Xem mẫu

  1. BÀI 41:          MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN I. Mục tiêu 1. Kiến thức  ­ Nắm được khái niệm cơ bản  của môi trường, phân biệt được các loại môi  trường ­ Nắm được khái niệm tài nguyên, các cách phân loại tài nguyên. 2. Kĩ năng Khả năng liên hệ với thực tiến Việt Nam, phân tích có tính phê phán những  tác động xấu tới môi trường. 3. Thái độ,hành vi Xác định thái độ và hành vi trong bảo vệ môi trường, tuyên truyền giáo dục  bảo vệ môi trường II. Thiết bị dạy học ­  Sơ đồ môi trường sống của con người và sơ đồ phân loại tài nguyên thiên  nhiên. ­ Một số hình ảnh về môi trường và tài nguyên thiên nhiên. III. Kiến thức trọng tâm ­ Khái niệm về môi trường sống. Chức năng và vai trò của môi trường ­ Tài nguyên thiên nhiên IV. Phương pháp dạy học Phương pháp nhóm, vấn đáp. V. Hoạt động dạy và học 1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ    _ Em hiểu thế nào là nội thương, ngoại thương và vai trò? 2. Bài mới: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên là gì? Chúng ta có ảnh  hưởng như thế nào đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người? các  nội dung đó sẽ được chúng ta tìm hiểu trong bài học hôm nay.
  2.                                                                                               Hoạt động 1                                       Tìm hiểu về Môi trường Mục tiêu: HS nắm được khái niệm môi trường, các yếu tố hợp thành môi  trường sống của con người.            Hoạt động dạy và học              Nội dung chính ? Em hiểu Môi trường là gì? I. Môi trường HS trả lời ­ Môi trường  địa lý: Không gian bao quanh  Trái đất có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại  ? Môi trường sống của con người là gì? Có   và phát triển của xã hội loài người những Môi trường nào? ­ Môi trường sống của con người: Hoàn cảnh  HS trả lời bao quanh con người ảnh hưởng đến sự  GV nhận xét sống, phát triển, chất lượng cuộc sống của  con người. ­ Có 3 loại Môi trường: Sơ đồ SGK­159 ?Sự khác nhau giữa môi trường tự nhiên và  môi trường nhân tạo + Môi trường tự nhiên: xuất hiện không phụ  thuộc vào con người và luôn tuân theo quy  luật tự nhiên. + Môi trường nhân tạo: Con người tạo ra  trong quá trình lao động, tồn tại toàn toàn phụ  ­ Con người tác động vào tự nhiên có ý  thuộc vào con người. thức, làm biến đổi tự nhiên. Ngày nay hầu  như không còn nơi nào trên trái đât không  chịu tác động của con người.                                                                          Hoạt động 2 Tìm hiểu chức năng của môi trường. Vai trò của Môi trường đối với sự  phát triển xã hội loài người. Mục tiêu: HS hiểu được các chức năng cơ bản của Môi trường và thấy được  tầm quan trọng.
  3.         Hoạt động dạy và học             Nội dung chính ? Môi trường có những chức năng chính  II. Chức năng của Môi trường  nào? 1. Chức năng của môi trường  ­ Là không gian sống của con người ­ Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên ­ Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con  người tạo ra. 2. Vai trò GV đưa ra 2 quan điểm: + Quan điểm 1 : Môi trường tự nhiên là nhân  tố quyết định sự phát triển xã hội. + Quan điểm 2 : Phương thức sản xuất là  nhân tố quyết định sự phát triển xã hội, Môi  trường tự nhiên là nhân tố ảnh hưởng ?Theo em quan điểm nào đúng ?Tại sao ? HS trả lời ­ Vai trò quyết định sự phát triển của xã hội  loài người thuộc về phương thức sản xuất GV nhận xét, lấy ví dụ chứng minh quan  điểm 2 đúng. ­ GV : Tình trạng lạc hậu hay tiên tiến của  một quốc gia, 1 dân tộc dựa vào đặc điểm  của môi trường sẽ rơi vào quan điểm sai lầm  là dịch vụ địa lý.                                                                                 Hoạt động 3                               Tìm hiểu về Tài nguyên thiên nhiên Mục tiêu: HS nắm được khái niệm tài nguyên, phân loại tài nguyên và việc  sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.                  Hoạt động dạy và học              Nội dung chính
  4. ? Tài nguyên thiên nhiên là gì? III. Tài nguyên thiên nhiên HS trả lời ­ Khái niệm: SGK­159 GV mở rộng: Các TNTN phụ thuộc vào sự  phát triển của trình độ lực lượng sản xuất,  sự hiểu biết của con người.Tất cả những  dạng vật chất khi chưa được hiểu biết khai  thác sử dụng thì chưa được gọi là TNTN mà  chỉ là điều kiện tự nhiên hay môi trường tự  nhiên. VD: Từ khi biết trồng trọt đất trở thành tài  nguyên quan trọng.  Khi công nghiệp ra đời khoáng sản trở thành  tài nguyên quan trọng … ? Có thể phân ra các loại tài nguyên nào? ­ Cách phân loại: Có nhiều cách + Theo thuộc tính tự nhiên: Tài nguyên đất,  nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản (than,  dầu, khí) + Theo công dụng kinh tế: Tài nguyên nông  nghiệp, công nghiệp, tài nguyên du lịch. + Theo khả năng có thể bị hao kiệt trong quá  Chia nhóm:  trình sử dụng. Nhóm 1: Tài nguyên không khôi phục được    * Tài nguyên không khôi phục được: khoáng  sản. Sử dụng tiết kiệm, sử dụng tổng hợp,  Nhóm 2: Tài nguyên khôi phục được sản xuất vật liệu thay thế. Nhóm 3: Tài nguyên không bị hao kiệt   * Tài nguyên khôi phục được: đất trồng,  Đại diện nhóm trình bày rừng, động vật, thực vật. Sử dụng đi đôi với  GV nhận xét, chuẩn kiến thức việc bảo vệ và phát triển. GV: Không khí và nguồn nước đang bị ô    * Tài nguyên không bị hao kiệt: Năng lượng  nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức  mặt trời, gió, không khí, nước…Tuy không bị  khỏe con người. hao kiệt nhưng có sự phân bố không đều giữa  các vùng. Cần sử dụng hợp lí      ? Liên hệ: Em đã làm gì để bảo vệ Môi  trường?
  5. VI. Củng cố _ Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo khác nhau như thế nào? _ Em hãy lấy ví dụ chứng minh rằng quan điểm hoàn cảnh địa lý quyết định  là sai lầm _ Môi trường địa lý có chức năng chủ yếu nào? Tại sao có biện pháp bảo vệ  môi trường?                                            Dặn Dò        Đọc trước bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững                                 Phiếu học tập Loại tài nguyên thiên nhiên              Ví dụ  Biện pháp sử dụng Tài nguyên không khôi phục  được Tài nguyên khôi phục được
  6. Tài nguyên không bị hao  kiệt                             
nguon tai.lieu . vn