Xem mẫu

  1. Kế hoạch bài dạy Lịch sử 6 - Năm học 2022-2023 Ngày soạn: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Thời gian thực hiện: 01 tiết - Tiết 34) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Ôn tập củng cố kiến thức về : Hy Lạp - Rô Ma cổ đại ; Các quốc gia sơ kỳ ở Đông Nam Á ; Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc Đông Nam Á (từ thế kỷ VII-X) ; Nhà nước Văn Lang- Âu Lạc ; Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc. 2. Về năng lực Bồi dưỡng kỹ năng bước đầu so sánh, khái quát và đánh giá các sự kiện Lịch sử. 3. Về phẩm chất Giáo dục lòng tự hào ngưỡng mộ sự sáng tạo của cư dân Văn Lang, Âu Lạc, đặc biệt trong thời kì Bắc thuộc; chăm chỉ tự giác học tập, ôn tập chuẩn bị làm bài kiểm tra giữa kì II. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Giáo án soạn theo định hướng phát triển năng lực. - Kênh hình, lược đồ phóng to, giấy A2/A0 (nếu có thể). - Máy tính, máy chiếu (ti vi). 2. Học sinh Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: - GV: + Sử dụng tư liệu lịch sử, phương pháp nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình,… + Tổ chức cho HS làm việc cá nhân. - HS: + Dưới sự hướng dẫn của GV nghiên cứu tư liệu, suy nghĩ để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV. + Lắng nghe và tiếp thu kiến thức. Giáo viên … - Trường …
  2. Kế hoạch bài dạy Lịch sử 6 - Năm học 2022-2023 c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS. d. Tổ chức thực hiện: Hướng dẫn học sinh khái quát nội dung chính của vấn đề ôn tập. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới a. Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh ôn tập lại nội dung ; Làm các bài tập để củng cố kiến thức cho HS. b. Nội dung: - GV: + Sử dụng đồ dùng trực quan (tranh ảnh), tư liệu lịch sử, phương pháp nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình,… + Tổ chức cho HS làm việc nhóm. - HS: Dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh, tư liệu, trao đổi thảo luận để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời đúng của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập: Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận 3 nội dung sau: Nhóm 1 - Hãy kể tên một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã cổ đại. - Không có cơ sở của văn minh Hy Lạp và La Mã thì không có châu Âu hiện đại (theo Ăng-ghen). Theo em, điều gì khiến cho nền văn minh cổ đại này được đánh giá cao như vậy ? Văn minh Hy Lạp và La Mã thời cổ đại có điểm gì nổi bật ? Nhóm 2 - Hãy chỉ và kể tên một số quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á trên lược đồ hình 1 (tr.53). - Hãy trình bày hoạt động kinh tế chính của các vương quốc phong Giáo viên … - Trường …
  3. Kế hoạch bài dạy Lịch sử 6 - Năm học 2022-2023 kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X. Nhóm 3 - Tại sao nói tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang còn đơn giản, sơ khai ? Sự ra đời của nhà nước này có ý nghĩa như thế nào trong lịch sử Việt Nam ? - Hãy trình bày tóm tắt chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc ở nước ta trong thời kì Bắc thuộc và rút ra nhận xét. Bước 2: HS các nhóm chuẩn bị nội dung câu trả lời trong vòng 5-10 phút. Bước 3: HS trao đổi thảo luận, bổ sung Nhóm 1 góp ý cho các nhóm * Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Bước 4: Lạp và La Mã: GV đánh giá kết quả hoạt động - Lịch pháp học: người Hi Lạp và La Mã biết của HS. Chính xác hóa các kiến thức làm ra lịch (dương lịch). đã hình thành cho học sinh. - Chữ viết: + Người Hi Lạp sáng tạo ra hệ thống chữ cái. + Người La Mã kế thừa thành tựu của người Hi Lạp để sáng tạo ra mẫu tự La-tin; hệ thống chữ số La Mã (I, II, III, IV,...). - Văn học: phong phú, đa dạng các thể loại. Trong đó nổi bật nhất là: thần thoại, kịch và thơ. - Sử học: xuất hiện nhiều nhà sử học lớn và các tác phẩm sử học nổi tiếng, như: + Tác phẩm Lịch sử của hê-rô-đốt. + Tác phẩm Lịch sử chiến tranh Pê-lô-pô-nê của Tu-xi-đít. + Tác phẩm Thông sử của Pô-li-biu-xơ. - Khoa học tự nhiên: nhiều nhà khoa học nổi tiếng, nhiều định lí, định đề khoa học có giá trị khái quát cao. Ví dụ: Định lí Pi-ta-go, Định lí Ta-lét, Tiên đề Ơ-cơ-lít,... Giáo viên … - Trường …
