Xem mẫu

Chương 7

TÌM HIỂU VỀ SỰ TỨC GIẬN

Trong số những cảm xúc, có lẽ tức giận là cảm xúc ít
được hiểu biết và bị phỉ báng nhiều nhất. Phần lớn xã hội đều
nhìn sự tức giận như một cái không có gì là chắc chắn; một số
người vội vã cho đó là một biến thể của hành vi gây hấn, trong
lúc những người khác hoàn toàn không biết ý nghĩa của nó.
Đối với những người trong nửa cuộc đời sau, việc hiểu biết sự
tức giận có một tầm quan trọng đặc biệt. Không chỉ những cảm
xúc ít bền vững trong phần đầu của tuổi trung niên, nhưng với
việc mở rộng của hữu thức trong giai đoạn này của đời sống,
nhiều điều phật ý và oán hận bị dồn nén trong những năm tuổi
trẻ bắt đầu nổi lên và làm chúng ta cảm thấy sự hiện diện của
nó bằng nhiều cách.
Sự tức giận là một cảm xúc bình thường, lành mạnh
và có giá trị. Nó là một phần nội tại trong bản chất con người
và phải được tôn trọng như nó vốn thế vì nó đóng một vai trò
quan trọng trong mỗi đời sống lành mạnh. Là một cảm xúc
mạnh mẽ nhất trong mọi cảm xúc, nó có thể được sử dụng một
cách sáng tạo hoặc dùng sai theo cách phá hoại. Một khi được
đánh thức, nó sẽ giải phóng năng lượng đáng kể có thể hướng
dẫn trong những sự nghiệp xây dựng tốt đẹp, như nỗ lực hoàn
thành một xã hội công bằng hơn, khi mà những bất công đã
khiến chúng ta phải tức giận.

Ở những lúc khác cũng năng lượng ấy, khi không
được hướng dẫn vào những hướng tích cực có thể bùng nổ gây
ra sự tàn phá. Điều này xảy ra khi chúng ta không làm chủ
hành động của chúng ta, không kiểm soát được chính cảm xúc.
Đặc biệt khi đó là trường hợp tức giận tích tụ mà không hay
biết cũng không được thể hiện cho đến khi nó đạt đến những
tầm cỡ nghiêm trọng Những cơn giận bùng nổ ấy có thể rất
mạnh mà lý trí không thể kiểm soát và người ta thường hoàn
toàn không biết những hậu quả tai hại mà hành động có thể
gây ra. Chúng ta đều biết hậu quả mà điều đó gây ra cho người
hứng chịu, người này đơn giản phải chịu trách nhiệm vì là cái
nhỏ nhặt sau cùng thêm vào làm cho hỏa sơn Vesuvius bùng
nổ. Đó có thể là một kinh nghiệm chấn thương hay bị dày vò
làm cho việc giữ bình tĩnh và kềm chế sự nổi giận trở nên vô
cùng khó khăn. Cùng lúc đó, với việc thả lỏng sự căng thẳng
tích tụ, người tức giận cảm thấy một cảm giác nhẹ nhỏm và
chợt nhận ra người khác có thể bị tồn thương sâu xa như thế
nào.
Người dễ nổi giận không còn kiểm soát những biểu
hiện giận dữ của mình nữa thường tự hỏi tại sao người khác sợ
mình. Xem ra họ quên mất những thiệt hại mà cơn giận dữ loại
đó gây ra cho các quan hệ. Tôi thường nghe những người ấy nói
với tôi: ‘Tôi không thể hiểu tại sao tôi rất khó tìm được những
bạn chân tình. Tôi ngỏ lời trước với những người khác, nhưng
dường như họ sợ tôi đến gần họ.’ Nói chung người ta rất sợ sự
tức giận điên cuồng của người khác nên dương nhiên người ta
sợ có quan hệ thân thiết với cá nhân hay giận dữ. Mặt khác, sự
tức giận khi biểu lộ thích hợp có thể có những hậu quả rất có lợi
trên bất cứ tình bạn chân thành nào. Nó dẫn đến việc làm
trong sáng bầu khí và đem lại sự hiểu biết lẫn nhau nhiều hơn
và một mối đồng cảm giữa bạn bè.
Có nhiều hiểu lầm vây quanh cảm xúc này do việc ngộ
nhận rằng tức giận là không đúng. Chính hậu quả của tức giận
kích động một hành vi phá hoại đối với chính mình hay đối với
người khác có liên quan đến đạo đức. Tự thân sự tức giận thì

