Xem mẫu

  1. Hoạt động vui chơi ở Côn Đảo Câu mực đêm Côn Đảo Câu mực đêm Côn đ ảo thật sự là một trải nghiệm thú vị và là m ột hành trình tour ko thể bỏ qua khi đến Côn Đảo . Mực thường đi ăn vào ban đêm, nên cứ kho ảng chập tối, ngư dân đã chuẩn bị dụng cụ và đồ dùng cần thiết, đợi khi thủy triều lên (đ ộ 7 giờ tối) là có thể dong buồm ra khơi. Thuyền cách bờ kho ảng 5 – 7 km thì neo đậu lại, và người ta dùng đèn pha sọi xuống biển để dụ mực về. Mồi nhử mực là những con tôm gắn vào lưỡi câu sắc nhọn. Thả mồi xuống biển, chẳng cần phải đợi lâu, khi mực ngửi thấy mùi thức ăn sẽ tự tìm đến. Nướng ngay mực tươi trên tàu sau khi câu được Là vùng biển nước sâu nên côn đảo có rất nhiều mực nhưng câu mực chẳng
  2. phải khi nào cũng gặp may, có bữa nhiều bữa ít mà đối với khách du lịch thì lại càng khó khăn hơn do câu chưa quen và thiếu kiên trì nhưng thành qu ả ngọt ngào sau đó sẽ làm du khách hưng phân gấp nhiều lần . Khi thuyền cập bến cũng vào khoảng gần sáng, những chú mực được đưa lên bờ, theo chân phụ nữ vào chợ. Từ đây mực được chế biến với nhiều món khác nhau như h ấp, chiên, nướng trong các bữa cơm gia đình, nhà hàng, quán nhậu... Tour câu mực đêm trên đảo chỉ có công ty du lịch chuyên nghiệp tại côn đảo tổ chức vì điều kiện phương tiện của địa phương chưa được nhiều và hiện đại như các nơi khác nên bạn phải đặt trước . Câu cá Côn Đảo Khoảng bốn năm về trước, có một tay câu từ Sài Gòn ra Côn Đảo và ở lì n ơi đó cả tháng để quyết tìm ra những điểm câu nơi này. Cứ mỗi sáng, ông thuê ghe của ngư dân và cậy ngư ời dẫn đi câu, chiều tối lại quay về khách sạn. Anh Nguyên tươi cười với con cá thu đại đao dài khoảng 1,5m Ròng rã cả tháng trời m à vẫn không câu được cá, cho đến một ngày có một ghe câu chuyên nghiệp ghé vào hỏi thăm Người khai phá Người đ àn ông mê câu trong câu chuyện kể trên là ông Tín, m ột Việt kiều sống ở Mỹ về thăm quê. Chủ ghe câu đã nhảy sang hỏi thăm ông là Khánh, một ngư dân Bình Thu ận, theo nghề từ khi còn nhỏ. Do "cảm" đ ược niềm đam m ê của
  3. ông, thuyền trưởng Khánh nhận đưa ông đi câu. Và đó cũng là bước khởi đầu hợp tác giữa dân câu Sài Gòn và dân câu biển chuyên nghiệp. Khỏi phải nói ông Tín sung sướng biết chừng nào khi đư ợc dân câu chuyên nghiệp đưa đ ến đúng điểm câu, hư ớng dẫn đúng kỹ thuật câu cá biển. Vùng biển Côn Đảo, có lẽ do cái "uy" của mình, là một trong những vùng biển hiếm hoi của cả nước chưa bị các tàu đánh cá "cày x ới". Có rất nhiều cá tại vùng biển này, nhưng phải biết đúng địa điểm, toạ độ mới câu có cá. Mỗi một toạ độ như thế đối với ngư dân là một "tài khoản" bí mật giữ riêng cho mình. Nh ờ kinh nghiệm khai phá ngư trường Côn Đảo nên ông Khánh có trong tay rất nhiều điểm câu. Ngay trong chuyến đi đầu tiên với ghe ông Khánh, ông Tín đã câu được vài tạ cá đủ các loại. Những chuyến đi sau đó, ông chia sẻ niềm vui này với một vài người bạn câu. Và kể từ đó, cứ mỗi năm hai mùa, kho ảng tháng 3 - 4 và 8 - 9, một số thành viên chủ chốt của CLB câu cá 4 số 9 lại ra Côn Đảo theo ghe câu biển. Kỹ thuật cổ truyền Lần đầu tiếp cận với kỹ thuật câu biển của dân câu chuyên nghiệp, các tay câu bờ của Sài Gòn cứ trố mắt nhìn. Những cái "thẻo" câu được "ken", "thêu" đều tăm tắp như làm bằng máy. Ngư dân Bình Thuận dùng dây đàn làm thẻo câu, sử dụng 1 -3 lưỡi nối với nhau tuỳ theo khi câu loại cá lớn nhỏ. Các hòn chì từ 100 - 300g được cột vào các sợi thun vào dây câu, cách th ẻo lưỡi cả sải tay. Cái độc đáo nhất trong kỹ thuật của dân câu biển "thứ thiệt" là họ câu cá bằng mồi sống. Những con mực, con cá nhỏ sau khi bắt được rộng vào trong những cái "kiệt" thông với nước biển bên ngoài nên vẫn sống. Khi câu, chỉ cần móc lưỡi câu vào lưng, vào đuôi con mồi, sao cho con vật vẫn tung tăng bơi lội như khi chưa b ị móc câu. Đối với người lần đầu đi câu biển, chỉ riêng việc buổi tối đi làm mồi câu cùng ngư dân thôi th ì hẳn đã rất ấn tượng rồi. Trời vừa sập tối, ghe đã b ật đ èn sáng
  4. trưng soi xuống mặt biển để thu hút các đàn mực tụ về. Bạn câu lẫn khách câu đều lấy ra cho m ình những cần câu nhỏ mắc những con mồi giả màu sắc sặc sỡ trông như một con tôm lấp lánh kim tuyến. Con mồi giả này có tên là "rường", phía đuôi có chùm lưỡi câu sắc nhọn. Người câu "múa" cần như khi tập Thái Cực Quyền, con mực thấy "mồi" lao tới chụp lấy bằng các xúc tu thì lập tức bị dính ch ặt vào chùm lưỡi câu. Bằng cách đánh bắt này, người câu có khi được cả những con mực ống "súp-pe" dài hơn hai gang tay, ho ặc những con mực nang n ặng cả ký. Cách n ày tuy được những con mồi to, dùng đ ể câu cá to, nhưng số lượng không đáng kể so với cách đánh lưới mành. Khi trời gần sáng, mẻ lưới cuối cùng được cất ra, mang tính quyết định cho việc có đủ hay không đủ mồi câu cho cả ngày hôm sau. Đèn trên ghe vụt tắt hết, chỉ còn lại đúng một ngọn đèn được đặt trên một chiếc phao và đư ợc kéo từ từ ra giữa một vòng lưới m ành đ ã được giăng sẵn. Những con mực, con cá theo đèn vào lưới và mẻ lưới sẽ tóm gọn hầu hết những con mồi đ ã "ăn đèn" trong suốt đêm đó. Thú chơi cảm giác mạnh Nếu đ ã là một dân câu, hẳn bạn sẽ biết đến chuyện đi tìm "cảm giác", cái cảm giác "thăng hoa" sau bao nhiêu thời gian mòn mỏi chờ đợi, lúc con cá cắn mồi và một cú giật trĩu tay. Đối với một dân câu, đi câu cá ở Côn Đảo đích thực là "tột đỉnh của cảm giác". Khi ghe vừa giảm tốc để neo đậu chính xác toạ độ, tiếng máy tầm ngư cứ "tít tít" báo có cá, là tim ta cứ đập rộn vì cảm giác hồi hộp. Ôi, sao thời gian neo đậu lâu thế, hãy nhanh nhanh lên đi chứ để cho tôi còn buông cần Những bạn câu nhanh chóng móc mồi cho bạn, và cục chì nặng trĩu cũng nhanh chóng đưa mồi xuống độ sâu đến 40 -50m nước. Bạn hồi hộp chờ đợi, chờ đợi Và rồi ngọn cần chợt vụt chúi xuống mặt biển, bao nhiêu sức mạnh có đ ược của bạn sẽ đư ợc dịp bùng lên trong một cú đánh cần ngư ợc trở lại! Lũ cá đáy mạnh mẽ vô cùng, nếu không nhanh chóng đánh bật được chúng
