Xem mẫu

  1. Hãy cho trước khi nhận
  2. Một chàng trai bị lạc giữa sa mạc rộng lớn. Anh mệt lả và khát khô cổ, sẵn sàng đánh đổi bất cứ cái gì chỉ để lấy một ngụm nước mát. Đi mãi đi mãi, đến khi đôi môi anh đã sưng lên nhức nhối, thì thấy một căn lều cũ, rách nát, không cửa sổ. Hãy cho trước khi nhận Anh nhìn quanh căn lều và thấy ở một góc tối có một cái máy bơm nước cũ đã gỉ sét. Tất cả mọi thứ trở nên lu mờ bên cạnh cái máy bơm. Anh vội vã bước tới, vịn chặt tay cầm, ra sức bơm. Nhưng không có một giọt nước nào chảy ra. Thất vọng, anh nhìn quanh căn lều. Lúc này anh mới để ý thấy một cái bình nhỏ. Phủi sạch bụi cát trên bình, anh đọc được dòng chữ nguệch ngoạc viết bằng cách lấy viên đá cào lên: "Hãy đổ hết nước trong b ình này vào cái máy b ơm. Và trước khi đi, nhớ đổ nước đầy vào bình".
  3. Anh b ật nắp bình ra và đúng thật, trong bình đầy nước mát. Bỗng nhiên, anh bị rơi vào một tình thế bấp bênh. Nếu uống ngay chỗ nước trong bình, chắc chắn anh có thể sống sót. Nhung nếu đổ hết nước vào cái máy bơm cũ gỉ, có thể nó sẽ bơm được nước trong lành từ sâu trong lòng đất - rất nhiều nước. Anh cân nhắc khả năng của cả hai lựa chọn: nên mạo hiểm rót nước vào máy bơm để có nguồn nước trong lành, hay uống nước trong cái bình cũ và coi như không đọc lời chỉ dẫn. Dù sao, lời chỉ dẫn không biết đã ở đó bao lâu rồi và không biết có còn chính xác không. Nhưng rồi cuối cùng, anh cũng quyết định rót hết nước vào cái máy bơm, và tiếp tục nhấn mạnh cái cần, một lần, hai lần... chẳng có gì xảy ra cả! Tuy ho ảng hốt, nhưng nếu dừng lại anh sẽ không còn một nguồn hy vọng nào nữa, nên anh tiếp tục kiên trì bơm..., lần nữa, lần nữa... nước mát trong lành bắt đầu chảy ra từ cái máy bơm cũ kỹ. Anh vội hứng nước vào bình và uống. Cuối cùng, anh hứng nước đầy bình để dành cho người lạc đường như anh sẽ đến đây. Anh đậy nắp bình rồi viết thêm một câu dưới dòng chữ có sẵn. "Hãy làm theo chỉ dẫn trên. Bạn cần cho trước khi có thể nhận". Câu chuyện trên đây chứng minh cho một chân lý đơn giản: hãy cho trước khi nhận, nhưng nhiều khi ta quên khuấy mất điều này. Nhiều khi, chúng ta chỉ biết yêu cầu những “cái bơm” mà chúng ta gặp trên đường đời hãy cho ta thật nhiều nước mà quên mất rằng trước tiên ta cần cho những “cái bơm” đó một chút nước. Khi đi xin việc ta thường có khuynh hướng chỉ nghĩ đến nỗi niềm “bức xúc” của bản thân: tìm được việc. Ta quên m ất rằng các nhà tuyển dụng cũng đang có nỗi niềm “bức xúc” của họ: tìm được người làm được việc.
  4. Nên nhớ, ta “khát” việc bao nhiêu thì các nhà tuyển dụng cũng “khát” người làm được việc bấy nhiêu. V ậy thì, thay vì đặt câu hỏi: “Tôi muốn gì? Làm thế nào để đáp ứng đ ược ước muốn của tôi?”, bạn hãy đặt câu hỏi: “Nhà tuyển dụng muốn gì? Làm thế nào để đáp ứng được ước muốn của nhà tuyển dụng?” Nghe có vẻ đ ơn giản nhưng trên thực tế không nhiều người áp dụng được điều này. Tôi đã có cơ hội đọc nhiều đơn xin việc và phỏng vấn nhiều ứng viên. Tôi rất ngạc nhiên nhận thấy nhiều ứng viên có hiểu biết rất “mơ hồ” về nhà tuyển dụng cũng như về yêu cầu công việc mà họ dự tuyển. N ếu bạn đã dành nhiều thời gian để tìm kiếm công việc đáp ứng được nguyện vọng của bạn, thì tại sao bạn không dành ngần đó thời gian (hay nhiều hơn nữa) để tìm hiểu về công ty (tổ chức) mà bạn dự tuyển. Bạn có thể tìm hiểu cặn kẽ thêm thông tin hay tìm hiểu thêm những chi tiết thú vị về sự hình thành, phát triển và hoạt động của công ty. Bạn cũng nên dành nhiều thời gian để phân tích kỹ càng yêu cầu công việc của vị trí tuyển dụng và phân tích vì sao bạn tin rằng bạn đáp ứng tốt những yều cầu đó. Trong đơn xin việc và khi đi phỏng vấn, thay vì nói nhiều về điều bạn muốn “có”, muốn “nhận”, bạn hãy tạm gác bản thân mình và niềm "bức xúc" của bản thân (muốn có việc làm) sang một bên và dành nhiều thời gian nói về những thứ bạn muốn “cho”, muốn “cống hiến” cho công ty. Hãy chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đã bỏ nhiều thời gian, công sức để tìm hiểu về công ty cũng như tìm hiểu về yêu cầu công việc của vị trí tuyển dụng.
  5. Làm được như vậy bạn sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong nhà tuyển dụng và chắc chắn cơ hội họ cho bạn một công việc, cho bạn một dòng suối nước ngọt ngào sẽ tăng lên. Và cho dù nếu nhà tuyển dụng không cho bạn một dòng nước mát thì chắc chắn những kiến thức và hiểu biết về công ty, về vị trí tuyển dụng sẽ giúp ích cho bạn ít nhiều trong quá trình xin việc sau này. Chúc bạn sớm tìm được việc, sớm tìm được một dòng suối mát, và đừng quên hãy thử cho đi một ít nước trước!
nguon tai.lieu . vn