Xem mẫu

  1. Giúp bé tự tin với các con số Bạn cũng có thể giúp bé yêu thích những con số, yêu thích toán học qua các trò chơi: - Hát: Cách học này rất đơn giản giúp bé học đếm dễ dàng và dễ nhớ, bạn có thể dạy bé ở bất cứ đâu và chỉ cần bằng giọng hát vui nhộn một chút cho các câu đếm đó, có thể hát đếm những đồ vật, con vật mà bé yêu thích như: một con mèo, hai con mèo, .... Bạn có thể hát xuôi hoặc hết ngược. - Mọi thứ đều có thể đếm được: trẻ có thể đọc thuộc các con số nhưng lại không hiểu số 5 là gì chẳng hạn. Số 5 thực ra tượng trương cho 5 cái gì đó. Để giúp bé đối chiếu tương ứng giữa các con số và số lượng, hãy tập cho các em quan sát và cảm nhận được các vật thể có thể thực hiện khi đếm. Khi lấy bát đĩa hoặc nhặt vỏ sò ở biễn...., bạn hãy đếm cùng với bé. - Sử dụng các bộ phận trên ở thể để đếm: Hãy đếm mắt của trẻ rồi cộng lại: một mắt cộng một mắt bằng hai mắt. Có bao nhiêu tay, chân... thử cộng 2 với 2 bằng cách giơ 2 ngón tay ở mỗi bàn tay rồi cộng lại.... bạn hãy biến thành một trò chơi vui nhộn với bé chứ đừng biến thành một lớp học vì như vậy bé sẽ thấy nhàn chán và không thích. - Nhớ số: Khuyến khích các em chú ý đến những con số được viét ở các địa chỉ ngoài đường, số xe.... Để cho các em tự đánh dấu ngày sinh của mình trên lịch. Điều này không những tạo thêm kinh nghiệm đọc số cho các em, mà còn nhấn mạnh cho các em biết rằng con số là những cái rất bình thường trong cuộc sống hàng ngày
  2. - Dạy bé hình khối. Toán học không chỉ nói đến các con số mà còn nói đến hình thể, diện tích...hãy chỉ cho trẻ biết hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn là như thế nào bằng cách chỉ cho bé thấy những đồ vật như vậy và giải thích cho bé biết để phân biệt. Rồi về sau bạn dạy cho bé biết chiều cao, chiều rộng, diện tích.... tuỳ vào sự nắm bắt của bé. - Đo lường, chỉ cho bé biết cách sử dụng thước, và thước dùng để làm gì. Sau đó cho bé đo xem cái bàn, cái giường.... cao bao nhiêu dài bao nhiêu. Đôi giầy của ai lớn hơn? Cho bé đứng dựa vào bức tường, đánh dấu và để bé tự lấy thước đo xem mình cao bao nhiêu. - Nấu ăn, khi nấu cơm, làm bánh..., hãy tán gẫu với bé bằng toán học như: cho bé đong gạo sau đó bảo bé đổ bảo nhiêu cốc nước vào gạo hay cái bánh nào to hơn, mỗi người được hai cái bánh thì phải làm bao nhiêu cái... bạn không nên quá quan tâm đến câu trả lời của bé là phải đúng mà hãy quan tâm bé biết tính toán như nào... - Dạy bé chơi các trò chơi dân gian như trò chơi trốn tìm : "Năm Mười"... chơi đếm "một con chuột có 1 cái đuôi, hai cái tai, một cái đầu và bốn cái chân". Qua những cách học trên bé sẽ học nhanh hơn và thấy yêu thích học các môn toán. Điểm cộng và điểm trừ Bất cứ khi nào bé làm một việc tốt, hãy cho bé một điểm cộng và ngược lại bé sẽ bị một điểm trừ khi phạm lỗi. Việc cho điểm này phải được quan tâm sát sao để chắc rằng bé sẽ được cho điểm chính xác. Bé sẽ được thưởng nếu tổng cộng trong ngày điểm cộng nhiều hơn điểm trừ. Lưu ý, bạn phải chấm điểm công khai, dưới sự "chứng
  3. kiến" của bé để bé hiểu được mình đã làm sai điều gì và làm tốt điều gì.
nguon tai.lieu . vn