Xem mẫu

  1. Làm Thế Nào Để Họ Yêu Mến Và Trả Lương Cho Bạn
  2. Chúc mừng! Bạn vừa hoàn tất một CV đầy ấn tượng và một lá thư giới thiệu đầy chăm chút cho công ty mà mình mơ ước, và bạn đã có được một cuộc hẹn phỏng vấn. Thật tuyệt! Bạn đã vượt qua được bước đầu tiên. Bây giờ sẽ là phần thú vị, và thường là gay go nhất trong cuộc săn tìm việc - buổi phỏng vấn. Tại Sao Phải Phỏng Vấn? Tạo được ấn tượng trên hồ sơ là một chuyện. Bằng cấp, kỹ năng và kiến thức dĩ nhiên là quan trọng; Tuy nhiên khả năng liên kết với những người xung quanh, tạo được mối quan hệ, và thể hiện được thái độ tích cực là một câu chuyện hoàn toàn khác. Một số người thậm chí cho rằng buổi phỏng vấn còn quan trọng hơn những gì bạn viết trong đơn xin việc. Tương tự như hẹn hò, dĩ nhiên bạn sẽ không hỏi cưới một người bạn chưa gặp bao giờ, cho dù là người này được giới thiệu rằng sẽ rất hợp với bạn. Để xác định bạn có phù hợp được với một tổ chức không chỉ căn cứ vào quá trình đào tạo mà bạn có, hay là những kinh nghiệm làm việc của bạn trước đây. Những yếu tố khác như tính cách, kỹ năng giao tiếp, hay thậm chí ngoại hình, đều góp phần vào sự phù hợp của bạn với tổ chức. Quá trình phỏng vấn tạo cơ hội cho người phỏng vấn không chỉ kiểm tra về những bằng cấp của bạn mà còn để xem bạn có thể giao tiếp với người khác và thể hiện được thuật đối nhân xử thế hay không. Luôn nhớ rằng, buổi phỏng vấn như là một con đường hai chiều. Hãy nghĩ buổi phỏng vấn là một cuộc trò chuyện mà qua đó bạn thể hiện được những thành tích và kỹ năng của mình, cũng như xác định rằng tổ chức này liệu sẽ phù hợp với bạn. Nói cách khác, bạn nên dùng buổi phỏng vấn để tìm hiểu về tổ chức và đội ngũ mà có thể bạn sẽ tham gia, xem liệu công việc đó có thể làm bạn cảm thấy hăng hái đi làm mỗi buổi sáng hay không. 2
  3. Chào Mừng Đến Với Việc Bán Hàng Buổi phỏng vấn là một quá trình bán hàng liên tục, mà mục tiêu là rao bán được một sản phẩm đầy giá trị - chính bạn. Đừng vượt ra khỏi trạng thái của người bán hàng. Chắc chắn là bạn muốn biết công việc này sẽ trả bao nhiêu, những lợi ích là gì, bao nhiêu ngày nghỉ một năm, và bạn có thể mặc jeans vào thứ sáu được hay không. Nhưng dĩ nhiên cho đến khi “món hàng” này được “bán”, những câu hỏi trên là hoàn toàn không phù hợp. Đừng tự hại cơ hội của mình bằng cách hướng câu chuyện của buổi phỏng vấn về những câu hỏi kiểu “tôi có lợi gì trong chuyện này” trước khi công việc được giao cho bạn. Nếu như bạn không “bán” trước, quá trình phỏng vấn sẽ kết thúc với một trong những lá thư từ chối đầy “hãi hùng”. Hãy nhớ rằng khi quá trình “bán” hoàn tất và công việc được giao cho bạn, sẽ còn rất nhiều thời cơ hội để trả lời các câu hỏi như vậy. Không những vậy lúc này bạn đã có một đòn bẩy để thỏa thuận, vì bạn gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng và họ không thể chờ đến khi bạn tham gia. 3
  4. Google, Google, Google Nếu bạn nghĩ bạn đã làm xong bài tập về nhà, hãy nghĩ lại. Để tạo được một bài phỏng vấn nổi bật so với những ứng viên khác là hoàn toàn nhờ vào nghiên cứu và chuẩn bị. Để khởi đầu, ngay cả trước khi được mời phỏng vấn, quá trình nghiên cứu đã cho bạn một số gợi ý để chỉnh sửa CV, những dẫn chứng, mục tiêu phát triền nghề nghiệp, và cả ngôn ngữ của bạn để phù hợp với tầm nhìn, mục tiêu, giá trị, và văn hóa của tổ chức. Đầu tư thời gian để nghiên cứu về tổ chức, ngay cả khi chỉ là tìm Google về tổ chức hay là về người phỏng vấn, và ngành nghề mà tổ chức này tham gia, sẽ giúp trang bị cho bạn một số thông tin và tạo được ấn tượng đáng nhớ với người phỏng vấn. Chuẩn bị trước ở nhà có thể giúp bạn đạt được: • Gợi ý cho bạn về những gì là quan trọng đối với tổ chức và những hoạt động đang và sắp diễn ra. • Cho phép bạn chuẩn bị cho những câu hỏi về các kỹ năng và