Xem mẫu

  1. Hình thức & nội dung sáng tạo Nguyễn Hoàng Đức Ngày nay Lẽ ra bài có tên là: Viết thế nào? Viết cái gì? Nhưng vì đó là cách người ta đã dùng quá nhiều nên hôm nay chúng ta sẽ bàn thẳng vào vấn đề cũng như tên gọi bên trong của nó: Viết thế nào tức là hình thức, viết cái gì tức là nội dung. Có không ít lần người ta cứ bàn quanh đi quanh lại việc viết văn nói riêng và sáng tạo nghệ thuật nói chung rằng, người thiên về viết thế nào liền bảo: ôi dào! Cuộc đời bao giờ chẳng vậy, thôi thì mưu sinh, lo thăng quan tiến chức, vật vã yêu đương sinh nở, nên viết thế nào mới là quan trọng. Người thiên về viết cái gì liền nói: xưa nay, các nghệ sĩ có tư tưởng bên trong tác phẩm (các nhà mỹ học van gọi đó là tính đề tài) vẫn là những nghệ sĩ tiên phong: còn viết thế nào dù hoa hoè hoa sói ảo thuật các kiểu mà không chứa cái gì bên trong chỉ là nghệ thuật rỗng tuếch, là thứ hạng hai, hạng ba mà thôi. Những người viết thế nào tức chủ trương hình thức còn nói: trong trường hợp nghệ thuật lấy hình thức làm nội dung thì sao? Chẳng hạn như hội hoạ, chỉ có mầu và hình và người ta chỉ có mỗi mục đích là hình thức để nhắm tới, mọi nội dung cũng phải tìm cách trở thành hình thức thì hình thức hay nội dung quan trọng? Những người chủ trương theo hình thức đó đã quên rằng: trong rất nhiều cuộc hội thảo về nghệ thuật, người ta thường nhắc đi nhắc lại một phương ngôn rất hiện đại có tính nguyên lý của danh hoạ Picasso: "Tôi vẽ cái tôi nghĩ chứ không vẽ cái tôi nhìn thấy". Không có môn nghệ thuật nào có thể biến chuyển nhiều nội dung sang hình thức như hội hoạ, chẳng hạn hình thức của văn học chỉ là con chữ, một mẫu mực hiện lên thuần tuý, nhưng hội hoạ thì khác hẳn, có vô vàn màu sắc và nó dựng lên trước mắt người ta một hình thức thật hoàn hảo kỳ vĩ, như người Trung Quốc xưa đã nói: "ngũ sắc mà khôn xiết nhìn". nhưng ngay cả với hội hoạ, danh hoạ Picasso một bậc thầy, một nhà tiên phong đã giáng một đòn không còn góc nào khoan nhượng cho cái gọi là “Viết thể nào” cũng là cái hình thức. Không chỉ hội hoạ, mà nghệ thuật hiện đại nói chung đều tiến tử nhiếp ảnh lên phác họa. Nhiếp ảnh là gì? Xưa kia vì chưa có máy ảnh, dù hoạ sĩ, nhà thơ, nhà văn hay nhạc sỹ, đi đâu người ta cũng tìm cách lưu giữ lại những hình ảnh của cuộc sống. Hoạ sĩ thì vẽ phong cảnh, vẽ người. Nhà thơ thì tả phong cảnh, tả tình. Nhà văn thì kể chuyện, miêu tả. Nhạc sĩ thì diễn đạt âm thanh. Nhưng nghệ thuật mới hiện đại đã vượt qua nhiếp ảnh, chỉ vì lẽ hiển nhiên máy ảnh đã xuất hiện, nó là kẻ lưu giữ chính xác, trung thành, và nghệ thuật phải tìm ra hướng phác hoạ: nghĩa là vẽ cả hình thức bên ngoài lẫn cảm xúc bên trong, cả cái nhìn thấy lẫn cái không thể thấy... Không chỉ hội họa, ngay cả thời trang là ngành mà mọi sự đòi hỏi dường như chỉ tập trung vào hình thức, vậy mà trên các sàn diễn thời trang nổi tiếng nhất thế giới, tuần nào chúng ta cũng được nghe những nhà thiết kế hàng đầu nói rằng: tôi muốn chuyển tải ý tưởng này, ý tưởng kia vào thời trang.
