn nhiều
so với nhóm chứng (594,89 ± 268,00µm ở nhóm
góc hẹp và 181,91 ± 229,39µm ở nhóm chứng, p <
0,001). Nữ giới có thể thủy tinh phồng ra trước
nhiều hơn so với nam giới, tuy nhiên sự khác
biệt là không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05
(611,71 ± 255,38 µm so với 480,00 ± 347,68 µm ở
nhóm góc hẹp và 196,29 ± 228,24µm so với 140,00
± 237,60µm ở nhóm chứng). Càng lớn tuổi, thể
thủy tinh càng phồng ra trước nhiều hơn. Mối
tương quan giữa độ phồng mặt trước thể thủy
tinh và độ mở góc tiền phòng là tương quan
nghịch ở mức độ cao với hệ số tương quan R = 0,69, p < 0,001 (tương quan Spearman).
Độ mở góc tiền phòng khi khảo sát với các
thông số AOD500, AOD750, TISA500,
TISA750, ARA500 và ARA75 cho thấy nhóm
góc hẹp có độ mở góc tiền phòng thấp hơn so
với nhóm chứng với p < 0,001. So sánh giữa
hai giới và giữa các nhóm tuổi 40 – 49 tuổi, 50
– 59 tuổi và 60 – 69 tuổi, chúng tôi nhận thấy
nữ giới có góc tiền phòng hẹp hơn so với nam
giới, và độ mở góc tiền phòng cũng giảm dần
khi tuổi tăng lên mỗi 10 năm, tuy nhiên sự
khác biệt là không có ý nghĩa thống kê với p >
0,05. Ở cả nhóm góc hẹp và nhóm chứng thì

Mắt

Nghiên cứu Y học

góc phần tư trên là hẹp nhất và góc phần tư
thái dương là rộng nhất.
Độ dày và độ cong của mống mắt ở từng
góc phần tư ở cả 2 nhóm: mống mắt tại các vị
trí cách cựa củng mạc 500µm và 750µm dày
nhất ở góc phần tư trên và mỏng nhất ở góc
phần tư thái dương trong khi ở vị trí cách cựa
củng mạc 2000µm thì mống mắt lại mỏng nhất
ở góc phần tư mũi, dày nhất ở góc phần tư
dưới đối với nhóm góc hẹp và ở góc phần tư
trên đối với nhóm chứng. Mống mắt cong
nhiều nhất ở góc phần tư trên và ít cong nhất
ở góc phần tư thái dương.
Mống mắt của nhóm góc hẹp dày hơn và
cong ra trước nhiều hơn so với nhóm chứng
với p < 0,05 (bảng 1). Ở cả 2 nhóm chúng tôi
đều nhận thấy mống mắt mỏng nhất ở chu
biên (cách cựa củng mạc 500µm) và dày nhất
ở trung tâm gần lỗ đồng tử (cách cựa củng
mạc 2000µm).
Bảng 1: Độ dày trung bình của mống mắt tại các vị
trí cách cựa củng mạc 500µm, 750µm, 2000µm và độ
cong trung bình mống mắt trong từng nhóm.

IT500
IT750
IT2000
ICurv

Trung bình ± độ lệch chuẩn (µm)
Nhóm góc hẹp
Nhóm chứng
314,06 ± 53,37
289,04 ± 63,83
(205,00-432,50)
(192,50 -427,50)
355,69 ± 55,60
324,63 ± 76,01
(235,00-470,00)
(192,50-472,50)
407,80 ± 57,45
380,59 ± 61,50
(372,50-515,00)
(277,50-580,00)
315,69 ± 55,98
264,84 ± 55,64
(137,50-427,50)
(137,50-370,00)

Trị số
p
0,04
0,03
0,03
0,05. Giữa các nhóm tuổi thì độ dày
và độ cong của mống mắt giữa các nhóm
tuổi cũng khác nhau không có ý nghĩa thống
kê với p > 0,05.
Mối liên quan giữa độ dày và độ cong của
mống mắt với góc tiền phòng hẹp được thể
hiện qua các thông số độ nhạy, độ đặc hiệu,
giá trị tiên đoán dương và giá trị tiên đoán âm
với các điểm cắt như trình bày trong bảng 2.

73

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Bảng 2: Mối liên quan giữa độ dày và độ cong của mống mắt với góc tiền phòng hẹp.
Thông số mống mắt
(điểm cắt)
IT500 (>281,25µm)
IT750 (>316,25µm)
IT2000 (>391,25µm)
ICurv (>281,25µm)

Diện tích dưới
đường cong ROC
0,638
0,638
0,665
0,748

Độ nhạy (%)
72,34
70,21
68,09
78,72

BÀNLUẬN
Độ sâu tiền phòng trung tâm thấp được
cho là một yếu tố nguy cơ của góc đóng, do độ
sâu của tiền phòng giảm thì nguy cơ tiếp xúc
giữa mặt sau giác mạc và mặt trước mống mắt
càng cao.Tiền phòng thường nông hơn ở
những người tuổi cao, nữ giới, độ dày thể
thủy tinh cao và người có trục nhãn cầu
ngắn(5). Ở người bình thường, càng lớn tuổi thì
độ sâu tiền phòng trung tâm giảm dần, do thể
thủy tinh dày lên và tăng kích thước, phồng ra
trước(9,14). Ở Việt Nam theo nghiên cứu của
Biện Thị Cẩm Vân(1) thì độ sâu tiền phòng
trung tâm của những người có góc tiền phòng
hẹp là thấp hơn so với nghiên cứu của chúng
tôi. Tuy nhiên, nếu chỉ tính riêng trong nhóm
bệnh nhân có góc tiền phòng hẹp của chúng
tôi thì độ sâu tiền phòng trung tâm là 2,34 ±
0,33mm, tương tự với nghiên cứu của Biện Thị
Cẩm Vân là 2,35 ± 0,33mm. Mối tương quan
giữa độ sâu tiền phòng trung tâm với độ mở
góc tiền phòng là tương quan thuận và ở mức
độ tương quan cao với R=0,74 và p
nguon tai.lieu . vn