trình độ của mình theo hướng mà chúng có liên quan đến tổ chức và công việc của bạn • Bạn có thể tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, các thành viên quản lý của tổ chức. • Bạn có thể đọc về đội ngũ phỏng vấn và tìm được cách tạo được quan hệ và thể hiện được sự quan tâm với đội ngũ và công việc • Bạn có thể nắm bắt về những đối thủ cạnh tranh của tổ chức, cách họ trả lương cho nhân viên, và những thử thách mà cả ngành đang phải đối đầu • Cho bạn thêm khả năng đàm phán khi bạn nhận được công việc Ghi chú: để ý rằng chính những người phỏng vấn cũng sẽ tìm hiểu về bạn. Nên biết về những thông tin nào mà người khác có thể tìm được về bạn thông qua google hoặc những nguồn khác. 4
  5. Ăn Mặc Để Thành Công Một buổi phỏng vấn cũng là cuộc gặp kinh doanh, và bạn chỉ có một cơ hội để tạo được ấn tượng đầu tiên. Cho dù là gặp phỏng vấn ở văn phòng hay một nơi nào khác ví dụ như trung tâm hướng nghiệp ở trường đại học, phòng họp tại khách sạn, hay nhà hàng, bạn nên ăn mặc lịch sự, chỉnh tề. Ngoài ra, ngay cả khi công việc của bạn thuộc về một ngành có môi trường ăn mặc thoải mái, chọn y phục mang tính chuyên nghiệp vẫn tạo ấn tượng tốt và cũng là một cách bày tỏ sự tôn trọng và nhã nhặn đối với người phỏng vấn. Do vậy, hãy chọn lựa cẩn thận tùy theo tình huống, nhưng nên cân nhắc một vài điều sau: • Trang phục cho nam và nữ nên là một bộ vest được may phù hợp • Nam nên sơmi áo trắng, trơn với cà vạt chững chạc • Nữ nên mặc áo sơ mi kín đáo • Đừng sử dụng quá nhiều nước hoa • Giới hạn về lượng trang sức hay những phục trang phụ (đồng hồ, vòng đeo tay...) • Nam nên cạo râu sạch sẽ • Giày nên tạo cảm giác dễ chịu, nhưng vẫn mang phong cách chuyên nghiệp • Đừng mang ba lô “bụi đời” hay cặp xách lộn xộn • Đừng mang theo chai nước của bạn • Đừng hút thuốc hay nhai kẹo 5
  6. Bài Giới Thiệu Nhanh Dành cho tất cả các loại và hình thức của buổi phỏng vấn, bạn nên chuẩn bị một bài “giới thiệu nhanh” để làm bạn nổi bật so với các ứng viên khác. Một bài quảng bá là câu giới thiệu kéo dài 30 giây, trả lời câu hỏi “hãy nói cho chúng tôi về bản thân bạn”. Câu trả lời của bạn nên nhấn mạnh vào các kỹ năng, kinh nghiệm, và tính cách khiến bạn là người phù hợp cho vị trí này, và những điều này sẽ là một điểm cụ thể đáng chú ý cho nhà tuyển dụng. Ví dụ bạn sẽ bắt đầu với sự khẳng định hình ảnh bản thân theo hướng về mặt bằng cấp hay chuyên môn. “Tôi học chuyên ngành kinh doanh, với định hướng tập trung về marketing”. Sau đó, cho thêm những chi tiết khác về bản thân khiến bạn là người phù hợp với công việc. Bài giới thiệu kiểu này cũng là một công cụ hữu hiệu để bạn giới thiệu bản thân mình trong nhiều tình huống giao tiếp. Viết bài giới thiệu này ra, và luyện tập cho tới khi bạn có thể trình bày một cách mạch lạc và tự nhiên. 6
  7. Trả Lời Câu Hỏi Lương Bổng Đáng Sợ Dù là bạn đang phỏng vấn kiểu nào, sớm hay muộn thì lương bổng sẽ được đề cập. Và thường xuyên hơn, chúng sẽ được đề cập trong quá trình ban đầu để loại ra những ứng viên nằm ngoài khoảng lương đề xuất. Đừng tự bắn vào chân mình! Trả lời câu hỏi với một con số là cách hoàn toàn không có lợi. Nếu câu trả lời của bạn quá cao, bạn sẽ bị loại. Còn câu trả lời của bạn quá thấp, đó sẽ là mức lương bạn được nhận. Cách tiếp cận tốt nhất là trả lời rằng mức lương của bạn có thể thỏa thuận. Thể hiện hứng thú của bạn được làm việc cho tổ chức, và nhấn mạnh rằng bạn mong muốn tìm hiểu thêm về vị trí. Đừng để bị thúc ép đưa ra một giá trị con số. 7