  2. Giờ chúng ta hãy đi thẳng vào trung tâm của nội dung và hình thức. Có một câu nói nổi tiếng vô song về đề tài này là: "Áo lễ không làm nên thầy tu, nhưng chẳng thầy tu nào không mặc áo lễ". Quả là chí lý! Thầy tu chính là nội dung, còn áo lễ chỉ là hình thức. Bộ áo lễ làm sao có thể hoá thầy tu nếu như quàng nó lên vai kẻ cha căng chú kiết nào đó, hắn đã mặc áo lễ, nhưng có giảng được kinh sách đâu, vì áo lễ đâu có thể thay thế bệ não chưa từng đọc kinh của hắn. Nhưng nếu như có một thầy tu, thầy có thể giảng đạo với một chiếc quần xà lỏn trên người không? Chắc hẳn đã là thầy tu thì phải mặc áo lễ. Phương ngôn trên dẫn chúng ta đến một nhận thức chắc chắn bất di bất dịch là: nội dung tác phẩm không thể nào thoát ly hình thức của tác phẩm, ngược lại, hình thức của tác phẩm cung không thể xa lia nội dung của nó. Đã đành như thế rồi, nhưng cuộc tranh luận vẫn cứ xảy ra: nhưng cái nào quan trọng hơn cái nào? Nội dung hay hình thức? Thầy tu hay áo lễ? Ở đời có đi có hơn, có trèo có ngã, nhưng cái ngã của hành động phải hơn ngồi chờ dưới gốc sung. Câu hỏi cái nào hơn lúc này đã dễ trả lới hơn hẳn lúc đầu tất nhiên là: thẩy tu quan trọng hơn áo lễ vì để đào tạo mót thầy tu người ta phải mất 10 năm nhưng để may một áo lễ, người ta chỉ mất có ba ngày. Và như vậy hiển nhiên nội dung quan trọng hơn hình thức. Chính thế mà kịch tác gia nổi danh Beltold Brecht đã qủa quyết: “Văn học mà không có triết học chỉ là trò bếp núc". Còn một câu nói khác chúng ta thường xuyên nghe trong nghệ thuật: nghệ sĩ có thể chưa phải nhà tư tưởng nhưng trong tác phẩm không thể nào không có tính tư tưởng. Hãy thử hình dung vài tác phẩm của các tác giả lớn nhất của mọi thời đại thì thấy: “Đônki – hôtê của Cervantes đã bàn đến chàng hiệp sĩ đi lang bạt kỳ hồ để tìm kiếm danh dự hiệp sĩ, danh dự không phải là điều quan trọng nhất của con người sao? “Anh em nhà Caramadốp" của Oostoievski bàn đến tính nhân bản soi chiếu cùng bảng giá trị vĩnh cửu của loài người trong đó có đức tin thần học, đó không phải điều hệ trọng hàng đầu sao? "Vụ kiện” của Katka bàn đến công lý đã bị quyền lực biến thành phi lý, đó không phải nỗi đau nhói bức thường trực của xã hội loài người sao? Hay "AQ chính truyện" của Lỗ Tấn vẽ ra hình thức của một tâm hồn dân tộc đã mặc chiếc áo như vậy, không phải là bài học cảnh tỉnh hàng đầu ư? Trở lại vấn đề của chúng ta, có hình thức mà không có nội dung sẽ thành cái gì? Chúng ta thử ngắm vị chuyên gia lo phục trang cho một vở kịch (hoặc bộ phim), các bộ trang phục đã xong, một bộ mũ áo cân đai dành cho viên tướng, một bó sắc phục dành cho công chức, một bộ nâu sồng dành cho nông dân, và bộ rách tả tơi vá chằng vá đụp dành cho ăn mày. Trang phục đã may xong, hơn thế còn được mặc lên người các diễn viên. Thế là phần hình thức đã xong, nhưng còn nội dung? Viên tướng sẽ nói gì để xứng với bộ trang phục? "Tiến lên!" đó là khẩu lệnh của lòng dũng cảm (cũng có thể là sự liều lĩnh thiếu suy xét). "Rút lui!" đó có thể là sự hèn nhát (cũng có thể là dụng mưu).' "Hãy khoan! Đừng bắn! Phía đó là khu dân cư! đó có thể là lòng nhân hậu. Còn hai kẻ ăn mày có thể nói cùng nhau: "Này, bà lão này đã cho chúng ta đồng xu cuối cùng, nghĩa là bằng cả tài sản của nhà giầu!". Đó là câu nói chất đầy tư duy cũng như khả năng phản tỉnh sâu sắc của tâm hồn. Hình thức không có nội dung, chẳng khác nào nhân vật đã đội mũ đi hia mà không hành động cũng chẳng phát ngôn. Lúc đó sẽ thành nhân vật câm, cũng như tác phẩm câm nín. Hoặc nói như nhân gian: "vô tích sự" có mà như không!
  3. Tại sao triết gia Anstote lại cho rằng: công lý là vẻ đẹp nhất của tâm hồn? Vì công lý là cái lý của chung dạng người ta yêu thương nhau, chỉ khi nhận biết "được lòng ta xót xa lòng người người ta mới có thể sống hoà hợp với nhau. Trái lại nếu sống đòi "khôn ăn người” tức đặt địa vị của người khác xuống phục vụ lợi ích của mình, người ta sẽ không tránh khỏi những xung sát. Nhiều văn hào đã đồng ý nội dung chí tử của sáng tạo là: sự thật là điểm nút cho mọi thứ ở đời. Vì sự thật là sự thật không cách gì chối bỏ, và nó hiển nhiên trở thành công lý, bắt mọi người phải tuân thủ. Thi hào Goethe có nói: ‘Ai thẳng thắn với bản thân và với người khác thì bao giờ cũng có phẩm chất hết sức quý báu của những tài năng vĩ đại". Một ông tướng trên sân khấu cuộc đời (hoặc sân diễn) có trở thành viên tướng thực sự không nếu không phát ngôn đúng chức năng của mình? Sự thật cũng chính là cái trở nên tư tưởng của tác phẩm, vì chỉ khi người ta đối thoại nhân danh sự thật và đi tìm sự thật, công lý mới hiển lộ. Sự thật là cái không thể làm mới được, cũng không thể cách tân được, bởi đơn giản sự thật là sự thật. Tư tưởng cũng vậy, bởi vì tư tưởng chân chính bắt nguồn tử sự thật. Các nhà văn Tây Ban Nha có xu hướng cho rằng: hãy viết tác phẩm như cuộc đời không cần cách tân gì cả (chủ nghĩa bảo thủ của Anh quốc chắc cũng tồn tại vì quan niệm tương tự). Nhà tư tưởng P.Claudel thì phát ngôn mạch lạc rõ ràng: "Đối với mọi sự vật cũng như đối với mỗi bài thơ chỉ có cách làm mới duy nhất là làm thật, và chỉ có cách làm trẻ duy nhất đó là vĩnh hằng". Sự thật không bao giờ cũ, vì lẽ hiển nhiên không có sự thật nào khác có thể thay thế được sự thật đó. Như vậy sự thật là vĩnh cửu. Điều này cũng chẳng có gì khó hình dung vì trong nguyên lý sáng tạo: chân - thiện - mỹ, thì cái chân luôn luôn được xếp lên hàng đầu. Người phương Tây có câu: "Hãy nói ra ý kiến của anh, tôi sẽ hiểu anh là người thế nào". Tất nhiên chúng ta có quyền bày tỏ: viết thế nào hay viết cái gì, cái đó tuỳ thể tạng mỗi người, người thợ may thì phải chú trọng "viết thế nào" hơn, còn nhà tư tưởng phải chú trọng "viết cái gì" hơn. Nhưng tất nhiên: viết thể nào không cách gì sánh nổi viết cái gì. Vì, viết thế nào chỉ là nghệ thuật trang trí mua vui, còn viết cái gì như Hegel nói: "Những tư tưởng dẫn dắt thế giới". Một đằng là nô bộc dù xinh xắn, một đằng là ông chủ dù còn thô ráp. Nguồn: Ngày nay
nguon tai.lieu . vn