Xem mẫu

  1. Hạnh Phúc Gia Đình 3 Điều chàng cần ở một người vợ Là bàn tay dịu dàng chăm sóc, là người bạn đồng hành cả cuộc đời. Trước tiên, anh ấy cần được ngưỡng mộ và tôn trọng. Vợ phải là người hiểu và đánh giá cao giá trị và những thành tựu mà anh ấy đạt được hơn bất kỳ thứ gì. Hãy giúp anh ấy duy trì sự tự tin và con đường đi mà anh ấy lựa chọn. Hãy tự hào về người chồng mình, nhưng đừng làm như thể đó là trách nhiệm. Hãy thể hiện sự ngưỡng mộ thực sự dành cho người đàn ông mà bạn yêu thương, người mà bạn sẽ gắn bó và chia sẻ cả cuộc đời. Một cuộc sống lứa đôi nồng nhiệt Hãy trở thành người tình tuyệt vời của chàng. Hãy tự tìm hiểu xem mình cần gì, muốn gì và cho chàng biết. Cả hai sẽ cùng nhau học tập những kinh nghiệm để cuộc sống the phòng trở nên thoải mái và ngọt ngào hơn; từ đó tạo sự gắn bó bền chặt cho cuộc hôn nhân . Gia đình là nguồn cổ vũ tinh thần Đó là một gia đình với bầu không khí thanh bình và yên tĩnh. Hãy để ngôi nhà là nơi nghỉ ngơi, là nơi trẻ hóa tâm hồn và cuộc sống của tất cả mọi người. Chỉ có
  2. bạn mới có thể tạo nên hạnh phúc cho chính bạn và những người mà bạn yêu thương mà thôi. Người tình hấp dẫn Hãy làm chủ cả vẻ đẹp bên trong và bên ngoài của mình. Hãy làm cho anh ấy tự hào về bạn cả khi hai người ở ngoài xã hội và ở chốn riêng tư. Hãy tập thể dục để giữ vóc dáng đã từng làm anh ấy si mê. Hãy làm tóc, trang điểm và mặc những bộ quần áo đẹp…, trong khuôn khổ mà anh ấy cho phép và thấy hấp dẫn. Bạn làm thế là để chinh phục anh ấy mà, cho nên phải hiểu khẩu vị của anh ấy chứ. Một người bạn đồng hành cho cả cuộc đời Đừng quên tiếp tục phát huy những sở thích chung của hai người. Hãy khám phá những hoạt động mà anh ấy thích nhất và tìm cách trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực đó. Nếu không thể, hãy khuyến khích anh ấy tìm những người có cùng sở thích để họ có thể chia sẻ cùng nhau. Hãy trở thành người bạn tốt nhất của anh ấy, là người mà anh ấy thường chia sẻ với bạn những hoạt động mà anh ấy yêu thích. Đừng là chiếc loa phát thanh Cũng đừng coi anh ấy là một rô-bốt siêu hạng không biết mệt mỏi và có trái tim bằng thép. Thực ra, anh ấy luôn phải gồng lên trước trách nhiệm nặng nề mà xã hội và gia đình đặt lên vai anh ấy. Hãy hiểu và cố gắng xua tan những mệt mỏi đó nhé. Đừng tạo thêm áp lực cho anh ấy.
  3. Hãy biến ngôi nhà thành nơi nương náu bình yêu nhất, ở đó có sự dịu dàng của bạn sẽ làm cho anh ấy không bao giờ muốn long rong ngoài đường với mấy tay bạn nhậu. Hãy thật kiên nhẫn trước những lỗi lầm của anh ấy. Và nhớ rằng, không một người chồng nào phủ nhận những hy sinh mà bạn dành cho họ, nếu như bạn thành tâm làm và bền bỉ hy vọng. Sỉ nhục con cái - chuyện không nhỏ Tránh những lời lăng mạ xúc phạm đến lòng tự ái của trẻ. Vì bất lực, nóng giận không ít bậc cha mẹ tuôn ra những lời nhục mạ, xúc phạm con cái. Họ tưởng như vậy là đang răn dạy con, song những lời độc địa, chua cay ấy có sức mạnh phá hoại ghê gớm, còn hơn cả đòn roi. Những nhát dao vô hình “Em không hiểu sao mẹ em lại có thể nói với em những lời cay độc đến thế. Giá mẹ cứ đánh, em còn đỡ thấy đau lòng hơn. Đằng này những lời xỉ vả của mẹ khiến em cảm thấy minh là đứa ngu đần, vô tích sự. Có lúc em nghĩ có khi mình chết đi, chắc bố mẹ mừng lắm... Sau này có con, em sẽ không đối xử với nó như bố mẹ em đối xử với em!”. Đó là tâm sự của một em gái 15 tuổi. Không biết khi đọc những dòng này, có ông bố bà mẹ nào giật mình không? Cũng chỉ vì không đỗ đại học, cô bé T. ở Hưng Yên bị cha mẹ mắng nhiếc: “Cũng cơm ấy, gạo ấy, con người ta thi đâu đỗ đấy. Đằng này chỉ giỏi đua đòi, ăn diện. Không biết chúng tao còn dám ngẩng mặt lên với ai được nữa”. Xấu hổ, buồn chán, quẫn trí, cô bé đã dại dột uống thuốc ngủ tự tử. May mà gia đình kịp