  8. Chuẩn Bị Cho Các Loại Phỏng Vấn Khác Nhau Nếu được, tìm hiểu xem hình thức và kiểu phỏng vấn bạn sắp gặp. Điều này sẽ quyết định loại câu hỏi bạn sẽ được hỏi và cho phép bạn chuẩn bị trước những câu trả lời khiến bạn nổi bật so với các ứng viên khác. Có hai loại phỏng vấn mà bạn có thể sẽ gặp trên con đường tìm việc: phỏng vấn truyền thống, phỏng vấn thiên về hành vi, hoặc là phỏng vấn về trường hợp. Một kiểu khác nữa là phỏng vấn hướng về tình huống, kiểu này cũng tương tự như phỏng vấn về hành vi, nhưng phỏng vấn về hành vi tập trung vào những kinh nghiệm trong quá khứ, trong khi phỏng vấn mang tính tình huống hướng về bạn sẽ phản ứng như thế nào khi đối diện với một số tình huống cụ thể. Hầu hết, bạn sẽ gặp đủ yếu tố của các loại phỏng vấn nói trên kết hợp trong một buổi phỏng vấn, bởi vậy, hãy xem qua mỗi loại và cân nhắc một số câu mà bạn có thể được hỏi. 8
  9. Phỏng vấn thông thường (Hay phỏng vấn truyền thống) : Mục tiêu của Phỏng vấn thông thường là để người phỏng vấn tìm hiểu thêm về bạn, tại sao bạn muốn được nhận công việc này, và tại sao họ nên nhận bạn. Những câu hỏi theo Phỏng vấn thông thường có thể bao gồm: • Hãy nói cho tôi nghe về bản thân bạn. • Tại sao bạn muốn làm ở vị trí này? • Bạn cho rằng thành tựu lớn nhất của mình là gì? Thất bại lớn nhất của bạn là gì? • Bạn cho rằng ưu điểm lớn nhất của mình là gì? Yếu điểm lớn nhất là gì? • Tại sao bạn lại cảm thấy mình là ứng viên tốt nhất cho công việc này? • Bạn thích và không thích gì ở sếp hay quản lí cũ của mình? • Hãy cho một vài ví dụ khi bạn làm việc cùng một đội nhóm và những đóng góp cụ thể của bạn cho đội nhóm đó và cho mục tiêu của nhóm. • Những gì bạn được học ở trường đại học trang bị kiến thức cho bạn để ứng tuyển vị trí này như thế nào? • Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu? 9
  10. Phỏng vấn mang tính hành vi và phỏng vấn mang tính tình huống: Mục tiêu của cả hai loại phỏng vấn này đều để hiểu được bạn đã xử lí, hay sẽ xử lí với một số tình huống và một số vấn đề nhất định. Cách nhìn về hành vi sẽ hỏi về quá khứ của bạn, và phỏng vấn mang tính tình huống sẽ tập trung vào những tình huống và vấn đề trong tương lai. Câu hỏi mang tính hành vi có thể gồm: • Miêu tả một tình huống khi đó bạn là người đứng đầu một đội ngũ, và một số người trong đội ngũ này bất đồng với bạn về cách mà đội sẽ tiếp cận để xử lí một vấn đề. Bạn đã làm gì? • Đã có trường hợp nào mà bạn phải thuyết phục người khác để nhận một chỉ định, hay một điểm trong thỏa thuận? Hãy kể cho tôi nghe về việc đó. • Kể cho tôi về một người thầy hoặc người sếp khó tính. Bạn đã làm gì để có thể làm việc được với người này. • Kể về một lần mà sự sáng tạo của bạn dẫn đến một sản phẩm mới hay giải pháp mới cho một vấn đề nào đó . Câu hỏi mang tính tình huống có thể như: • Nếu như bạn là lãnh đạo một đội ngũ với một dự án đang bị mắc kẹt bởi một khó khăn đáng kể, và bạn đang ở vị trí không có điều kiện theo sát được đội ngũ, bạn sẽ làm gi? • Kiểu giám sát nào bạn cho là phù hợp khi công việc của bạn có thời gian hoàn thành sát sao? • Bạn sẽ làm gì khi công việc cần phải hoàn tất và không đủ thời gian để thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết? Như bạn thấy, những câu hỏi này đòi hỏi bạn phải có những kinh nghiệm và câu chuyện thật sự. Do vậy, hãy bắt đầu nghĩ về những thành công của bạn, những khó khăn bạn đã vượt qua, những đội ngũ mà bạn đã từng tham gia, và ví dụ về kỹ năng lãnh đạo của bạn. Sau đó xây dựng một cách thuyết phục và súc tích những câu chuyện mà bạn thấy là rất hữu dụng khi phỏng vấn. Cần chắc rằng những câu chuyện của bạn thể hiện được thái độ tích cực và khả năng hợp tác với người khác. Bạn không bao giờ muốn nói về người khác một cách tiêu cực bởi chúng sẽ để lại dư vị xấu đối với người phỏng vấn. Luyện tập để có thể nói một cách trơn tru và mạch lạc, như vậy câu trả lời của bạn sẽ được truyền đạt một cách đáng thuyết phục hơn. 10
