Xem mẫu

  1. GIÁO DỤC VÀ NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ . Điều gì làm cho một nước nhỏ, nghèo tài nguyên như Israel trở thành một nước phát triển hùng mạnh? –Công nghệ tiên tiến. Thời đại kinh tế tri thức mà thế giới đang tiến nhanh vào, càng tạo điều kiện cho những nước có trình độ khoa học và công nghệ cao hơn, bất kể lớn hay nhỏ, luôn hưởng những phần lớn hơn, béo bở hơn, còn những nước càng tụt hậu, càng hưởng phần nhỏ bé hơn, với giá trị thấp hơn. Đó là một thực tế không thể chối cải. Không ai ban phát cho chúng ta s ự bình đẳng và công bằng. Vì vậy không có con đường nào khác để đưa đất nước trở nên giàu có, thịnh vượng, không bị lấn ép tốt hơn là nâng cao năng lực trí tuệ của nước nhà. Chỉ có nhận thức đầy đủ điều đó, mỗi người chúng ta mới thấy rõ trách nhiệm của mình đối với tương lai của đất nước và của các thế hệ mai sau, để không tự m ãn với thành quả, dù rất quan trọng, đã đạt được. Việc phát huy tối đa vận hội có một không hai này và vượt qua những thách thức khắc nghiệt cả trước mắt và lâu dài, không những đòi hỏi phương hướng rõ ràng, phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa không thể đảo ngược, mà còn cần sự quyết tâm cao từ nhà nước đến các doanh nghiệp và người dân, trước hết là trong việc xóa bỏ những rào cản của tư duy lỗi thời, nhằm tổng động viên sức mạnh tinh thần và vật chất của toàn dân vào việc bắt kịp nhịp bước của thời đại, tạo ra vị thế mới cho đất nước. Ngày nay, cản ngại lớn nhất trong việc biến những ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao thành những mũi nhọn kinh tế của nước nhà không phải là tài chính, mà là nguồn lực trí tuệ, nguồn tài nguyên vô tận, càng được khai thác tốt, càng sinh sôi nảy nở nhiều. Tiền có thể vay mượn, nhưng năng lực trí tuệ thì không có ngân hàng nào có thể cho vay. Không phải công nghệ tiên tiến nào cũng có thể mua được và dù có thể mua được, nhưng nếu thiếu đội ngũ chuyên viên có
  2. đủ năng lực tiếp nhận và vận hành thì công nghệ dù cao đến mấy cũng trở nên vô nghĩa. Nguồn nhân lực dồi dào chỉ có thể là một lợi thế trong dài hạn khi được đào tạo tốt. Tiếc rằng cho đến nay chất lượng của hệ thống giáo dục-đào tạo, cái lò hun đúc năng lực trí tuệ và kỹ năng quốc gia vẫn còn quá nhiều khiếm khuyết và chậm sửa đổi, nhất là trong lĩnh vực đào tạo. Việc nâng cao chất lượng đào tạo đòi hỏi tăng cường đầu tư về nhiều mặt, nhưng phần có tác động mạnh nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất, nhưng ít tốn kém nhất là thay đổi triết lý giáo dục và tư duy quản lý, lại diễn ra rất chậm chạp. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã vạch ra hướng chính để khắc phục những yếu kém, bất cập của hệ thống giáo dục là: “Chấp nhận cơ chế thị trường trong đào tạo đại học thuộc các ngành kỹ thuật-công nghệ và dạy nghề để huy động các nguồn lực nhằm phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo gắn liền với việc thực hiện đầy đủ cơ chế thị trường trong việc trả lương cho người lao động... phát huy tính tự chủ, bản sắc riêng và tính cạnh tranh trong đào tạo đại học và dạy nghề... Khẩn trương xây dựng chiến lược cải cách giáo dục từ nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, chế độ thi cử...”. Một sự mạnh dạn đổi mới tư duy, hợp quy luật, đáng khâm phục. Tuy nhiên thực tế diễn ra trong ngành thì còn khoảng cách quá xa so với tư duy nói trên. Lịch sử cho thấy, mỗi khi đứng trước những thách thức cam go, dân ta đều vươn lên với sức mạnh diệu kỳ để giành chiến thắng, đúng như hình tượng Thánh Giống của dân tộc. Dù vậy, xin đừng quên là để có thể vươn vai đứng lên và dẹp tan giặc Ân, Thánh Giống vẫn cần sự hỗ trợ của triều đình bằng ngựa sắt và roi sắt. Ý chí và nhiệt huyết dân tộc không thiếu, dân khí đang dâng cao, ngựa sắt v à roi sắt cần cho dân tộc ngày nay để phát huy tiềm lực to lớn ấy chính là luật pháp, cơ chế và chính sách minh bạch, với một nền hành chính tận tâm với dân, sử dụng hiệu quả nhất ngân sách nhà nước và nguồn tài nguyên thiên nhiên, những điều mà
  3. tự thân người dân và doanh nghiệp không thể tạo ra được. Vượt qua thách thức hôm nay, ngày mai sẽ đến cùng những cơ hội mới tốt đẹp hơn.
nguon tai.lieu . vn