Xem mẫu

  1. Học hoài không vô phải chăng là bệnh? Khuyết tật học tập Khuyết tật học tập gây mất cân bằng trong năng lực học tập (trí thông minh học tập - liên quan đến kết quả học tập tại nhà trường) và năng lực nhận thức (trí thông minh thực tế); mất cân bằng (không cân đối) trong các lĩnh vực của năng lực nhận thức (ví dụ giữa lý giải ngôn ngữ và tri giác tổng hợp, giữa năng lực chú ý và tốc độ xử lý...). Các biểu hiện của em M. tập trung ở việc không thể tiếp thu bài giảng môn toán của cô giáo, việc thực hành làm bài tập lại cực kỳ chậm và rất yếu. Thậm chí em không thể làm phép tính hai con số, mặc dù bài toán đưa ra rất đơn giản. Tư duy và kỹ năng tính toán của em kém hơn rất nhiều so với bạn cùng lớp, điều này làm em chán nản, không muốn đi học, giáo viên dạy em cũng rất khó khăn, còn cha mẹ thì lo lắng. Em được các nhà tâm lý đánh giá bằng trắc nghiệm trí tuệ nhưng kết quả cho thấy hoàn toàn bình thường. Kiểm tra các khiếm khuyết cơ thể cũng không thấy. Khám lâm sàng cũng không thấy em có dấu hiệu của một rối loạn cảm xúc hay hành vi nào. Điều này cho thấy H.M. mắc chứng khuyết tật học tập, cụ thể là vụng làm tính toán. Khuyết tật học tập, hay khó khăn về học, hay rối loạn học tập, tùy theo cách tiếp cận diễn đạt khác nhau của các nhà chuyên môn trong các lĩnh vực khác
  2. nhau, như tâm lý, giáo dục và sức khỏe tâm thần. Đây là một dạng rối loạn phát triển gây ra do sự khiếm khuyết của cơ chế hoạt động thần kinh. Nghiên cứu dịch tễ tại các trường học ở Việt Nam cho thấy có gần 9% học sinh tiểu học mắc chứng này, còn tỉ lệ ở học sinh trung học cơ sở là trên dưới 1%. Khuyết tật này có những điểm nổi bật: - Đây là dạng khuyết tật liên quan đến những khó khăn đặc thù trong việc lĩnh hội và vận dụng các chức năng nghe, nói, đọc, viết, tính toán và suy luận. - Khuyết tật học tập về cơ bản phân biệt với khuyết tật trí tuệ. Các khuyết tật về trí tuệ, thính giác, thị giác, những ảnh hưởng của yếu tố môi trường, các vấn đề về hành vi, cảm xúc... có thể xảy ra cùng với khuyết tật trí tuệ nhưng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra khuyết tật học tập. Căn cứ vào những khó khăn đặc thù của học sinh, người ta chia khuyết tật học tập thành sáu nhóm nhỏ: khó khăn về nghe, khó khăn về nói, khó khăn về đọc, khó khăn về viết, khó khăn về tính toán, khó khăn về suy luận. Giúp trẻ học thế nào? Việc phát hiện khuyết tật học tập ở trẻ tại môi trường học đường còn khó khăn bởi ít có cán bộ trường học chuyên trách, sự không chấp nhận ở cha mẹ về tình trạng con cái họ, vì thành tích của nhà trường, lớp học... Tuy nhiên, nếu trẻ khuyết tật học tập không được đánh giá và can thiệp sớm sẽ có rất nhiều nguy cơ và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Chẩn đoán khuyết tật học tập không phải dễ mà phải là một quá trình. Trước tiên, trẻ phải được
  3. kiểm tra bởi các bác sĩ chuyên khoa nhi để loại trừ nguyên nhân thực thể, sau đó các chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, tâm lý học lâm sàng, tâm lý học phát triển... mới có thể đánh giá và kết luận tình trạng. Việc để trẻ có khuyết tật học tập học trong các trường lớp bình thường mà không có hỗ trợ đặc biệt sẽ rất khó khăn cho trẻ và cả các bạn cùng lớp, thầy cô. Chính vì vậy, ngoài việc hòa nhập tại trường, trẻ còn cần được can thiệp đặc biệt bởi các chuyên viên can thiệp đặc biệt, các nhà tâm lý lâm sàng. Đồng thời cha mẹ cũng cần dành nhiều thời gian giúp trẻ phục hồi các chức năng khiếm khuyết học tập trên cơ sở các bài tập mà chuyên viên giáo dục đặc biệt xây dựng. Một chương trình tổng thể sẽ giúp trẻ tiến bộ và hòa nhập nhanh hơn.
nguon tai.lieu . vn