  11. Phỏng vấn về tình huống cụ thể: Phỏng vấn về trường hợp thường được sử dụng bởi các công ty tư vấn và nhưng công ty đầu tư ngân hàng. Loại phỏng vấn này được thiết kế để tìm hiểu về kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng lắng nghe, và giao tiếp, cũng như khả năng suy nghĩ nhanh trong những tình huống áp lực và sau đó với một cách đầy thuyết phục và súc tích, tóm lại kết luận của mình. Phỏng vấn tình huống thường diễn ra như sau: Người phỏng vấn sẽ giới thiệu về một vấn đề trong kinh doanh mà một tổ chức đang phải đối đầu. Vấn đề có thể là ví dụ hay thực tế và tổ chức có thể chỉ là giả định, nhưng thông thường sẽ là câu chuyện của tổ chức đang phỏng vấn bạn. Đầu tiên người phỏng vấn sẽ giới thiệu viễn cảnh, nhấn mạnh về vấn đề kinh doanh, và cho một vài dữ kiện quan trọng với việc giải quyết được vấn đề. Bạn sẽ được yêu cầu xác định được vấn đề cốt lõi, đặt câu hỏi để tìm hiểu thêm các dữ kiện, phân tích vấn đề nhanh chóng, và cuối cùng là “phá án” bằng cách đưa giải pháp cho vấn đề. Nhìn chung, không có câu trả lời nào là hoàn toàn đúng, do vậy thành công của bạn dựa vào sự chín chắn trong cách nghĩ, tính trực tiếp với câu hỏi, tính hợp lý trong kết luận và sự tự tin cùng với những kỹ năng đối nhân xử thế được thể hiện qua bài tập. Hầu hết những tình huống sẽ giới hạn trong vòng 15 đến 30 phút, và buổi phỏng vấn sẽ có hơn một tình huống. Để chuẩn bị cho loại phỏng vấn này, nghiên cứu những loại vấn đề mà tổ chức thường hay gặp phải. Sẽ có nhiều những thông tin và tài liệu hữu dụng trong việc trang bị bạn cho những tình huống đề cập trong lúc phỏng vấn. Thật ra, một vài công ty tuyển dụng sử dụng những loại phỏng vấn này, ví dụ như Boston Consulting Group, cung cấp ví dụ trên website của họ, bao gồm cả những tình huống cần được giải quyết. Vault.com là một nguồn khá tốt để tìm hiểu thêm về phỏng vấn mang tính tình huống, và Harvard Business School cũng tạo ra một chuỗi các tình huống để thực tập và thường bạn có thể tìm được chúng trong thư viện của trường đại học, hoặc thư viện của trung tâm hướng nghiệp. Một vài gợi ý khác để tiếp cận với phỏng vấn tình huống là: • Làm quen với phân tích các tình huống, để nó không còn xa lạ với bạn đối đầu lúc phỏng vấn • Thành lập nhóm luyện tập các tình huống. Khó có thể đạt được hiệu quả khi phân tích mà một mình, bởi đây là một quá trình tương tác mà kỹ năng đối nhân xử thế của bạn cũng không kém quan trọng so với kết luận • Đừng nói dông dài. Tập nói bài phân tích của bạn không sử dụng những từ đệm như “à” hay “um” và tập đưa ra câu kết luận một cách súc tích. • Luôn nhớ lắng nghe là kỹ năng quan trọng nhất trong tư vấn và xử lý một 11
  12. bài phỏng vấn tình huống. • Im lặng là chấp nhận được trong lúc bạn suy nghĩ đến câu hỏi và giải pháp, nhưng đừng dừng quá lâu gây khó chịu cho người phỏng vấn.. • Tập trung vào tình huống chính và đừng bị sa lầy vào những chi tiết phụ • Silence is okay as you think of questions and solutions, but don’t make your pauses uncomfortably long • Để ý vào phản ứng của người phỏng vấn. Những phản ứng này sẽ cho bạn dấu hiệu khi bạn đang đi sai hướng. • Suy nghĩ ra ngoài vùng an toàn. Suy nghĩ sáng tạo là đặc điểm của nhà tư vấn tốt, do vậy đừng ngại bộc lộ khả năng này trong buổi phỏng vấn • Thư giãn và nghĩ rằng đây là một buổi trao đổi về kinh doanh hơn là một bài kiểm tra Nếu như bạn đang phỏng vấn cho một vị trí trong đầu tư ngân hàng, tư vấn, hoặc công nghệ thông tin, bạn có thể sẽ được hỏi một số bài toán logic. Cũng như phỏng về các tình huống, những bài toán này tập trung vào việc bạn tiếp cận giải pháp như thế nào. Những bài toán này hầu hết không liên quan gì đến tình hình kinh doanh và hầu hết các bài toán đều có câu trả lời chính xác. Thật ra hầu hết các bạn đã từng trải qua những bài toán tương tự lúc tuyển vào đại học. Thỉnh thoảng những bài toán logic là một phần của cuộc giới thiệu phỏng vấn qua điện thoại, và do vậy bạn nên chuẩn bị xử lí chúng ngay từ lúc đầu của bài phỏng vấn. Ngắn gọn, hãy luyện tập những câu toán đố cũ rích và đáng sợ - : “Nếu một đoàn tàu đi từ Cleveland theo hướng Đông và một đoàn khác đi từ Pittsburg theo hướng Cleveland, khi nào thì chúng đi ngang qua nhau?”