Xem mẫu

1 NỘI DUNG BIÊN SOẠN LÝ THUYẾT PHẦN I (Xin lưu ý đây là phần biên soạn lý thuyết cho giáo trình CT. Còn bài giảng cho CT sẽ từ tinh thần này mà hiện thực hoá cho phù hợp. GIỚI THIỆU VỀ CRITICAL THINKING Critical thinking không hướng vào sự thể hiện năng lực tư duy lôgic qua sự phân tích, chứng minh vấn đề (mặc dầu điều này rất cần cho Critical thinking) mà quan trọng hơn và cần thiết hơn là xác lập quan niệm, thiết kế một kế hoạch ý tưởng - hành động với mục đích nhất định. Critical thinking luôn đòi hỏi mỗi một vấn đề cần phải được phân tích và đánh giá (thẩm định) một cách rõ ràng với tính chính xác cao nhất có thể có trong sự tương quan giữa các yếu tố với độ sâu và bề rộng cùng với tính hợp lý trong lập luận. Lập luận được tiến hành dựa trên một mục tiêu cần đạt được. Mọi dữ liệu trong lập luận phải được diễn giải thông qua các khái niệm hay quan niệm đưa đến những giả định (giả thuyết) định hướng cho hoạt động nhằm đạt mục tiêu có hiệu quả cao nhất. Critical thinking trang bị cho người học: Kỹ năng – Tâm thế – Hành động Kỹ năng: là trước mỗi vấn đề cần phải biết đặt ra các câu hỏi: Đâu là yếu tố cơ bản của vấn đề? Có thể tiếp cận vấn đề này từ quan điểm nào? Những giả định được đưa ra có ý nghĩa gì? Những mô hình đưa ra có nhất quán với yếu tố cơ bản của vấn đề không? Yếu tố nào làm cho vấn đề trở nên phức tạp? Làm thế nào để có thể kiểm tra độ chính xác, độ tin cậy của những dữ kiện được đưa ra?... Từ đây mà tiến hành thu thập và đánh giá những thông tin liên quan, diễn giải, phân tích, suy luận, tự xác định lại giá trị… bằng những lập luận khoa học và hợp lý. Tâm thế: Suy nghĩ cởi mở trong giới hạn lựa chọn của suy nghĩ, thừa nhận và đánh giá mức độ đúng – sai các giả định, các kết quả thực tế để trao đổi một cách hiệu quả với người khác nhằm tìm ra các giải pháp cho các vấn đề phức tạp. Hành động: Do còn hạn chế về nhận thức nên những quan điểm, ý tưởng của người học chưa rõ ràng, nhiều chỗ còn mâu thuẫn. Nhưng điều đó không quan trọng. Nếu như người học biết cách thể hiện suy nghĩ của mình và thực hành theo những suy nghĩ đó, nếu như người học đã xác lập được sự thiết kế chương “ý tưởng – hành động” của riêng mình, mặc dầu chưa hoàn thiện, có thể hôm nay phải phá bỏ chỗ này, xây dựng lại chỗ kia, có thể ngày mai mình sẽ có ý tưởng khác với ngày hôm nay…. thông qua sự thực hiện kế hoạch bằng những hành động cụ thể. Dựa vào những tiêu chuẩn cụ thể, khách quan và khoa học, sẵn 2 sàng và can đảm xét lại mọi chương rình và kế hoạch. Rút kui khi thấy mình sai lầm. Điều chỉnh lập tức khi thấy có sự sai lệch. Khi người học đã xác định cần có sự thay đổi như thế để cuộc sống hoàn thiện hơn thì đó là sự thành công của Critical thinking. Với “ngôn ngữ và hành động trí tuệ” như vậy làm cơ sở để thẩm định vấn đề thì sinh viên có thể ứng dụng Critical thinking vào trong bất kỳ lĩnh vực nào của khoa học và đời sống. Có thể nói rằng: - Critical thinking là môn học nhằm xây dựng những lập luận với những ý tưởng rõ ràng và liên kết với nhau một cách hợp lý trong giải quyết các vấn đề. - Critical thinking không hướng đến sự chỉ trích lập luận của người khác. Mặc dầu những kỹ năng của Critical thinking có thể được sử dụng để vạch trần những quan điểm không đúng song Critical thinking cũng có thể được sử dụng để ủng hộ những quan điểm khác trong giải quyết vấn đề và tiếp thu kiến thức có được. - Critical thinking có thể chưa vướn đến tầm của tư duy sáng tạo (vì tư duy sáng tạo có những tố chất đặc