Xem mẫu

  1. Giáo án Tiếng việt lớp 2 MÔN: TẬP ĐỌC Tiết: ĐIỆN THOẠI I. Mục tiêu 1Kiến thức: Đọc trơn cả bài. - Đọc đúng các từ ngữ khó: chuông điện thoại, mừng quýnh, bâng không, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ như: sắp sách vở, lên, con khoẻ lắm, mấy tuần nay, làm bố lo, quay lại… (MB) sách vở, quen thuộc, ngập ngừng, không cười nữa, chuyển máy, trở về…(MT, MN). - Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. 2Kỹ năng: Hiểu nghĩa các từ mới: Điện thoại, mừng quýnh, ngập ngừng, bâng khuâng. - Hiểu và biết cách nói chuyện bằng điện thoại. 3Thái độ:Thích thú học hỏi về cách nói chuyện qua điện thoại. II. Chuẩn bị - GV: Bảng phụ ghi các nội dung cần luyện đọc. - HS: SGK III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) - Hát 2. Bài cũ (3’) Sự tích cây vú sữa
  2. - Gọi 2 HS lên bảng đọc đoạn 2 bài Sự tích cây vú sữa và trả lời các câu hỏi: + HS 1: Thứ quả lạ xuất hiện trên cây - HS đọc và TLCH. Bạn nhận ntn? xét. + HS 2: Những nét nào ở cây gợi lên hình ảnh của mẹ? Nội dung của bài là gì? - GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) - Trong bài học hôm nay, các em sẽ đọc bài Điện thoại. Qua bài tập đọc này các con sẽ thêm hiểu về cách nói chuyện qua điện thoại. Phát triển các hoạt động (27’)  Hoạt động 1: Luyện đọc.  Mục tiêu: Đọc cả bài, nghỉ hơi đúng trong câu. Hiểu nghĩa từ khó. Phân biệt lời kể và lời nhân vật.  Phương pháp: Phân tích, luyện tập.  ĐDDH: Tranh, SGK, bảng cài: từ khó, câu. - 1 HS khác đọc mẫu lần 2. Cả lớp theo dõi bài trong SGK. a) Đọc mẫu.
  3. - GV đọc mẫu lần 1. Chú ý phân biệt lời kể và lời nhân vật. Giọng Tường, lễ phép khi nhắc máy nghe thưa, mừng rỡ khi nhận ra bố, ngập ngừng khi bố hỏi sức khoẻ của mẹ. Giọng bố ấm áp tình cảm. b) Luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. - Luyện phát âm các từ khó, dễ lẫn. - Yêu cầu HS đọc các từ cần luyệ phát âm đã ghi trên bảng phụ. - Yêu cầu HS đọc từng câu - Nối tiếp nhau đọc từng câu, mỗi HS đọc 1 câu. c) Hướng dẫn ngắt giọng. - Tìm cách đọc và luyện đọc các - Giới thiệu các câu cần luyện giọng, yêu câu sau: cầu HS tìm cách đọc sau đó cả lớp luyện đọc. Vừa sắp sách vở ra bàn,/ Tường bỗng nghe/ có tiếng chuông điện thoại.// - A lô!// Cháu là Tường,/ con mẹ Bình,/ nghe đây ạ!// - Con chào bố.// con khoẻ lắm.// Mẹ…// cũng…// Bố thế nào ạ?// bao giờ bố về?// - 2 HS nối tiếp đọc từng đoạn cho đến hết bài.
  4. d) Đọc theo đoạn. - Đoạn 1: Vừa sắp … Bao giờ thì - Yêu cầu đọc nối tiếp theo đoạn trước bố về? lớp. - Đoạn 2: Còn lại. - Lần lượt HS đọc bài trong nhóm, các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau. - Chia nhóm và yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. e) Thi đọc g) Đọc đồng thanh  Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.  Mục tiêu: Hiểu nội dung bài. Biết cách nói chuyện bằng điện thoại. - Đọc thầm.  Phương pháp: Đàm thoại. - Đến bên máy, nhắc ống nghe  ĐDDH: SGK. Điện thoại hoặc tranh. lên, áp 1 đầu vào tai và nói: Alô! Cháu là Tường, con mẹ - Yêu cầu HS đọc bài. Bình, nghe đây ạ. (tự giới - Tường đã làm gì khi nghe tiếng chuông thiệu) điện thoại? - Khi nghe điện thoại các em 1 đầu áp tay vào tai để nghe đầu dây bên kia nói và
  5. áp đầu còn lại gần miệng để nói. GV - Đọc câu hỏi làm mẫu trên vật thật. Nếu có hoặc treo - Khi nói chuyện điện thoại ta tranh giới thiệu. cũng chào hỏi giống như bình - Gọi HS đọc câu hỏi 2. thường nhưng khi nhắc ống - Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời nghe lên là giới thiệu ngay, và nói thật ngắn gọn. Cần giới thiệu ngay vì nếu không giới thiệu người bên kia sẽ không biết là ai. - Nói ngắn giọng vì nói dài sẽ không tiết kiệm tiền của - Đọc thầm. - Tường không nghe bố mẹ nói chuyện vì như thế là không lịch sự. - Yêu cầu HS đọc đoạn 3. - HS nêu. - Tường có nghe bố mẹ nói chuyện trên điện thoại không? Vì sao? - Yêu cầu HS nhắc lại các điểm cần lưu ý khi nói chuyện bằng điện thoại. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) - Gọi 1 HS đọc lại bài và nêu nội dung bài. - Tổng kết giờ học, tuyên dương các em
  6. học tốt, nhắc nhở, phê bình các em còn chưa chú ý. - Chuẩn bị: Mẹ.
nguon tai.lieu . vn