. Ngoài những bài toán logic bạn có thể được yêu cầu tính những bài toán tài chính hoặc xác xuất như một phần của những bài phỏng vấn tiếp theo qua điện thoại. Những công ty tin học hay công nghệ thông tin như Microsoft sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số kỹ năng về lập trình, cũng như kiến thức về hệ thống trong một hoặc hai lần đầu phỏng vấn qua điện thoại. Do vậy, bạn cần chuẩn bị máy tính, cũng như trau chuốt những kỹ năng của mình trước những bài phỏng vấn này. 12
  13. Chuẩn Bị Cho Các Cách Thức Phỏng Vấn Khác Nhau Với sự phát triển của hệ thống thông tin liên lạc hiện nay, phỏng vấn có thể thực hiện được với nhiều cách khác nhau. Dù vậy, hầu hết các buổi phỏng vấn được thực hiện qua điện thoại hoặc trực tiếp, với một số ít hơn nữa là phỏng vấn sử dụng webcam và micro. Phỏng vấn qua điện thoại: Nhìn chung, lần đầu tiên tiếp cận với tổ chức sau khi bạn nộp CV sẽ là một cuộc gọi yêu cầu một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. Đừng cảm thấy rằng mình đang phải nhận phỏng vấn ngay lập tức , nhưng hãy nhiệt tình và tập trung vào hẹn một khoảng thời gian thích hợp. Một vài gợi ý bao gồm: • Hẹn vào khoảng thời gian nào mà bạn biết chắc là bạn sẽ có sự riêng tư và tập trung được. • Sử dụng máy bàn thay cho di động để có thể nghe rõ hơn. • Tìm hiểu xem ai sẽ là người nói chuyện với bạn và vị trí của họ trong tổ chức. • Xác định kỹ lại ngày giờ của cuộc gọi, và kiểm tra lại múi giờ nếu cần Bây giờ bạn đã qua được cuộc phỏng vấn qua điện thoại một cách đầy ấn tượng và tiến tới vòng phỏng vấn trực tiếp. Chúc mừng! Một lời khuyên đơn giản cho bạn: đừng phá hỏng nó bằng việc đến trễ. Thật ra, hãy lập ra kế hoạch đến sớm hơn nửa tiếng trước buổi phỏng vấn, nhưng đừng tỏ vẻ quá lo sợ bằng cách chỉ thông báo với tiếp tân 15 phút trước giờ hẹn. Chúng tôi khuyên bạn hãy đi thử để biết rõ đường đến với địa điểm phỏng vấn. Tương tự, cho một buổi phỏng vấn tại văn phòng làm việc, bạn sẽ nhận được lời mời và cuộc gặp sẽ được sắp xếp qua điện thoại. Hãy linh hoạt và dễ dãi. Bạn có thể đọc và nghe một vài ý kiến về đâu là vị trí có lợi nhất trong thứ tự các ứng viên. Có thể cho rằng ứng viên đầu tiên sẽ như là người “bắt nhịp” cho những người sau này, và người cuối cùng, có lẽ là người dễ nhớ nhất. Nhưng không gì có thể thay thế được những phẩm chất tốt, sự chuẩn bị xuất sác và những kỹ năng phỏng vấn được trau chuốt. Tạo ấn tượng mạnh đầu tiên bằng một cái bắt tay, mỉm cười, và giao tiếp bằng ánh mắt. 13
  14. Phỏng vấn tại nơi làm việc là tốt nhất, bởi bạn có thể gặp mặt người phỏng vấn, tiếp xúc những người trong đội ngũ mà bạn có thể sẽ tham gia và cảm nhận được văn hóa của tổ chức. Sự phù hợp của bạn sẽ được nhìn nhận và đánh giá bởi nhiều người. Trong thực tế, luôn nhớ rằng những người bạn gặp trong buổi phỏng vấn chính thức sẽ đều có ảnh hưởng trong vấn đề nhận bạn vào làm. Do vậy, bạn thật sự đang được quay phim, và buổi phỏng vấn bắt đầu từ lúc bạn bước vào cửa. Rất nhiều ứng viên với năng lực xuất sắc và kỹ năng phỏng vấn hoàn hảo đã mất cơ hội bởi họ không nhớ người tiếp tân họ gặp lúc vừa đến, người thư kỹ dẫn họ vào phòng phỏng vấn hay một người bảo trì viên họ gặp lúc giải lao. Những người này đều đánh giá bạn, và người tuyển dụng có thể nghe từ họ. Ngay cả khi bạn được mời ra ngoài ăn trưa hoặc ăn tối, cho khoảng thời gian ngoài công việc, các hành động của bạn đều được theo dõi và đánh giá. Do vậy, luôn nhớ sẵn sàng sử dụng