Xem mẫu

  1. Hồ sơ và trách nhiệm thực hiện chế độ bệnh binh đối với quân nhân là người dân tộc ít người thuộc tỉnh Quảng trị, Thừa Thiên-Huế và các tỉnh thuộc địa bàn Quân khu 5 (đối với đối tượng lập hồ sơ từ ngày 01/01/2009 trở đi) Trình tự thực hiện: Đối tượng lập bản khai kèm theo bản sao giấy chứng minh thư nhân dân (nếu có) hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường. Ủy ban nhân dân xã (phường): - Chỉ đạo các Thôn, bản xét duyệt hồ sơ; đề nghị Hội Cựu chiến binh xem xét, xác nhận; - Chỉ đạo Ban Chỉ huy quân sự xã tiếp nhận hồ sơ đối tượng, tổ chức Hội đồng chính sách xã xét duyệt; - Tổng hợp danh sách đủ điều kiện, báo cáo Ban Chỉ huy quân sự huyện. Ban Chỉ huy quân sự huyện (quận): - Tiếp nhận hồ sơ theo đề nghị của Ủy ban nhân dân các xã; phối hợp với Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội rà soát đối tượng; - Xác nhận thời gian công tác trong quân đội cho đối tượng trên cơ sở hồ sơ lưu trữ tại cơ quan (nếu có); - Tổng hợp danh sách; báo cáo bằng văn bản, hồ sơ từng trường hợp về Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố.
  2. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh (thành phố): - Tiếp nhận hồ sơ đề nghị của Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận chuyển đến, phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội rà soát đối tượng, nếu đủ điều kiện thì cấp Giấy chứng nhận bệnh tật chuyển về Quân khu thẩm định; - Bàn giao hồ sơ bệnh binh cho Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh nơi đối tượng cư trú để thực hiện chế độ; - Lưu danh sách đối tượng hưởng chế độ thuộc địa phương quản lý. Cục Chính trị quân khu: - Tiếp nhận hồ sơ do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh chuyển đến; tổ chức thẩm định, giới thiệu đến Hội đồng giám định y khoa Quân khu để giám định; - Căn cứ vào kết quả giám định, trình Bộ Tư lệnh Quân khu ký Quyết định cấp Giấy chứng nhận và trợ cấp bệnh binh; - Ký Phiếu trợ cấp bệnh binh và Giấy giới thiệu về Sở Lao động- Thương binh và Xã hội nơi đối tượng cư trú để thực hiện chế độ bệnh binh theo quy định hiện hành. Hội đồng giám định Quân khu: - Tổ chức giám định bệnh tật; - Lập Biên bản giám định bệnh tật và chuyển cho Cục Chính trị
  3. Quân khu. Cách thức thực hiện: Trực tiếp đến Ủy ban nhân dân xã (phường) để nộp hồ sơ Thành phần, số lượng a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: hồ sơ: - Bản khai cá nhân; - Biên bản Hội nghị Liên tịch thôn (bản); - Biên bản xét duyệt Hội nghị Cựu Chiến binh; - Công văn đề nghị của Ủy ban nhân dân xã, phường; - Công văn đề nghị của Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện; - Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân (nếu có) hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường nơi cư trú. b) Số lượng hồ sơ: 03 (bộ) Thời hạn giải quyết: Không quy định Đối tượng thực hiện Cá nhân thủ tục hành chính: Cơ quan thực hiện thủ a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tư lệnh Quân khu. tục hành chính: b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân
  4. cấp thực hiện (nếu có): c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Ủy ban nhân dân xã, phường. d) Cơ quan phối hợp: Ngành Lao động-Thương binh và Xã hội cấp huyện, tỉnh. Kết quả thực hiện thủ Giấy chứng nhận tục hành chính: Quyết định hành chính Lệ phí (nếu có): Không Tên mẫu đơn, mẫu tờ Bản khai cá nhân; Mẫu số 1, Công văn số 01/HD-CS ngày khai (nếu có): 02/01/2009 của Cục Chính sách TCCT hướng dẫn về việc giải quyết chế độ bệnh binh đối với quân nhân là người dân tộc ít người thuộc tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế và các tỉnh thuộc địa bàn Quân khu 5 tha m gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, về địa phương trước ngày 10 tháng 01 năm 1982. Yêu cầu, điều kiện 1. Đối tượng áp dụng: Quân nhân là người dân tộc ít người thực hiện thủ tục hành thuộc tỉnh Quảng Trị, tỉnh Thừa Thiên-Huế và các tỉnh thuộc địa chính (nếu có): bàn Quân khu 5 tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã về địa phương trước ngày ban hành Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (ngày 10/01/1982), chưa được hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hàng tháng, trợ cấp phục viên, xuất ngũ. Tiết 1.1, Điểm 1 Công văn số 01/HD-CS ngày 02/01/2009 của
  5. Cục Chính sách TCCT hướng dẫn về việc giải quyết chế độ bệnh binh đối với quân nhân là người dân tộc ít người thuộc tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế và các tỉnh thuộc địa bàn Quân khu 5 tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, về địa phương trước ngày 10 tháng 01 năm 1982. 2. Đối tượng không áp dụng: - Quân nhân sau khi về địa phương đã tham gia tổ chức phản động chống lại chính quyền hoặc xâm phạm an ninh quốc gia hoặc phạm tội khác bị tù chung thân; - Quân nhân xuất cảnh trái phép hiện đang định cư ở nước ngoài; - Quân nhân đi tập kết ở miền Bắc theo Hiệp định Giơnevơ (năm 1954) trở về miền Nam trước ngày 30/4/1975 nhưng không tham gia phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam; - Quân nhân là người dân tộc ít người ở miền Bắc chuyển vào miền Nam sinh sống sau ngày 30/4/1975. Tiết 1.2, Điểm 1 Công văn số 01/HD-CS ngày 02/01/2009 của Cục Chính sách TCCT hướng dẫn về việc giải quyết chế độ bệnh binh đối với quân nhân là người dân tộc ít người thuộc tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế và các tỉnh thuộc địa bàn Quân khu 5 tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, về địa phương trước ngày 10 tháng 01 năm 1982. Căn cứ pháp lý của thủ Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số tục hành chính: 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005;
  6. Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng; Thông tư số 166/2006/TT-BQP ngày 28/9/2006 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thủ tục hồ sơ, thẩm quyền công nhận, quy trình lập hồ sơ người có công với cách mạng; Công văn số 01/HD-CS ngày 02/01/2009 của Cục Chính sách TCCT hướng dẫn về việc giải quyết chế độ bệnh binh đối với quân nhân là người dân tộc ít người thuộc tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế và các tỉnh thuộc địa bàn Quân khu 5 tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, về địa phương trước ngày 10 tháng 01 năm 1982.
nguon tai.lieu . vn