Xem mẫu

  1. Hãy lắng nghe từ số 0 Hãy lắng nghe từ số 0 - hay nói cách khác là làm trống chiếc ly (empty the cup) trước khi rót nước vào. Nghe tưởng chừng đơn giản nhưng ngẫm lại vô cùng khó! Có người sẽ nói: có gì mà khó? Ngồi yên mà nghe, đừng chặn họng người nói thì là lắng nghe rồi! Khi bắt đầu một cuộc đối thoại, chắc rằng không ai trong chúng ta mong muốn đi đến kết cục là người kia chẳng buồn nhìn mặt mình nữa. Vậy tại sao những cuộc đối thoại của chúng ta lại thất bại mặc dù chúng ta không hề muốn? Khi một chiếc ly đã đầy nước, bạn rót thêm, nước sẽ tràn ra ngoài. Hay nói cách khác, trong chiếc ly đó đã đựng đầy nước của bạn, còn chỗ nào để rót nước người kia mang tới? Đã khi nào nhân viên nộp đơn xin nghỉ với lý do “việc cá nhân” vì sau khi nói chuyện với bạn mà khi đó bạn liên tục hỏi tại sao việc đơn giản như vậy mà em làm mấy ngày không xong, trong khi tôi bấm chuột 3 cái là xong? Đã khi nào bạn muốn dàn hòa với người mà bạn có mâu thuẫn, bạn sẵn sàng nhường nhịn nhưng rồi vẫn như mặt trăng - mặt trời? Trước khi nói chuyện với nhân viên, trong tâm thức “sếp” là cả một ly nước đầy hương vị, màu sắc, có cả ma trận học thuật tinh anh, kinh nghiệm xông pha chiến trường, bằng khen ghi nhận thành tích. Ly nước này đặt trước mặt một cậu nhân viên mới đi làm 1 năm và cậu không biết làm việc… Vậy thì còn chỗ nào để đổ nước của cậu nhân viên vào? Lên càng cao thì cái tôi của mỗi người càng lớn, một người sếp được nhân viên tâm phục khẩu phục, chưa hẳn đã là một người tài cao học rộng, nhưng chắc chắn phải là người biết lắng nghe. Bản thân từ “lắng
  2. nghe” đã có phần hồn và phần tình trong đó. Hãy lắng lòng mình lại để nghe người đối diện bằng cả trái tim và trí óc của bạn. Chắc bạn cũng từng dự nhiều cuộc họp mà trong cuộc họp ấy chỉ có 1 người độc thoại. Đó là sếp. Sếp thao thao bất tuyệt từ phần việc của sếp đến phần việc nhân viên, từ chiến lược phát triển đến mấy việc nhỏ như con ốc vít… Nhân viên ngồi nghe ngao ngán và họ cảm thấy rất thừa, chẳng có giá trị gì trong những buổi họp như vậy. Nếu sếp biết dừng lại để lắng nghe thì từ hàng chục con người kia, chắc chắn phải có một ý kiến sẽ tạo nên thành tích cho công ty. Còn có một kiểu lắng nghe khác cũng quan trọng không kém là lắng nghe khi nhân viên phạm lỗi lầm. Lắng nghe không phải để sếp bỏ qua, tha thứ, không trách phạt mà chỉ đơn giản các nhân viên phạm sai lầm cũng muốn biết lý do gì khiến họ sai lầm như vậy, có được một người sếp khách quan chỉ ra cho họ thấy con đường nên đi tiếp để không phạm phải lần nữa. Ở công ty DGW chúng tôi có một văn hóa gọi là “tuyên bố sự cố” khi gặp phải rắc rối có thể ảnh hưởng tới việc hoàn thành mục tiêu. Chúng tôi kêu gọi những người liên quan cùng đóng góp ý kiến và giúp đỡ. Cách đây vài tháng tôi nhận được email “tuyên bố sự cố” của một người mà tôi đang đặt hết niềm tin và tâm huyết để đào tạo thành một quản lý cấp cao. Bạn nhân viên này chia sẻ về việc… có bầu lần thứ hai. Nhìn vào mục tiêu chồng chất của bộ phận, mục tiêu phấn đấu lên vị trí manager của bạn, cảm giác của tôi lúc đó là mắt hoa và tai ù. Lấy hết sức bình tĩnh, tôi gõ vào bàn phím: em cho chị mấy ngày để “empty the cup” rồi chị em mình sẽ nói chuyện nhé. Cho đến bây giờ, khi ngày ngày chứng kiến sự nỗ lực và trưởng thành vượt bậc của “bà bầu manager” đó, tôi cảm thấy điều tự hào nhất trong bao nhiêu năm làm sếp của mình là đã đủ bình tĩnh và sáng suốt “đổ đi bao nhiêu ly nước” để đặt mình vào vị trí của nhân viên và cùng nhân viên
  3. hoạch định lại một mục tiêu khác không ảnh hưởng tới sự phát triển của tổ chức, nhưng cũng hài hòa với thiên chức làm mẹ lần thứ hai của bạn.
nguon tai.lieu . vn