những kỹ năng phỏng vấn khi bạn trong văn phòng và trước mặt đồng nghiệp tiềm năng trong tương lai. Cũng như chuẩn bị phỏng vấn bằng điện thoại, nghiên cứu sâu vào tổ chức và những người phỏng vấn là cần thiết. Học những gì bạn có thể tìm được liên quan đến chi tiết về vị trí mà bạn đang xin vào làm. Luôn nhớ ôn lại những tài liệu bạn đã nộp cùng với đơn xin việc. Ngoài ra, in một vài bản CV của bạn để đưa cho những người phỏng vấn nếu được yêu cầu. Nếu bạn có thêm một vài thông tin để ghi vào CV mà bạn chợt nhớ ra, bạn có thể xin phép đưa lại một bản CV khác đã được chỉnh sửa. Phỏng vấn tại nơi làm việc có thể bao gồm tất cả các loại phỏng vấn được đề cập trước đây và đôi khi bạn sẽ được thông báo trước rằng tổ chức muốn sử dụng kiểu phỏng vấn mang tính hành vi và tình huống. Thông thường, nếu kiểu phỏng vấn đòi hỏi phân tích trường hợp được sủ dụng, bạn sẽ được báo trước. Một điểm nữa là buổi phỏng vấn tại nơi làm việc sẽ có thể kết hợp một người phỏng vấn, hoặc một nhóm họp phỏng vấn. Một nhóm phỏng vấn sẽ đòi hỏi bạn có cách tiếp cận khác một chút và biết trước những người trong cuộc sẽ cực kì quan trọng. Thông thường, nhóm phỏng vấn sẽ là đại diện của các thành viên của tổ chức nào sẽ làm việc trực tiếp với bạn, có thể là trực tiếp ngang với bạn hoặc ít trực tiếp hơn như là thành viên của các bộ phận khác trong tổ chức. Trong một số trường hợp, nhóm phỏng vấn sẽ bao gồm thành viên của các cấp quản lý và không khí có thể sẽ khác buổi họp của các thành viên ngang hàng. Còn các cuộc họp khác sẽ bao gồm chủ yếu là những người ở vị trí cao hơn bạn quyết định rằng bạn có được nhận hay không. Hãy nhớ cho dù nhóm phỏng vấn như thế nào, bạn vẫn là người được phỏng vấn, và hãy giữ ở vị trí của người bán hàng, hãy hành động như một vị khách chân thành và hãy là “ngôi sao” của buổi họp. Lắng nghe tốt, trả lời các câu hỏi trơn tru, và tiếp 14
  15. cận tất cả mọi người bằng giao tiếp ánh mắt và nhắc đến họ khi bạn nói chuyện. Sẽ có một vài lần bạn chỉ chú ý đến những người đang hỏi tất cả các câu hỏi. Dù vậy hãy chắc rằng lúc bạn trả lời, ánh mắt bạn sẽ tiếp xúc được cả nhóm. Nếu nhóm phỏng vấn đang được tổ chức theo kiểu phòng họp, cân nhắc việc nhận câu hỏi và trả lời lúc đứng sẽ giúp câu trả lời của bạn nhiều năng lượng hơn. Sử dụng cơ hội để thể hiện sự nhiệt tình của bạn cho công việc. Một vài gợi ý khác cho phỏng vấn với nhóm làm việc như: Phỏng vấn trực tiếp: Bây giờ bạn đã qua được cuộc phỏng vấn qua điện thoại một cách đầy ấn tượng và tiến tới vòng phỏng vấn trực tiếp. Chúc mừng! Một lời khuyên đơn giản cho bạn: đừng phá hỏng nó bằng việc đến trễ. Thật ra, hãy lập ra kế hoạch đến sớm hơn nửa tiếng trước buổi phỏng vấn, nhưng đừng tỏ vẻ quá lo sợ bằng cách chỉ thông báo với tiếp tân 15 phút trước giờ hẹn. Chúng tôi khuyên bạn hãy đi thử để biết rõ đường đến với địa điểm phỏng vấn. Tương tự, cho một buổi phỏng vấn tại văn phòng làm việc, bạn sẽ nhận được lời mời và cuộc gặp sẽ được sắp xếp qua điện thoại. Hãy linh hoạt và dễ dãi. Bạn có thể đọc và nghe một vài ý kiến về đâu là vị trí có lợi nhất trong thứ tự các ứng viên. Có thể cho rằng ứng viên đầu tiên sẽ như là người “bắt nhịp” cho những người sau này, và người cuối cùng, có lẽ là người dễ nhớ nhất. Nhưng không gì có thể thay thế được những phẩm chất tốt, sự chuẩn bị xuất sác và những kỹ năng phỏng vấn được trau chuốt. Tạo ấn tượng mạnh đầu tiên bằng một cái bắt tay, mỉm cười, và giao tiếp bằng ánh mắt. Phỏng vấn tại nơi làm việc là tốt nhất, bởi bạn có thể gặp mặt người phỏng vấn, tiếp xúc những người trong đội ngũ mà bạn có thể sẽ tham gia và cảm nhận được văn hóa của tổ chức. Sự phù hợp của bạn sẽ được nhìn nhận và đánh giá bởi nhiều người. Trong thực tế, luôn nhớ rằng những người bạn gặp trong buổi phỏng vấn