  4. Kế hoạch bài dạy Lịch sử 6 - Năm học 2022-2023 - Kiến trúc – điêu khác: có nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, nguy nga và các tác phẩm điêu khắc tuyệt mĩ. - Văn minh Hi Lạp và La Mã cổ đại đã có nhiều đóng góp cho nhân loại với hàng loạt phát hiến vĩ đại trong suốt chiều dài lịch sử, trong đó có nhiều lĩnh vực là nền tảng cho sự phát triển của nhân loại hiện nay. * Điểm nổi bật của văn minh Hy Lạp và La Mã: + Tính kế thừa (do văn minh Hy Lạp và La Mã ra đời muộn hơn nên được kế thừa nhiều thành tựu văn hóa của cư dân phương Đông cổ đại). + Mang tính hệ thống, thực tiễn và tính khái quát cao. + Dấu ấn cá nhân được đề cao. Nhóm 2 - Một số quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á xuất hiện trong bản đồ là: Âu Lạc, Lâm Ấp; Phù Nam; Sri Kse-tra; Dva-ra-va-ti; Ha-ri-pun- giay-a; Chân lạp; Tam-bra-lin-ga; Lang-ka-su- ka; Ma-lay; Ta-ru-ma; Ka-lin-ga. - Hoạt động kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X: + Các vương quốc nằm ở vùng lục địa (như Chăm-pa, Chân Lạp), ở hạ lưu sông Chao Phray-a (Thái Lan)l lưu vực sông I-ra-oa-đi… lấy nông nghiệp làm ngành kinh tế chính. + Một số quốc gia chủ yếu dựa vào hoạt động thương mại biển, như: Sri Vi-giay-a; Ca-lin- ga; Ma-ta-ram (In-đô-nê-xi-a ngày nay). + Quá trình giao lưu thương mại với nước ngoài đã thúc đẩy sự phát triển của các vương quốc trong khu vực. Vì vậy, trong các thế kỉ VII – X, ở các vương quốc cũng đã xuất hiện một số thương cảng sầm uất, như: Đại Chiêm (Chăm-pa); Pa-lem-bang (Sri Vi-giay-a)… Những thương cảng này đã trở thành điểm kết nối kinh tế, văn hóa giữa các châu lục. Giáo viên … - Trường …
  5. Kế hoạch bài dạy Lịch sử 6 - Năm học 2022-2023 Nhóm 3 * Nhà nước Văn Lang còn đơn giản, sơ khai, vì: + Nhà nước ra đời dựa trên sự hợp nhất của 15 bộ. + Hùng Vương thực chất giống như một thủ lĩnh quân sự. + Phân hoá xã hội giàu - nghèo chưa thực sự sâu sắc. + Tổ chức nhà nước còn đơn giản (đứng đầu nhà nước là vua Hùng, giúp việc cho vua là các Lạc Hầu, Lạc Tướng…), chưa có luật pháp, chữ viết,... -> Ý nghĩa ra đời của Nhà nước Văn Lang: kết thúc hoàn toàn thời đại nguyên thuỷ, mở ra thời đại dựng nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. * Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc ở Việt Nam: - Chính sách cai trị về chính trị: + Chia Âu Lạc thành các quận, huyện và sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc. + Đưa người Hán sang cai trị người Việt theo luật pháp hà khắc. + Xây đắp các thành lũy lớn, bố trí binh lực để đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt. - Chính sách cai trị về kinh tế: + Bắt người Việt cống nạp sản vật (trầm hương, sừng tê, ngà voi, ngọc trai, đồi mồi…). + Thiết lập chế độ thuế khóa, lao dịch hà khắc, nặng nề. + Nắm độc quyền về sắt và muối. - Chính sách cai trị về văn hóa: + Đưa người Hán sang sinh sống lâu dài, cho ở lẫn với người Việt. + Mở lớp dạy chữ Hán; truyền bá văn hóa Hán. + Áp dụng luật pháp của người Hán để cai trị Giáo viên … - Trường …
  6. Kế hoạch bài dạy Lịch sử 6 - Năm học 2022-2023 người Việt. + Bắt người Việt phải tuân theo các phong tục tập quán của người Hán. * Nhận xét: chính sách cai trị hà khắc, tàn bạo, tham lam và thâm hiểm. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa kiến thức; Hướng dẫn cách làm bài kiểm tra giữa học kì II. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. c. Sản phẩm: hoàn thành bài tập. d. Tổ chức thực hiện: - HS hoàn thiện các bài tập. - GV hướng dẫn HS các làm bài thi: + Gồm 2 phần: Trắc nghiệm và tự luận… + Thời gian: 90 phút gộp 2 phân môn Lịch sử và địa lí, với 4 mức độ nhận thức (Nhận biết (TN) ; Thông hiểu, Vận dụng và Vận dụng cao (TL). 4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà. c. Sản phẩm: Bài tập. d. Tổ chức thực hiện: Hoàn thiện các bài tập lịch sử từ Bài 14 đến Bài 16 trong sách bài tập LS. KÝ DUYỆT TỔ CHUYÊN MÔN BAN GIÁM HIỆU ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. Giáo viên … - Trường …
nguon tai.lieu . vn