Xem mẫu

  1. Hệ Tại... Gia Sưu Tầm Hệ Tại... Gia Tác giả: Sưu Tầm Thể loại: Truyện Cười Website: http://motsach.info Date: 22-October-2012 ăm học mới bắt đầu. Biết các bác đang bộn bề bê bối, đáng nhẽ dân đen bọn cháu nên an phận thủ thường, tập trung vào cái “vi mô” như đưa con đón cháu, khuân sách vác vở... để các bác lo toan các bài toán “vĩ mô”. Nhưng thú thật, thấy các bác vất vả mà thương quá! Nhà cháu trong khi trằn trọc nghĩ cách hoàn thành nghĩa vụ đóng học phí đầu năm mới sực nảy ra một ý. Này nhé, hiện nay đang có chủ trương “xã hội hóa giáo dục”. Theo nhà cháu hiểu, chủ trương này nhằm huy động sức lực của xã hội vào việc chăm lo cho giáo dục! Nhưng chật vật quá phải không? Thật ra việc này dễ ợt! Muốn mọi người tích cực tham gia chỉ cần đưa nó lên một tầm cao mới, đến tột đỉnh... Đó là “giáo dục hóa... xã hội”. Đến mức này rồi, rõ ràng việc giáo dục là của dân, ắt họ phải lo thôi! Nói thì nghe rối như vậy. Nhưng biện pháp tiến hành dễ ợt! Chỉ cần “đa hệ” thêm một chút nữa. Nghĩa là ngoài những gì đang có như chính qui, tại chức, dân lập, từ xa..., chỉ cần thêm một hệ đào tạo mới, đó là “hệ tại... gia”! Nó tương tự như hệ tại chức của người lớn nhưng dành cho trẻ con. Hoạt động theo nguyên tắc “học tại nhà, ra thi tại lớp”. Nghĩa là cứ giao phó việc dạy cho gia đình lo, bọn học trò cứ phởn phơ ở nhà mà học. Bố mẹ, anh chị sẽ đảm đương việc dạy dỗ chúng, còn các bác chỉ lo mỗi việc tổ chức thi cử, cấp bằng. Xin phép trình bày một số ưu điểm của hệ này: Thứ nhất, nó sẽ giải quyết toàn bộ những “tâm tư” về cơ sở vật chất từ đó đến giờ. Lúc này làm gì còn tình trạng thiếu trường thiếu lớp, ca bốn ca ba, bàn cao ghế thấp, bảng lóa bảng mờ...! Kể cả tình trạng thiếu giáo viên sẽ không còn nữa. Thậm chí các bác còn phải lo bố trí việc làm cho họ đấy!... Nó sẽ giúp chấm dứt ngay hiện tượng học thêm đang làm các bác đau đầu. Không có ai lại ép con xin tiền mẹ đóng cho bố để học thêm bao giờ... Ngoài ra, nó còn khẳng định trách nhiệm giáo dục một cách cụ thể. Lúc này rõ ràng “con hư tại mẹ” còn trò hư đương nhiên là tại... cha! Giữa nhà và trường không còn nhập nhằng đổ lỗi cho nhau. Thứ hai, nó sẽ giảm tải cho phụ huynh! Từ nay chấm dứt cảnh sáng đưa trưa đón, chiều chờ đêm đợi... Vĩnh biệt chạy đua vào lớp chọn trường chuyên... Và nhất là khỏi ưu tư về “phí” học. Bọn học trò...? Bảo đảm là chúng sẽ sung sướng vô ngần? Nào là khỏi mang khỏi vác, không phải soạn bài, giã từ roi vọt, thôi đứng cột cờ, hết lo bị liếm ghế... Chao ơi! Có “môi trường thân thiện” nào tuyệt diệu hơn... nhà mình nữa! Trang 1/2 http://motsach.info
  2. Hệ Tại... Gia Sưu Tầm Nhà cháu hiểu các bác còn đang e ấp về chất lượng phải không? Việc này cứ vô tư! Làm sao có thể thấp hơn... kỳ tuyển sinh đại học vừa rồi được!... Còn chỉ tiêu vưỡn hoàn toàn nằm trong tầm khống chế của các bác. Cứ việc tổ chức thật “nghiêm túc” như các kỳ thi tốt nghiệp, làm sao chúng... rớt được mà lo. Kết quả sẽ cực kỳ rực rỡ! Sợ phụ huynh không đủ “sư phạm” ư”?! Đừng ngại, vì tương lai con em của mình họ phải cố gắng học tập. Họ sẽ lần lượt “tiểu học hóa”, “cơ sở hóa”, “phổ thông hóa”, “cao đẳng hóa”, “đại học hóa”... Dần dần chả mấy chốc mà “hóa” thành... tiến sĩ như chơi... Thật ra nó còn rất nhiều ưu điểm nữa mà nhà cháu không sao kể xiết... Thưa các bác! “Hệ tại gia”, nói cho cùng, không phải là sáng kiến mới mẻ gì đâu. Nó chỉ hợp thức hóa những gì đang được vận hành thôi, đừng sợ thiên hạ bị sốc! Chẳng phải từ trước đến nay bọn trẻ đến “nhà trường” nhưng vẫn học tại “trường... nhà” đấy ư?! Trang 2/2 http://motsach.info Powered by TCPDF (www.tcpdf.org)
  3. Hên Và Xui Sưu Tầm Hên Và Xui Tác giả: Sưu Tầm Thể loại: Truyện Cười Website: http://motsach.info Date: 22-October-2012 ó một ngôi chùa ở một nơi xa xôi nào đó... có 3 vị sư tăng đang tu hành. Thời gian tu hành là 100 năm với điều kiện là trong 100 năm đó họ không được mở miệng nói bất cứ một lời nào. Cho tới ngày cuối cùng của năm thứ 99 thì chùa hết gạo và 3 người phải xuống núi mua gạo. Trên đường đi trở về, vì đường dốc cao quá nên đã có một bao gạo bị rớt khỏi xe thồ nhưng vị sư thứ nhất mải lo đẩy nên không hề để ý. Vị sư thứ hai ra dấu cho vị sư thứ nhất báo là đã rớt bao gạo nhưng diễn tả mãi mà vị sư thứ nhất cũng không hiểu, thế là vị sư thứ hai nổi nóng và quát: Tôi diễn tả tới như vầy mà cũng không hiểu à, đồ con bò... Vị sư thứ nhất liền trả lời: Chết ngươi rồi... ngươi dám nói chuyện à? Lúc này vị sư thứ ba cười phá lên và nói: Hên quá! Mình chưa nói... Trang 1/1 http://motsach.info Powered by TCPDF (www.tcpdf.org)
  4. Heo Đi Cày Sưu Tầm Heo Đi Cày Tác giả: Sưu Tầm Thể loại: Truyện Cười Website: http://motsach.info Date: 22-October-2012 hà tui không nuôi bò, chỉ có một bầy heo với một bầy trâu. Đứng trong nhà dòm ra thì chuồng trâu ở phía tay trái, chuồng heo ở phía tay mặt. Ở xứ này, mùa mưa là muỗi kêu như sáo thổi, trâu hay heo gì cũng phải giăng mùng cho nó ngủ. Đầu canh năm, bà nhà kêu tui thức dậy, mở chuồng lùa trâu ra ruộng cày. Tui chỉ để ý một điều là lúc ngủ phải quay đầu vô vách để khi giật mình đứng lên, đi ngay ra mở chuồng trâu phía tay trái, rồi lùa đi. Giống trâu ở nhà tui là giống trâu "phồn" rất to con và mạnh: vai ngang, bụng eo thắt, mông to... Hôm đó, hừng đông, tui lùa hai con trâu "phồn" ra ruộng, gách ách cày. Nhưng không hiểu sao hai con trâu hôm ấy chúng lại cày hăng quá, bước đi ào ào nhanh vô cùng. Khoảnh đất một mẫu tây, cặp trâu đã cày khoảng được gần một nửa thì mặt trời ló mọc. Cặp trâu bắt đầu đi chậm lại, tui cứ cầm cày, mặt ngó xuống đường cày, miệng la: "Ví! Thá!...", tay thì quất roi tới tới. Nhưng lạ đời, chẳng những hai con trâu không chịu nghe "ví, thá" gì mà miệng cứ thở hồng hộc, bước đi lệch bệch... Cày thêm một lúc nữa, hai con nằm ì ra. Tui nổi giận đánh mỗi con một roi thật mạnh. Nó la một tiếc "éc". Đến chừng nhìn kỹ lại tui mới bật ngửa ra... Hồi khuya, vì vợ tui sửa lại cái chõng ngủ ngược đầu, trước khi đi ngủ tui quên để ý. Đến chừng nghe bả kêu, ba sờ ba sết bật dậy, tui cứ đi ngay ra mà mở chuồng phía tay trái như hằng bữa. Ai ngờ mở lộn nhằm chuồng heo. Trang 1/1 http://motsach.info Powered by TCPDF (www.tcpdf.org)
nguon tai.lieu . vn