  4. phát hiện ra, nếu không, không biết đến bao giờ họ mới thôi ân hận về sự quá lời của mình. Nguyễn Văn T., 16 tuổi, là một em học sinh trường giáo dưỡng Thanh Trì, Hà Nội. Do bỏ nhà đi và có những hành vi vi phạm pháp luật nên em đã được đưa vào trường này để học tập. Em đã tâm sự rằng: Nếu hết thời hạn học tập, cháu xin ở lại đây hoặc đi đâu tiếp thì đi chứ dứt khoát không về nhà. Cháu không thích bị rủa là đồ ăn hại!... Đâu là nguyên nhân? Không hiểu biết Nói rằng cha mẹ sỉ nhục, nhiếc mắng con cái là vì họ không yêu con là không đúng. Trong khi nói ra những lời cay độc, họ vẫn luôn nghĩ rằng có thế nó mới thấy mà sửa chữa khuyết điểm. Bất lực trong giáo dục Khi con có lỗi, cha mẹ thường dọa nạt, trừng phạt bằng đòn roi. Thấy không còn hiệu quả, họ lại chuyển sang d ùng những lời nhẹ nhàng, nhưng mang nặng tính giáo huấn. Thấy con không chuyển biến, cha mẹ đành dùng đến những lời cay độc. Cứ như vậy tạo thành cái vòng luẩn quẩn, không giúp con tiến bộ, mà chỉ khắc sâu thêm oán thù. Giận cá chém thớt
  5. Cuộc sống vất vả, căng thẳng, sức ép công việc, khiến cho đầu óc cha mẹ lúc nào cũng căng lên như dây đàn. Thế là về đến nhà, bao nhiêu bực dọc, cha mẹ đổ lên đầu con cái. Trước đây cũng bị đối xử như thế Mỗi người chúng ta đều mang trong ký ức của mình "một bộ sưu tập'' những lời la mắng - “di tích” của quá khứ. Có người mẹ đã kể rằng: “Thời nhỏ tôi thường bị cha mẹ chửi mắng là ngu đần. Lúc ấy tôi vô cùng tức giận và căm phẫn cha mẹ tôi. Vậy mà nhiều lúc bây giờ tôi cũng mắng con đúng nh ư vậy. Tôi không thích điều đó, nhưng những lời đó cứ tuôn ra một cách tự nhiên, không cần sắp xếp lại”. Lời khuyên của nhà tư vấn Trẻ rất nhạy cảm và dễ phản ứng với những lời nói xúc phạm của người lớn. Vì vật khi nói chuyện, khi giáo dục, ngay cả khi phê bình con, cha mẹ nên nhớ mấy điểm sau: Không nhận xét kiểu ''chụp mũ'' Khi con có lỗi gì, cha mẹ hãy nhận xét, nhắc nhở về khuyết điểm đó, không buông những lời nhận xét ám chỉ của trẻ. Tuyệt đối không nói: “Sao mày ngu thế, dốt thế”. Nhận xét như vậy là xúc phạm trẻ, là sổ toẹt mọi cố gắng từ trước đến nay của trẻ, sẽ gây phản ứng mạnh mẽ. Cho trẻ cơ hội giãi bày Thấy con điểm kém, cha mẹ có thể hỏi: “Sau hôm nay lại thế. Mọi khi con cố gắng lắm cơ mà?”. Biết đâu khi ấy ta lại được nghe giải thích: “Con cũng cố gắng rồi nhưng hôm nay con mệt quá”, hoặc: “Con cũng không hiểu sao hôm nay con
  6. lại lơ đãng thế. Con sẽ cố gắng hơn vào lần sau”. Được như thế, nguy cơ bùng phát giận dư của cha mẹ sẽ giảm bớt. Phê phán bằng cách diễn tả cảm xúc Thay vì bảo con là “ngu đần”, “hư hỏng”, “vô tích sự”, cha mẹ hay nói lên cảm xúc của mình. Chẳng hạn: “Con thi trượt mẹ buồn quá” hay “Chơi điện tử thích lắm hả con? Nhưng dù sao bố cũng không vui khi con mải mê quá độ”. Những câu nhận xét, thể hiện cảm xúc như vậy có tác dụng khơi gợi và dẫn dắt cái tốt hơn là những lời đao to búa lớn. Hãy luôn nhớ rằng giận dữ chỉ là sự tan phá chứ không có tính xây dựng. Đừng tiếc lời xin lỗi Giá mà sau khi đã mắng mỏ con quá đáng, người bố biết nói: “Ban nãy bố giận quá, nên hơi quá lời, con đừng trách bố nhé”. Người mẹ cũng có thể bảo: “Chắc con ghét mẹ lắm vì mẹ mắng con phải không”. Chỉ cần thế, trẻ em đủ độ vị tha để không bùng phát những thái độ phản ứng tiêu cực. Yêu con thôi chưa đủ. Để giáo dục con, cha mẹ cần có kỹ năng, phương pháp giáo dục nhân bản. Một trong những kỹ năng đó là biết làm chủ cơn giận dữ của mình, tránh những lời lăng mạ xúc phạm đến l òng tự ái của trẻ em.
nguon tai.lieu . vn