  5. trong những vòng quay mobil đầu tiên, bạn sẽ có nguy cơ mất cá vì chúng sẽ chui lại vào hang hay rạng, làm đứt mất dây câu. Một con cá mú chỉ khoảng 3kg thôi cũng đã dư sức làm người câu bở hơi tai co kéo với chúng. Sau khi được vớt lên ghe, cá mú lập tức trở th ành "bệnh nhân" của thuyền trưởng Khánh. Bằng một kỹ thuật riêng, vị "bác sĩ" này nhanh chóng hồi sinh chú cá mú để tăng giá trị của chiến lợi phẩm n ày khi vào bờ. Bởi vậy mỗi khi "dính" cá mú, cả ghe chộn rộn hẳn lên do giá trị của nó hơn hẳn những loài cá khác. Cá bè trang, cá b ớp n ặng chừng 7kg sẽ làm bạn nhớ đời vì những cú nhảy khỏi mặt nước đẹp "tuyệt cú m èo" của chúng khi dính câu. Những con cá bè trang hơn ch ục ký có thể sẽ làm bạn phải bỏ cơm vì tay run, không cầm nổi cái chén, sau khi b ắt được chúng. Cái cảm giác "Hemingway" thỉnh thoảng cũng xuất hiện khi những con cá qu ỵt, cá nhám cỡ 30kg trở lên đớp mồi. Ghe câu ông Khánh từng phải nhổ neo để cho những con cá lớn kéo đi hàng trăm mét đ ể rồi đành ph ải cắt dây câu thả cho chúng đi. Đối với loại cá ăn nổi như cá thu thì d ễ bắt hơn, con một hai chục kí lô cũng không mất sức như lũ cá đáy vài ba ký. Đi câu Côn Côn Đảo là cái thú du lịch thăm thú những hòn đảo nhỏ của vùng đảo này. Bạn sẽ có dịp được sống vài ngày vất vả cuộc đời ngư phủ khi cùng ăn, cùng ngủ, cùng câu, cùng hứng chịu mưa nắng, sóng gió với những ngư dân "th ứ thiệt". Ra Côn Đảo bắt còng
  6. Bảy giờ tối, mấy chị bạn từ đất liền ra cao hứng rủ: ra biển bắt còng không? Lời mời thật hấp dẫn. Thế là tất cả háo hức kéo nhau đi. Đồ nghề mang theo chỉ là ba chiếc đèn pin nhỏ và túi nilông. Đêm, biển Côn Đảo thật mát khiến ai nấy quên đi cái nắng nóng ở đất liền. Nh ững vạt rau muống biển bò tràn trên bãi, vươn cành lá mềm mại như níu giữ bước chân khách. Thủy triều đang xuống, để lại những bãi cát phẳng lỳ như mặt gương. Cả đo àn chúng tôi chia thành từng tốp nhỏ hai, ba người lần theo mép nước, chăm chú rọi đèn ra xung quanh. Nước biển ở bãi Đá Trắng sạch lắm, trong suốt như pha lê. Dưới ánh đèn pin loang loáng, có thể nh ìn th ấy từng cụm rong biển mềm mại uốn lượn theo dòng ch ảy, những chú cá con rực rỡ sắc màu bơi tung tăng hay vài vỏ sò vỏ ngao vùi trong cát trắng. Tôi đi theo mọi người chỉ để lội n ước cho thích và đ ể nhớ lại những kỷ niệm thuở ấu thơ của m ình, ch ứ từ nhỏ tới giờ đã biết bắt cua, b ắt còng như thế nào đâu! Mấy ngư dân kéo lưới đêm cười: đi bắt còng mà kéo nhau cả chục người như thế này thì còng, gh ẹ nào dám lên? Bạn Côn Đảo của chúng tôi phần lớn từ đất liền ra, ngư ời mười năm, người mười lăm năm, cũng có người mới hai năm, bảy tám tháng, nhưng d ẫu sao cũng hơn tôi: mới… 2 ngày. Ngoài giờ làm việc, đi bắt còng buổi tối là m ột trong những thú vui của họ, nhất là vào những đ êm trăng sáng.