trung tính về mặt đạo đức, như mọi thứ cảm xúc. Điều mà tức
giận dẫn đến mới trở thành sai lầm về mặt đạo đức. Khi người
ta liệt kê những tội trọng, cảm xúc không bị coi là vô luân. Chữ
‘trọng’ từ tiếng La-tinh là ‘caput’ chỉ cái đầu hay nguồn gốc của
hành động. Tuy nhiên, sự tức giận một cảm xúc tự phát bên
ngoài lãnh vực luân lý được hiểu là nguồn gốc chính của hành
vi có thể sẵn sàng trở thành vô luân.
Cũng vì một vài cách biểu lộ sự tức giận của người lớn
trên một phần cơ thể của một đứa trẻ làm nó cảm nghiệm sự
đau đớn khó chịu, nên nhiều trẻ em trong cuộc sống đã sớm
nhận được một thông điệp rằng tức giận tự nó là xấu và không
thể được chấp nhận. Một đứa bé còn nhỏ khó có thể phân biệt
giữa cảm xúc và hành động qua đó đàn ông hay đàn bà tìm
cách biểu lộ cảm xúc ấy. Vì thế chính sự tức giận, thay vì là
hành động, có vẻ sai lầm. Tất cả những thông tin ấy, thu thập
trực tiếp hay gián tiếp qua cuộc sống có thể dẫn đến việc từ
chối thừa nhận sự tức giận khi nó hiện diện hoặc chối bỏ hay
dồn nén nó.
Đúng hơn, tức giận phải được nhận biết như một tiềm
năng có giá trị trong đời sống cho tất cả chúng ta. Nó là một
phản ứng bình thường cho thấy một vài tổn thương đến con
người hay lợi ích của chúng ta còn tồn tại hay đã xảy ra. Bất cứ
việc gì tấn công vào giá trị bản thân, làm suy giảm nhân phẩm,
hay làm tổn thương chúng ta ở phương diện nào đều gợi ra
cảm xúc đặc biệt ấy. Vì thế, nó có thể được coi như sứ giả báo
động chúng ta về việc phúc lợi thực tế của chúng ta bị đe dọa
một cách nào đó. Cả những bé sơ sinh cũng có những lúc giận
dỗi nếu những nhu cầu nền tảng không được đáp ứng. Nó gào
khóc, mặt đỏ gay, hai bàn tay nắm chặt là bằng chứng rõ ràng
về điều đó.
Thường không dễ dàng nhận ra chúng ta tức giận, đặc
biệt nếu chúng ta không quen với việc ghi nhận cảm xúc của
chúng ta. Sự tức giận có thể dễ dàng được ngụy trang như ‘bối
rối’, ‘bị tổn thương’ hay ‘lo lắng’. Một tác nhân gây cảm xúc

căng thẳng mạnh, đặt cơ thể dưới ảnh hưởng của hệ thần kinh
giao cảm với những phản ứng sinh lý mà chúng ta đã biết. Khi
chúng ta nhận biết những thay đổi ấy trong cơ thể, sự căng
thẳng tê cứng, đỏ mặt, tía tai thì điều quan trọng là phải nhận
biết nguyên nhân để có thể thừa nhận nó. Nhận ra sự tức giận
của chúng ta đem lại sự tự do cần thiết để chọn cách thức lành
mạnh biểu lộ sự tức giận. Khi chúng ta không biết điều gì xảy
ra, sự tức giận thường thái quá và biểu lộ theo những cách vượt
ngoài sự kiểm soát của chúng ta. Một khi nhận biết cảm xúc
nổi lên, chúng ta nhận biết nguyên nhân là sự tức giận nếu
chúng ta biết mình bị khinh thường và ức chế một cách nào đó.
Thông tin ấy thường mang lại một điều gì đó ngăn cản những
nhu cầu hay ước muốn hợp pháp của chúng ta hay nói cách
khác miệt thị chính chúng ta và những người có phúc lợi liên
đới với chúng ta.
Như biểu đồ sau đây chỉ rõ, sự ngăn cản ấy được gọi là
ức chế sẽ xuất hiện từ hành vi của một cá nhân và đôi khi từ
một vật vô tri, một cái cửa bị nêm cứng hay một ciếc xe không
sao khởi động được. Sự đáp trả bình thường cho loại ức chế ấy
là cảm xúc tức giận. Một khi được nhận ra, cảm xúc ấy để mặc
chúng ta chọn lựa điều cần phải làm như một kết quả. Nếu
chúng ta không biết cảm xúc ấy hoặc không để nó biểu lộ,
những hậu quả của nó sẽ tiếp tục cả khi nó bị dồn vào vô thức.
Từ đó nó là một tác nhân gây căng thẳng, nó sẽ có môt hậu quả
về sinh lý làm hại đến cơ thể bằng nhiều cách. Do đó ba chọn
lựa được mở ra: chọn và cho sự tức giận một biểu lộ nào đó
công khai; dồn nén nó, nghĩa là nhận ra sự hiện diện của nó
nhưng quyết định gạt nó sang bên một thời gian và tập trung
trên một sự việc khác; sau cùng là trấn áp nó. Điều này bao
hàm trước đó chúng ta đã có quyết định không chấp nhận cảm
giác ấy và kết quả là chúng ta không nhận ra sự hiện diện của
nó. Sự tức giận chỉ còn bên dưới trình độ hữu thức và được đưa
vào kho cất giữ những cảm xúc không được nhận ra và không
được biểu lộ.

Mô hình sự tức giận
HÀNH VI CỦA CÁ
NHÂN
ỨC CHẾ
HOÀN

CẢNH,

VIỆC

ƯỚC MUỐN
Hay NHU CẦU

MỤC TIÊU

TÖÙC GIAÄN

BIỂU LỘ hay
DỒN NÉN

NÓI NHIỀU
NGƯỜI

ĐỐI PHÓ

TRẤN ÁP hay
VÔ THỨC

TỰ TRÁCH

TRÁCH

BIỂU LỘ THỂ LÝ
VIẾT RA
THƯ GIẢN
CHẤP NHẬN
ĐỊCH
CHUYỂN DỊCH
HẤN

THA THỨ

CHÁN NẢN

THÙ
GÂY

SỰ

nguon tai.lieu . vn