Xem mẫu

  1. Khám phá những điều bố mẹ nên học từ con trẻ Thoải mái, hạnh phúc khi là chính mình Vì định kiến xã hội hay những qui chuẩn vô hình nào đó, người lớn chúng ta đôi lúc không dám sống theo sở thích của mình. Trẻ con thì chưa đủ lớn để nhận thức hết những nguyên tắc xã hội ấy. Kết quả là bé rất hồn nhiên mặc bộ đồ ngủ sặc sỡ kết hợp với đôi ủng đi mưa của bố, đội nón cao bồi, tự tin nh ìn vào gương và trầm trồ “Ôi mình trông tuyệt quá!”. Và cứ thế, bé con ùa ra cửa để hoà mình cùng chơi với bạn bè hàng xóm. Chân lý “Hạnh phúc là chính mình” đơn giản đến thế mà người lớn đã mất từ khi nào. quên béng Yêu thích tìm tòi và khám phá cái mới. Trẻ nhỏ rất nhạy cảm trong việc tiếp nhận những sự việc mới trong cuộc sống. Chúng luôn tò mò và tìm hiểu mọi thứ mà chúng chưa biết, luôn miệng hỏi “tại sao?” và “như thế nào?”. Đôi khi những câu hỏi của trẻ làm cho người lớn rối cả lên. Bạn không bao giờ được la mắng bé mà đó là một tính cách đáng học hỏi ở con trẻ. Hãy luôn nhẹ nhàng giải thích cho bé hiểu hoặc để bé tự trải nghiệm để khám phá sau đó mới giảng giải cho bé hiểu hơn. Đó là tính cách mà có lẽ người lớn chúng ta khi lớn lên đã vô tình bỏ qua để có cơ hội học hỏi, tìm tòi cái mới. Hãy luôn khám phá thế giới như một đứa trẻ và bạn sẽ bất ngờ về chính bản thân đấy nhé. mình Lợi làm việc ích khi lập kế hoạch Chúng ta hay than phiền với chồng con chả biết nấu món gì vào các ngày trong tuần. Thấy vậy, bé con thắc mắc hỏi, “Mẹ ơi, sao mẹ không làm thời khoá biểu món ăn giống như thời khoá biểu học tập của con?” Rồi sau đó, hai mẹ con liền
  2. vác cuốn lịch bàn xuống và cùng động não điền tên các món ăn ưa thích của cả nhà (cả những món mới do tôi chợt nghĩ ra nữa) đầy các ngày trong tháng. Quãng thời gian lên kế hoạch món ăn cho những tháng kế tiếp cũng mang lại những phút rất sảng khoái và rộn tiếng cười cho mẹ con tôi. giây Tuy mọi chuyện chỉ xuất phát từ câu hỏi ngây thơ của bé nhưng điều này phần nào giúp tôi nhận ra tầm quan trọng của việc lập kế hoạch cho bất kỳ hoạt động gì. Tôi cũng dần chào tạm biệt thói quen “bạ đâu làm đó” của mình và bạn biết không, tôi thấy rõ hiệu quả công việc đã được cải thiện rõ rệt. Quan tâm và chia sẻ chân thành “Trẻ con không biết nói dối”, đây là câu nói cửa miệng của ông bà ta xưa và cho đến nay vẫn là triết lý bất di bất dịch. Ngay từ khi sinh ra, trẻ nhỏ mang trong mình tính cách chân thành và thật thà nhất, chúng luôn nói thật với mọi điều chúng thấy và cảm nhận. Đây cũng là một điểm đáng học hỏi ở trẻ, tính cách chân thật và biết chia sẻ thẳng thắn với người khác để giúp mọi người cùng phát triển là một điều đáng quý. Chia sẻ chân thành, đúng lúc và đúng cách sẽ giúp xây dựng mối quan hệ bền vững, lâu dài hơn. Hãy luôn mỉm cười như một đứa trẻ Trẻ nhỏ rất dễ nổi giận nếu không đạt đ ược hay giành lấy thứ chúng muốn, chúng sẽ thể hiện rõ nét mặt hoặc cử chỉ không thích một điều gì đó. Nhưng dễ giận thì cũng rất dễ quên, có thể vài giây trước bé đang cau có vì một món đồ chơi nào đó thì thoắt một cái đã tươi cười và quên ngay rồi. Điều này ở người lớn lại hoàn toàn ngược lại, chúng ta đôi khi mang cả đống bực tức hoặc giận dữ từ cơ quan về nhà, trút hết lên những người thân yêu khi vô tình thấy một hành động không vừa ý. Hoặc tệ hơn, chúng ta kiềm hãm và dồn nén những suy nghĩ tiêu cực vào đầu óc, khiến tâm trí nặng nề và bi quan rồi gây ra stress cho chính bản thân mình.
  3. Vậy nên hãy học hỏi bé con nhà bạn, những điều tiêu cực nên được giải quyết đúng lúc và chấm dứt ngay sau đó để rồi thời gian còn lại bạn có thể toàn tâm toàn ý cho những công việc khác và cho chính gia đình mình.
nguon tai.lieu . vn