Xem mẫu

  1. Gieo thói quen tư duy sáng tạo TTCT - Trước Tết Nguyên đán, từ ngày 7-2, khoa thương mại - du lịch - tiếp thị Trường ĐH Kinh tế TP.HCM sẽ tổ chức trại dành cho học sinh từ 11 tuổi trở lên, mang tên “Về quê, học sáng tạo”. Tiến sĩ LÊ TẤN BỬU - trưởng khoa - cho biết: Tiến sĩ Lê Tấn Bửu - Ảnh: Mai Vinh
  2. Lần đầu tiên ở VN, chúng tôi du nhập các chương trình đào tạo kỹ năng tư duy để khai thác hiệu quả tiềm năng của bộ não. Kiến thức là cái đã được dạy nhiều nhưng học mà không hành làm cho hiểu biết không sâu và thiếu bền vững. Khóa học tư duy dạng hội trại, diễn ra trong ba ngày, thực chất là ứng dụng các nguyên lý, phương pháp của Tony Buzan để khắc sâu các kiến thức đã có và đặc biệt hơn, để khi sử dụng những phương pháp này có kết quả, các em sẽ tâm đắc mà có ý thức thường xuyên tư duy có phương pháp. * Ba ngày trại để “đấu” với thói quen ăn sâu từ lâu thường thấy của học sinh phát xuất từ phương pháp giáo dục (thụ động, ít phản biện...). Ông làm điều này bằng cách nào? - Ba ngày không thể thay đổi được thói quen. Mục tiêu của hội trại mang tính định hướng và gieo thói quen tư duy mới. Các em sẽ được hướng dẫn học cách lựa chọn, đưa ra những quyết định khôn ngoan, suy nghĩ trước khi trả lời, tập trung chú ý theo chủ đề và có hệ thống. Phương pháp của hội trại là kích hoạt não bộ, học cách tư duy, khai thác chức
  3. năng của não bộ phục vụ việc học tập, làm việc để mỗi người phát triển đúng mức tiềm năng của mình. Từ đây các em có khả năng tự định hướng, ý thức mới hơn về chính mình. Kết thúc hội trại, các em sẽ được tư vấn tiếp tục khi có yêu cầu. * Có thể hình dung một buổi học diễn ra như thế nào? - Không gian học là nhà vườn Long Thuận của nhà thiết kế Sỹ Hoàng nằm trong vùng sinh thái sạch, có hồ nước rộng 5.000m2, có ruộng trồng lúa tám thơm. Sân khấu trong lòng hồ tái hiện hình ảnh sân khấu đình làng dân gian, nhà học là nhà rường do làng mộc Kim Bồng (Quảng Nam) trực tiếp thực hiện. Chúng tôi quan niệm rằng nhà vườn mang ý nghĩa của từ thiên nhiên - nuôi dưỡng (Nature - Nurture) - một môi trường giáo dưỡng hoàn hảo, ở đó sức sáng tạo được tự do bay cao. Những chủ đề các em được học: khám phá sự kỳ diệu của bộ não, phương pháp bật tín hiệu cho bộ não, khai thác năng lực tiềm ẩn... Ngoài ra, các em học những kỹ năng như tinh thần hợp tác nhóm, tự quản, chủ động, biết thích nghi..., thông qua
  4. các hoạt động sáng tạo: vẽ tranh, nhiếp ảnh, biểu diễn. Chương trình học bằng tiếng Anh, có phiên dịch theo yêu cầu. * Hội trại lần này dạy cách tư duy, kích hoạt bộ não, phát triển trí tuệ (IQ). Những điều này rất quan trọng, song liệu có làm mất thăng bằng giữa IQ và EQ (chỉ số cảm xúc) không? - Dân ta vẫn quan niệm IQ là phẩm chất, đẳng cấp, là sự tài giỏi. Song IQ mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ để mỗi người trẻ được tiếp nhận vào doanh nghiệp. EQ giữ vai trò lớn hơn IQ trong sự tồn tại và phát triển của một thành viên ở tổ chức. Thực tế đã chứng minh rằng người có chỉ số IQ cao chưa hẳn đã thành công trong công việc và trong cuộc sống. Lý do: không chăm chút EQ. Do vậy, chương trình đào tạo tư duy này mới chỉ là chương trình đầu tiên và chắc chắn chúng tôi sẽ có các chương trình tiếp theo thuộc lĩnh vực EQ. Phương pháp của Tony Buzan là đưa ra bộ bài tập sử dụng công cụ bản đồ tư duy để huấn luyện cách ghi nhớ, tư duy bức xạ nhiều chiều
  5. nhằm luyện cách giải quyết vấn đề. Một trong những điểm nổi trội của Buzan là hướng dẫn học cách học (learn to learn): sử dụng sáu giác quan nhằm tìm ra con đường học hiệu quả nhất; cách nạp năng lượng tối đa cho trí nhớ; cách mạng hóa việc học với sơ đồ tư duy; luyện khả năng đọc 1.000 từ mỗi phút; ghi chú hiệu quả khi nghe giảng và đọc; ôn tập khoa học nhưng vẫn có những phút giải lao thoải mái; nâng cao khả năng tập trung, tò mò và logic... (Kỹ năng học tập theo phương pháp Buzan - con đường ngắn nhất để giúp bạn thành công trong học tập, Nhà xuất bản Tổng Hợp TP.HCM)
nguon tai.lieu . vn