trưng riêng) nhưng Critical thinking thể hiện vai trò quyết định trong việc đánh giá những ý tưởng mới, lựa chọn và hỗ trợ những ý tưởng sáng tạo. - Critical thinking giúp cho cuộcsống con người có ý nghĩa hơn khi góp phần điều chỉnh hành vi dựa trên sự thẩm định các giá trị sống cho bản thân khi vấn đề được đặt ra: Tôi là ai? Tôi đang ở trong hoàn cảnh nào? Tôi cần phải làm gì? Và làm như thế nào? (Chỉ có thể tìm thấy câu trả lời nầy bằng tư duy tích cực trong Critical thinking) TƯ DUY VÀ TƯ DUY PHẢN BIỆN Yêu cầu giảng phần này: * Yêu cầu đối với giảng viên: + Về kiến thức: 3 - Kiến thức về cơ chế hình thành, phát triển và thể hiện tư duy ở tâm lý học, cũng như về các hình thức của tư duy ở lôgic học. - Kiến thức về sự phân loại tư duy: tư duy trực quan - hành động; tư duy trực quan - hình tượng; tư duy trừu tượng, tư duy kinh nghiệm, tư duy khoa học, tư duy lý luận, cái cảm tính và lý tính trong tư duy… - Kiến thức về đặc trưng, phong cách của tư duy Phương Đông, Phương Tây và tư duy của người Việt. + Về phương pháp: Giảng viên chủ động tạo tình huống có vấn đề cũng như khuyến khích sinh viên đưa ra tình huống có vấn đề từ trong cuộc sống bản thân và xã hội để tranh luận và giảng viên định hướng cho sinh viên tự nhận định vấn đề và kết luận vấn đề. Nói cách khác là giảng viên cần ý thức hoá tư duy của mình và vận dụng vào giáo dục tư duy cho sinh viên. - Lưu ý là giảng viên không được đưa ra các yêu cầu chung chung, thậm chí có nhậnthức và phát ngôn mơ hồ về tư duy để định hướng sai cho sinh viên. * Yêu cầu đối với người học: - Vuợt qua ngưỡng rụt rè, e ngại (với sự động viên, hỗ trợ, khuyến khích từ giảng viên) để dần có được sự mạnh dạn trong phát biểu. Mục đích cần đạt khi giảng phần này: - Sinh viên đã nhận ra những hạn chế trong tư duy của chính bản thân mình. - Sinh viên có thể thực hiện phần nào các kỹ năng tư duy ngay trong giờ học bằng một đơn vị kiến thức - cái mà ta gọi là tình huống có vấn đề I. TƯ DUY LÀ ĐỂ SỐNG, HỌC TẬP VÀ LÀM VIỆC CÓ HIỆU QUẢ HƠN Trước tiên, bạn cần phải nói rằng: “Tôi là một người có năng lực tư duy” và càng tuyệt vời hơn nếu bạn khẳng định “Tôi là người biết tư duy” mặc dầu bạn không phải là thiên tài. Vì tư duy không phải là điều khó khăn. Bạn là người bình thường nhưng bạn vẫn có thể có kỹ năng tư duy tốt. Chỉ cần bạn có sự nỗ lực. 1.1 Tư duy là tiến trình suy nghĩ của con người. Cuộc sống con người không ngừng suy nghĩ, nghĩa là con người không ngừng tư duy. Suy nghĩ là kỹ năng nhận ra vấn đề, giải quyết vấn đề đã và đang đặt ra trong cuộc sống của bản thân. 4 Câu hỏi tạo tình huống: - Chỉ có người thông minh mới học được kỹ năng tư duy còn người không thông minh thì chẳng thể nào học được? - Chúng ta đã học được kỹ năng tư duy ở các cấp học trước đại học? - Theo bạn suy nghĩ như thế nào là hợp lý? Bạn có thể đưa ra một tình huống để chứng minh? Bạn có suy nghĩ là nhiều người sẽ đồng tình với cách chứng minh của bạn? Cơ sở nào khiến bạn có suy nghĩ đó? Qua tranh luận bạn có đồng ý với tôi rằng: Thông minh là khả năng, suy nghĩ là kỹ năng vận dụng khả năng đó. Bài tập: Sau khi tranh luận mong bạn hãy tự suy nghĩ và tự kết luận qua câu hỏi: Ở bậc đại học, điều trước tiên là bạn cần Học cái gì? Học như thế nào - Suy nghĩ như thế nào? Mỗi suy nghĩ tạo ra hệ quả khác nhau trong cuộc sống. Suy nghĩ có thể mang lại sự yêu thương và hạnh phúc hoặc sự căm ghét hay phiền não trong cuộc sống. Suy nghĩ có thể diễn ra theo hai chiều hướng: Suy nghĩ tích cực và suy nghĩ tiêu cực. Suy nghĩ tiêu cực sẽ dẫn con người đến trạng thái tâm lý buồn rầu,thất vọng, chán đời, mất lòng tin… làm triệt tiêu mọi ước muốn, dập tắt mọi tiềm năng, nhân cách đầy mặc cảm, tự ti, không quyết đoán, hoàn toàn lệ thuộc vào sự đánh giá của người khác, tự đánh mất phẩm chất đích thực của một con người. Suy nghĩ tích cực giúp cá nhân tự khám phá những tiềm năng vốn có trong bản thân con người. Những tiềm năng được khám phá, khai thác sẽ trở thành “nội lực” giúp con người vượt lên chính mình, tự khẳng định mình, góp phần hình thành nhân cách tự chủ, độc lập và sáng tạo. Trong một cộng đồng xã hội hay trong một gia đình, một lớp học với những thành viên tư duy tích cực sẽ tạo ra một môi trường lành mạnh,một xã hội đầy tính nhân văn, giúp xã hội đó tự tạo ra sức mạnh để phát triển. Nếu bạn kiểm soát được suy nghĩ, bạn có thể kiểm soát cảm xúc, lời nói và hành động của bạn. Muốn kiểm soát được suy nghĩ, bạn cần phải suy nghĩ tích cực. - Suy nghĩ tích cực là nguồn năng lượng khai sáng trí tuệ và nhân cách. Bạn không tin điều khẳng định trên đây là đúng? Vậy mời bạn nói lên suy nghĩ và tâm trạng của mình trong các tình huống cụ thể sau. Và tôi cùng bạn chứng minh điều khẳng định trên. - Tâm trạng và suy nghĩ của bạn khi kết quả bài thi bị điểm kém và bạn bè nhìn bạn bằng ánh mắt xem thường? -Tâm trạng và suy nghĩ của bạn khi bạn không đẹp, không giàu có như nhiều bạn khác trong lớp? 5 Qua tranh luận bạn có đồng ý với tôi rằng: + Suy nghĩ tích cực dạy ta cách hành động thay vì phản ứng. + Suy nghĩ tích cực hướng dẫn cuộc đời ta thay vì để cho hoàn cảnh cũng như hành vi của người khác hướng dẫn. + Khi bạn giận dữ, căm ghét một ai đó thì bạn đang tự đầu độc chính tâm hồn mình Từ suy nghĩ tích cực tặng bạn những câu thơ sau: Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy Ta được thêm ngày nữa để yêu thương (Wake at dawn with winged heart and give thanks for another day of loving – Kahlil Gibran) Để những ai nhìn đời toàn gai góc Còn cơ may trông thấy được hoa hồng (Let those who only see the thorns have eyes to see the rose – Rabinranath Tagore) Nhưng những điều mà chúng ta vừa bàn là sự nhận định và đánh giá suy nghĩ từ góc độ tâm lý học. Mở rộng sang lĩnh vực Critical thinking, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn thế nào là tích cực. - Điều gì là cần thiết cho một suy nghĩ tích cực? Bạn có đồng ý với tôi rằng suy nghĩ tích cực là phải thoát ra khỏi những định kiến trong suy nghĩ. Vì định kiến là “rào cản” của sự tiếp nhận cái mới, cái tiến bộ trong suy nghĩ? Những ai muốn có suy nghĩ mới đều phải chống lại định kiến, sẵn sàng chấp nhận sự thật, cho dù đôi khi sự thật đó không làm bạn hài lòng, thậm chí đôi khi cảm thấy bị xúc phạm. Phải biết “lắng nghe và thấu hiểu” vấn đề trước khi kết luận vấn đề. Dám thừa nhận cái sai của mình, dám thừa nhận cái đúng của người khác là cách thức hiệu quả để thoát ra khỏi định kiến trong suy nghĩ. - Định kiến cần được hiểu theo nghĩa nào? Suy nghĩ trên đây rất “hợp lý”. Nhưng tôi cũng có thể nói với bạn rằng với suy nghĩ trên bạn đã suy nghĩ “một cách có định kiến không đúng về định kiến” rồi đấy. Vì sao vậy? Vì bạn cứ nghĩ định kiến là hoàn toàn xấu, đã là định kiến thì rất khó có sự thay đổi. Bạn đã đồng nhất định kiến với sự bảo thủ trong suy nghĩ rồi. Định kiến được hiểu theo nghĩa là sự xác định ý tưởng (chứ không phải là cố định ý tưởng) trong khi suy nghĩ về một vấn đề nào đó. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn