Xem mẫu

  1. GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG, KỸ NĂNG SỐNG
  2. Vào đầu thập kỷ 90 các tổ chức của Liên Hiệp Quốc như WHO (tổ chức Y tế thế giới), UNICEF (Quỹ cứu trợ nhi đồng), UNESCO (tổ chức giáo dục văn hóa và khoa học) và các nhà giáo dục thế giới đã cùng tìm cách giáo dục để tạo cho trẻ năng lực tâm lý xã hội, nhằm ứng phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Đó là giáo dục kỹ năng sống (GDKNS) nhằm giúp trẻ biến nhận thức thành hành động, nghĩa là trẻ không chỉ hiểu biết mà còn phải làm được điều mình hiểu. Cách dạy cũ theo kiểm rao giảng suông, dạy vẹt học vẹt không đạt được sự thay đổi hành vi này. Trong cách giáo dục chủ động có sự tham gia của trẻ, trẻ được giúp đỡ để biết mình là ai, mình muốn gì, có mục đích gì trong cuộc sống, biết dung hòa giữa cái tôi và cái chúng ta và có những chọn lựa và quyết định đúng trước những biến cố do cuộc sống đưa đến. Để có năng lực tâm lý xã hội này, trẻ được dạy các kỹ năng như: ý thức về bản thân, thấu cảm với người khác, suy nghĩ sáng tạo và có
  3. phán đoán, truyền thông và giao tiếp có hiệu quả, giải quyết vấn đề, lấy quyết định, ứng phó với cảm xúc và stress v.v.. Tóm lại: KNS là năng lực tâm lý xã hội, giúp các nhân giải quyết có hiệu quả những nhu cầu (sống, học tập, lao động, vui chơi…) và thách thức (tệ nạn, căng thẳng, mâu thuẫn…) của cuộc sống. Giá trị sống là một hình thái ý thức xã hội, là hệ thống các quan niệm về cái thiện, cái ác trong các mối quan hệ của con người với con người. Giá trị về bản chất là những quy tắc, những chuẩn mực trong quan hệ xã hội, được hình thành và phát triển trong cuộc sống, được cả xã hội thừa nhận. Giá trị là quy tắc sống, nó có vị trí to lớn trong đời sống, và định hướng cho cuộc sống của mỗi cá nhân, điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực của xã hội. Những giá trị phổ biến của đạo đức thể hiện trong các khái niệm: thiện, ác, lẽ phải, công bằng, văn minh, lương tâm, trách nhiệm…. Phương pháp GDKNS là phương pháp giáo dục chủ động có sự tham gia của người học thông qua các phương pháp như: trò chơi, bài hát, thủ công, thảo luận nhóm, phân tích tình huống, sắm vai, động não, … Có 3 cách người ta học: Có kiến thức -> thực hành -> kỹ năng: cách giáo dục truyền thống (chuyển giao tri thức).
  4. Thực hành/hành động -> rút ra kinh nghiệm (kiến thức) -> có kỹ năng: học qua thực nghiệm. Ap dụng cả hai hình thức trên. Phương pháp giáo dục chủ động rất gần gũi với phương pháp giáo dục của Hướng Đạo, đó giáo dục bằng hành động. Trẻ sẽ học các kỹ năng thông qua trò chơi, thủ công, thảo luận… Giáo dục chủ động là phương pháp nhắm đến: 1. Mục tiêu: thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi (biết làm và biết sống) của người học. 2. Người học là trung tâm của quá trình học. 1. Có sự tham gia của người học. 2. Chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng. 3. Người học tham gia trong suốt tiến trình học. 4. Phương pháp áp dụng đa dạng, linh hoạt. Do đó: Người hướng dẫn: - Chỉ là xúc tác trong quá trình học. - Cần hiểu rõ đối tượng học: về tâm sinh lý, kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng, quan điểm, giá trị… của họ để có cách hướng dẫn thích hợp.
  5. - Nắm vững và sử dụng thành thạo các phương pháp giáo dục chủ động: thảo luận nhóm, hỏi đáp, động não, sắm vai, phân tích tình huống… Các bước thực hiện pp giáo dục chủ động 1. Xuất phát từ kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng của người học. 2. Thông qua quá trình học, giáo viên cung cấp/hệ thống kiến thức, rèn kỹ năng cho người học thông qua các công cụ: động não, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi, phân tích tình huống… 3. Thực hành thông qua các bài tập. 4. Đánh giá kết quả 5. Kiến thức, kỹ năng đó trở thành của người học Tóm lại: người giáo dục viên hướng dẫn KNS cần nắm vững các công cụ giáo dục chủ động một cách nhuần nhuyễn, biết cách đặt ra những câu hỏi và dẫn dắt các em thảo luận nhóm để tìm ra hướng giải quyết tích cực; biết đưa ra các tình huống để các em sắm vai và khám phá ra những cách giải quyết vấn đề; biết tổ chức những trò chơi để thông qua trò chơi các em sẽ được rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho mình; Người giáo dục viên không những phải nắm vững phương pháp mà còn phải có vốn sống để đồng hành và định hướng cho các em, giúp các em xây dựng được năng lực tâm lý xã hội để từ đó các em có thể giải quyết hiệu quả những vấn đề của mình.
  6. Mục đích của giáo dục chủ động là nhằm: - Trang bị kiến thức (nhận thức). - Xây dựng thái độ đúng (thái độ - niềm tin) - Thực tập hành vi (biết làm, biết sống)
nguon tai.lieu . vn