chính thức sẽ đều có ảnh hưởng trong vấn đề nhận bạn vào làm. Do vậy, bạn thật sự đang được quay phim, và buổi phỏng vấn bắt đầu từ lúc bạn bước vào cửa. Rất nhiều ứng viên với năng lực xuất sắc và kỹ năng phỏng vấn hoàn hảo đã mất cơ hội bởi họ không nhớ người tiếp tân họ gặp lúc vừa đến, người thư kỹ dẫn họ vào phòng phỏng vấn hay một người bảo trì viên họ gặp lúc giải lao. Những người này đều đánh giá bạn, và người tuyển dụng có thể nghe từ họ. Ngay cả khi bạn được mời ra ngoài ăn trưa hoặc ăn tối, cho khoảng thời gian ngoài công việc, các hành động của bạn đều được theo dõi và đánh giá. Do vậy, luôn nhớ sẵn sàng sử dụng những kỹ năng phỏng vấn khi bạn trong văn phòng và trước mặt đồng nghiệp tiềm năng trong tương lai. 15
  16. Cũng như chuẩn bị phỏng vấn bằng điện thoại, nghiên cứu sâu vào tổ chức và những người phỏng vấn là cần thiết. Học những gì bạn có thể tìm được liên quan đến chi tiết về vị trí mà bạn đang xin vào làm. Luôn nhớ ôn lại những tài liệu bạn đã nộp cùng với đơn xin việc. Ngoài ra, in một vài bản CV của bạn để đưa cho những người phỏng vấn nếu được yêu cầu. Nếu bạn có thêm một vài thông tin để ghi vào CV mà bạn chợt nhớ ra, bạn có thể xin phép đưa lại một bản CV khác đã được chỉnh sửa. Phỏng vấn tại nơi làm việc có thể bao gồm tất cả các loại phỏng vấn được đề cập trước đây và đôi khi bạn sẽ được thông báo trước rằng tổ chức muốn sử dụng kiểu phỏng vấn mang tính hành vi và tình huống. Thông thường, nếu kiểu phỏng vấn đòi hỏi phân tích trường hợp được sủ dụng, bạn sẽ được báo trước. Một điểm nữa là buổi phỏng vấn tại nơi làm việc sẽ có thể kết hợp một người phỏng vấn, hoặc một nhóm họp phỏng vấn. Một nhóm phỏng vấn sẽ đòi hỏi bạn có cách tiếp cận khác một chút và biết trước những người trong cuộc sẽ cực kì quan trọng. Thông thường, nhóm phỏng vấn sẽ là đại diện của các thành viên của tổ chức nào sẽ làm việc trực tiếp với bạn, có thể là trực tiếp ngang với bạn hoặc ít trực tiếp hơn như là thành viên của các bộ phận khác trong tổ chức. Trong một số trường hợp, nhóm phỏng vấn sẽ bao gồm thành viên của các cấp quản lý và không khí có thể sẽ khác buổi họp của các thành viên ngang hàng. Còn các cuộc họp khác sẽ bao gồm chủ yếu là những người ở vị trí cao hơn bạn quyết định rằng bạn có được nhận hay không. Hãy nhớ cho dù nhóm phỏng vấn như thế nào, bạn vẫn là người được phỏng vấn, và hãy giữ ở vị trí của người bán hàng, hãy hành động như một vị khách chân thành và hãy là “ngôi sao” của buổi họp. Lắng nghe tốt, trả lời các câu hỏi trơn tru, và tiếp cận tất cả mọi người bằng giao tiếp ánh mắt và nhắc đến họ khi bạn nói chuyện. Sẽ có một vài lần bạn chỉ chú ý đến những người đang hỏi tất cả các câu hỏi. Dù vậy hãy chắc rằng lúc bạn trả lời, ánh mắt bạn sẽ tiếp xúc được cả nhóm. Nếu nhóm phỏng vấn đang được tổ chức theo kiểu phòng họp, cân nhắc việc nhận câu hỏi và trả lời lúc đứng sẽ giúp câu trả lời của bạn nhiều năng lượng hơn. Sử dụng cơ hội để thể hiện sự nhiệt tình của bạn cho công việc. Một vài gợi ý khác cho phỏng vấn với nhóm làm việc như: • “Đừng bao giờ cho họ thấy bạn vã mồ hôi hột”. Nếu bạn trả lời sai một câu, hãy bỏ qua. Đừng nghĩ về những sai lầm của bạn, hãy tự tin bước qua câu hỏi kế tiếp. • Mỉm cười bất kì lúc nào bạn cho là phù hợp và giao tiếp ánh mắt với tất cả mọi người trong nhóm. 16
  17. • Khen ngợi những người tham gia về những câu hỏi sâu sắc, và làm họ cảm thấy được đánh giá cao • Luôn lưu ý đến những lỗ hổng về giáo dục,đào tạo, hay kinh nghiệm làm việc mà bạn nghĩ có thể tạo ra lí do cho ai đó phản đối việc nhận bạn vào làm và chuẩn bị những câu trả lời thích hợp, thể hiện rằng những điểm mạnh và kỹ năng khác của bạn có thể bù vào những điểm yếu đó. Nhớ rằng kỹ năng bán hàng nằm ở chỗ vượt qua được các chướng ngại. • Nếu thời gian cho phép và số lượng người phỏng vấn không nhiều, hãy đi vòng quanh tự giới thiệu và bắt tay từng người lúc họ vào phòng phỏng vấn. 17