  7. Biển Côn Đảo có rất nhiều lọai thuộc họ nh à “tám cẳng hai càng”: nào là cua, ghẹ, còng, cúm. Ở dưới nước, ghẹ lao nhanh như tên bắn. Mỗi khi ánh đèn pin rọi tới, chú ta lại giương càng lên thủ thế, bơi vòng vèo trong n ước, nhìn thật ngộ. Phải nhanh tay, nhanh mắt lắm mới tóm được. Thỉnh thoảng đâu đó lại vang lên tiếng suýt soa, tiếc rẻ: “Trời, con ghẹ to quá mà bơi mất rồi!”. Bắt cúm dễ hơn. Những con cúm có lớp mai m àu trắng nhạt, điểm những đốm m àu đen, thường chụm những chiếc càng lại rồi lặn sâu xuống cát mỗi khi bị phát hiện (có lẽ vì cách trốn nh ư vậy mà người ta gọi là cúm). Mọi người hỏi tôi: “Chị bắt được mấy con rồi?”. Sau một lúc loay hoay, tôi la lên tự hào: “Được hai con rưỡi, một cúm một ghẹ và một con chỉ cho người khác bắt”. Được khen là giỏi, tôi chủ quan hu ênh hoang: “Cũng dễ thôi m à!”, rồi ngay lập tức la lên ầm ĩ: “Úi da! đau quá, tôi bị nó kẹp tay rồi!”. Tiếng cười vang xa khắp bãi biển. Bắt còng chỉ là thú chơi của những người ưa hoạt động. Những chú còng gió với bộ vó d ài ngh ệu, lao vun vút trên bãi biển, tha hồ cho người bắt chạy ngã lên ngã xuống, m ình mẩy lấm lem đầy cát. Mệt đứt hơi, đành phải đứng nhìn nó trốn xuống cát, giơ cái càng lên ngo ắc ngoắc như trêu tức. Không bắt được đành tặc lưỡi tiếc rẻ: thôi cho mày thoát-giống như trong truyện ngụ ngôn “Con cáo và chùm nho” của Êdôp vậy. Sau hai tiếng đồng hồ, không biết chúng tôi đã đi mấy vòng ở b ãi Đá Trắng, đến khi về chỉ xách theo vẻn vẹn hơn chục con lẫn lộn cả ghẹ lẫn cúm, mà chủ yếu là cúm. Các bạn ở Côn Đảo cười ầm: “Ở đây người ta không ăn cúm đâu, vỏ nó cứng ngắc như đá”. Nhìn thành qu ả lao động suốt buổi của mình đang được mọi người cùng hấp, rồi xé chấm muối tiêu ăn ngon lành, tôi cứ ngẩn ngơ và thấy thật thú vị. Cứ như là mình đ ã đ ược học thêm một nghề mới vậy: nghề bắt còng, bắt cúm.
  8. Đêm ấy tôi về, hai chân mỏi nhừ vì lội nước và m ấy ngón tay bị ghẹ kẹp đau nhức. Mệt nhưng cũng rất vui, vì tôi đã có một kỷ niệm khó qu ên trong những ngày ở Côn Đảo.
nguon tai.lieu . vn