Xem mẫu

  1. Giúp bé mầm non tập viết Đừng gây áp lực Để bé thích nguệch ngoạc, bạn hãy chuẩn bị cho bé cái bút, tờ giấy, viên phấn, những cục tẩy... nhưng chỉ xem mọi thứ như một hoạt động vui chơi. Bé tuổi mẫu giáo mới bắt đầu hiểu ý nghĩa của từ ngữ nhưng tất nhiên, bé vẫn chưa biết viết. Đa dạng dụng cụ học tập Hãy đa dạng những dụng cụ học tập để kích thích bé tập tô chữ hay viết nguệch ngoạc như bút màu, bút chì, bút bi hay phấn hoặc màu các loại. Hãy chọn cho bé những chiếc bút có thân to như bút màu, bút chì gỗ thay vì bút có thân nhỏ như bút bi, bút chì kim. Thậm chí cả đất sét cũng có thể làm công cụ để bé học viết, chẳng hạn bạn dạy bé nặn đất thành những hình chữ cái đơn giản. Hãy để những dụng cụ này ở những chỗ bé lấy được dễ dàng. Viết trên nhiều bề mặt Ban đầu, viết trên giấy trắng có thể là quá khó với bé. Một cái bảng trắng to, một tấm bìa trắng cứng có thể khiến bé hào hứng tô vẽ lên đó. Ngoài ra, bạn có thể mua cho bé bảng viết đính kèm bút, bảng viết bằng phấn trắng... kèm dụng cụ tẩy xóa dễ dàng. Nếu bạn sợ bé gây lộn xộn, bạn nên thiết lập riêng một góc ngồi có bàn, ghế và những dụng cụ viết được chuẩn bị sẵn cho bé. Làm mẫu Để bé thấy mẹ viết những việc hàng ngày như viết thư, viết danh sách mua hàng siêu thị hoặc trả lời email... Các bé thường thích là bản sao của mẹ, nếu mẹ thích viết thì bé sẽ có nhiều khả năng cũng yêu hoạt động này. Dùng máy tính
  2. Tùy độ tuổi, bạn có thể dạy bé gõ chữ trên bàn phím máy tính. Hãy để bé được tự do gõ chữ vì ở tuổi chưa đi học, bé vẫn chưa có khái niệm rõ ràng về chữ viết. Kỹ năng với bàn phím sẽ giúp bé rèn sự khéo léo của đôi tay, cần thiết cho quá trình học viết sau này. Động viên bé Cha mẹ nên bày tỏ sự quan tâm khi bé viết hay vẽ, cho dù chữ nghĩa của bé chưa ra hình thù gì. Động viên như: "Con đang viết tên mình à?" sẽ có ý nghĩa nhiều hơn là chỉ nói: "Con viết giỏi đấy". Hãy nhớ khích lệ quá trình bé học viết hơn là chú trọng tới kết quả Cho bé sớm trải nghiệm Hãy để trẻ trải nghiệm càng nhiều càng tốt, tiếp xúc nhiều với thế giới xung quanh sẽ khiến tâm hồn trẻ trở nên hào hứng hơn, màu sắc, sống động hơn. Ví dụ ở nhà, bố mẹ cho chơi nặn đất, cắt giấy, xếp khối màu... những sự tiếp xúc mới mẻ này sẽ khiến bé phát triển sự sáng tạo của mình. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng sớm nhận ra được khả năng tiềm tàng đang ẩn chứa đằng sau con khi thấy bé có một phát hiện mới với những trò chơi này. Hoặc bạn có thể đưa con đi dạo và đưa con đến nhiều nơi đông đúc hơn như siêu thị, sân chơi. Cho con cảm nhận được những cảnh vật, những âm thanh khác nhau. Dù công việc bận rộn mệt mỏi nhưng bố mẹ hãy cố gắng dành thời gian để lắng nghe trẻ tâm sự, giãi bày. Khi biết tiếng nói của mình được tôn trọng, bé sẽ hào hứng "kể lể" nhiều hơn. Và rồi, chúng sẽ thấy mình cần phải có trách nhiệm với lời mình nói và điều này khiến bé tự tin hơn. Không thỏa hiệp với những mè nheo của con
  3. Nếu bà mẹ luôn đáp ứng ngay và luôn trước mọi điều khoản và yêu sách của con cưng thì không nên chút nào. Đó hoàn toàn không phải là một cách hay để giúp con thông minh. Các chuyên gia khuyên chị em nên khuyến khích trẻ suy nghĩ trước những yêu cầu đó: "Con nghĩ nên như vậy không? Tại sao lại thế". Và bố mẹ cần bắt trẻ chịu trách nhiệm với những yêu cầu đó. Chọn trò chơi phù hợp với lứa tuổi trẻ Những trò chơi giáo dục đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành khả năng tư duy, giúp trẻ phát triển trí thông minh. Tuy nhiên, ở mỗi một lứa tuổi, bé lại thích hợp với một món đồ khác nhau. Vì vậy, khi bé đã đến tuổi, bạn đừng ngần ngại giới thiệu những trò trả lời câu đố có thưởng, giải ô chữ, cờ tướng, ghép hình... Những trò chơi này phát huy tối đa sự hoạt động của não bộ trẻ. Cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lý
nguon tai.lieu . vn