  18. Sau Khi Phỏng Vấn Luôn kết thúc bài phỏng vấn với lời cám ơn cho thời gian và nỗ lực của những người phỏng vấn. Chắc rằng bạn nhắc đến việc bạn rất hứng thú về vị trí và bạn hy vọng sẽ được gặp họ trong tương lai gần. Cuối cùng, hỏi họ bước tiếp theo là gì. Nếu họ còn định phỏng vấn một vài ứng viên khác và cuối cùng chọn ra những người ở vòng cuối, hỏi họ rằng khi nào họ sẽ cho ra quyết định. Hỏi nếu như bạn có thể gọi điện thoại sau khi họ ra quyết định nếu không được thông báo gì. Thông thường quá trình tìm hiểu sẽ chậm hơn tính trước và bạn sẽ cảm thấy tốt hơn khi biết được mình đang đứng đâu. Luôn gửi những ghi chú cám ơn cho từng cá nhân người phỏng vấn. Đây là một hành động cực kỳ quan trọng. Nếu như có thời gian giữa buổi phỏng vấn và lúc ra quyết định, gửi những lời cám ơn viết tay qua thư bưu điện. Cá nhân hóa từng lới nhắn bằng những câu cụ thể liên quan đến những gì người phỏng vấn nói với bạn hôm trước. Đây cũng là cơ hội để bạn bổ sung thêm một vài câu trả lời mà bạn chưa được hài lòng hoặc thêm một vài thông tin mà lúc đó bạn chưa nhớ. Một lời cám ơn viết tay sẽ làm bạn khác biệt với những đối thủ khác cho cùng vị trí, và là một lới nhắc nhở tích cực trong thời gian mà người phỏng vấn lập quyết định. Nếu như chỉ có một hoặc hai ngày từ lúc phỏng vấn đến lúc quyết định, gửi lời cám ơn của bạn bằng email. 18
  19. Tóm Lại Các hình thức và nội dung của một cuộc phỏng vấn đã thay đổi theo thời gian, nhưng nó vẫn là con đường chính dẫn bạn đến công việc mơ ước. Nội Dung Cần Ghi Nhớ: • Chuẩn bị, chuẩn bị và chuẩn bị - cho tất cả các hình thức và nội dung phỏng vấn • Luyện tập bài giới thiệu nhanh cho tới khi thuần thục • Đến nơi đúng giờ. Việc đến sớm hơn một chút so với giờ hẹn sẽ tạo một ấn tượng ban đầu tốt đẹp. Nếu bạn đến trễ, cơ hội được nhận là rất thấp • Ăn mặc chuyên nghiệp và đúng mực • Cầm theo vài bản sao CV của bạn • Tôn trọng tất cả những người bạn gặp, có thái độ đúng đắn và thể hiện kỹ năng giao tiếp tốt • Tạo ra một ấn tượng ban đầu mạnh mẽ thông qua cái bắt tay và giao tiếp bằng ánh mắt • Tạo ra mối quan hệ ban đầu tốt đẹp với người phỏng vấn. Chú ý đến một vài thứ bạn thấy thú vị trong văn phòng và hỏi về chúng • Hãy thoải mái và là chính mình, nhưng đừng quá suồng sã hay là tỏ ra không quan tâm • Sử dụng cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể một cách tự tin, nhưng đừng quá tự tin hay kiêu ngạo • Điều chỉnh bản thân cho phù hợp với mức năng lượng và giọng điệu của người phỏng vấn • Luôn sử dụng ngôn ngữ đúng mực và những từ chuyên môn trong công việc 19
  20. • Giả sử như bạn đã được nhận, xưng hô “chúng ta” khi có cơ hội • Luôn thành thật • Hỏi những câu hỏi chứng tỏ bạn đã tìm hiểu kỹ về công ty • Tỏ ra tích cực và sẵn sàng học hỏi thêm về tổ chức • Đừng nói xấu về công việc cũ hay là sếp cũ • Hãy là một người lắng nghe tốt, đừng ngắt lời và giữ giao tiếp bằng mắt với người nói • Đoán trước những phản đối có thể có và chuẩn bị những câu trả lời phù hợp • Tỏ ra chắc chắn bằng cách hỏi có những vấn đề nào bạn cần biết không • Hỏi về bước tiếp theo • Tiếp tục bằng việc gửi thiệp cảm ơn đến những người bạn đã có giao tiếp khá lâu trong ngày hôm đó. Thư tay hay email đều phù hợp. Chuẩn bị từng bức thư cho phù hợp với từng người nhận. Việc phỏng vấn có thể rất đáng sợ, đặc biệt là khi bạn không quen với việc bị thuyết phục, tự nói về bản thân mà không trở nên tự kiêu hay nói chuyện với cả một nhóm đông người. Tuy nhiên, thông qua từng buổi phỏng vấn, kỹ năng của bạn sẽ tăng lên, cũng như sự tự tin của bạn, và có thể bạn sẽ thấy việc phỏng vấn rất vui và thú vị. 20
nguon tai.lieu . vn