Xem mẫu

Mục Lục
Chương 1. ĐẠI PHÁP DỤ CÁ TỪ NĂM HIỂN KHÁNH NHÀ
ĐƯỜNG
Chương 2. BỘT CÓC THÚC TIỂU
Chương 3. QUAN TÀI TÓC ĐEN: CỤC KHÔNG THẦY TƯỚNG
SỐ NÀO DÁM DÀN
Chương 4. MẸO LẠ ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG VẬT: THUẬT QUỶ
TƯƠNG
Chương 5. NỘI BỘ RỐI REN CỦA TỨ ĐẠI MÔN PHÁI TƯỚNG
SỐ
Chương 6. NGƯỜI NHẬT NGHIÊN CỨU DỊCH HỌC
Chương 7. GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG: THÀNH BÁT QUÁI
TINH DIỆU VÔ SONG

Chương 1. ĐẠI PHÁP DỤ CÁ TỪ NĂM
HIỂN KHÁNH NHÀ ĐƯỜNG
TÔI ĐÃ TRÔNG THẤY TỔ GIA
Trên đời này làm gì có ma quỷ, tôi biết chứ, rõ ràng Tổ Gia đã mất
cách đây 46 năm, nhưng quả thật vừa rồi chính mắt tôi đã trông thấy
ông! Giật mình, suýt ngã ngửa ra sau, khi đứng vững lại không thấy
bóng đen trước mặt đâu nữa! Tôi sợ toát mồ hôi, mí mắt trái giật
mạnh, một dự cảm không lành chạy dọc sống lưng.
Sách vở bày bán khắp hè phố vẫn nói: “Giật mắt trái sẽ gặp tai
ương, giật mắt phải là điềm được của”, nhưng theo kinh nghiệm của
tôi, giật mắt nào cũng không phải chuyện hay.
Đến các thầy tướng số cũng dùng cách bói máy mắt rất kỳ lạ mà
người xưa truyền lại này để đối chiếu với lời phán của mình khi đoán
điềm cát hung. Đầu tiên, cần phải phân rõ bói mắt trái và bói mắt
phải, trái là dương, phải là âm, sau đó phải xem giờ bị máy mắt vào
giờ Tứ chính1 Tý–Ngọ–Mão–Dậu; giờ Tứ thiên2 Thân–Dần–Tỵ–Hợi
hay giờ Tứ mộ3 Thìn–Tuất–Sửu–Mùi, còn có bài khẩu quyết thế này:
Thập nhị thời thần thập nhị cung, ngũ hành bát quái tàng kỳ trung,
Tý Ngọ Mão Dậu đa ẩm thực, Thân Dần Tỵ Hợi tai họa chí…4
Hồi còn trẻ, khi sống ở Đường khẩu, chúng tôi từng dùng trò tâm
dịch đoán buộc cổ “lũ gà béo” ngốc nghếch. Mọi hoạt động sinh lý bất
bình thường như: máy mắt, giật cơ, ù tai, nóng tai, ngứa bàn tay…
đều được đem ra để luận đoán cát hung. Thậm chí còn có vài “con gà
béo” dễ lừa đến nỗi chỉ vì hắt hơi vài cái vào sáng sớm mà cũng chạy
đến hỏi xem lành dữ thế nào. Đối với bọn “Nhất ca5” như mắc bệnh
tâm thần này, không lừa chúng thì thật không phải với chúng.
Tôi như người mất hồn quay vào phòng, đồng hồ đã chỉ 12 giờ
đêm. Tiết Thanh minh vừa qua, lại đúng nửa đêm giờ Tý, lẽ nào tôi
vừa gặp ma thật?
Vợ tôi cũng tỉnh giấc theo, mang áo đến khoác lên người tôi, hỏi:

“Sao ông còn chưa ngủ?”
“Tôi… vừa rồi hình như đã trông thấy Tổ Gia… đứng ngay ngoài
cửa.” Tôi thất thần nói.
Vợ tôi nhìn ra khoảng không đen như mực ngoài cửa sổ, từ nhỏ
bà ấy đã gan lỳ nên không sợ, chỉ cười nói: “Cái ông này, bị hoa mắt
thì có, Tứ gia vừa mất, tại ông lại nghĩ đến phái Giang Tướng đấy
thôi…”
Nghe vợ nói thế, tôi cũng nghĩ chắc là mình đã nhìn nhầm.
“Ngủ đi ông.” Vợ tôi ân cần nói.
Nửa đêm, trời nổi gió to, từng cơn gào rít ghê rợn bên ngoài.
Nằm co người trong chăn, tôi mơ hồ dự cảm sắp có chuyện chẳng
lành.
Tôi không sao ngủ được, nhìn gương mặt vợ đã chìm vào giấc ngủ
say mà lòng chợt đầy chua xót. Người phụ nữ này đã cùng tôi đi quá
nửa đời người, từ lúc còn là một cô nhóc cho đến cái tuổi trung niên
này, không một lời oán than hay tỏ ý hối hận vì lấy tôi, vẫn luôn đi
bên tôi, bầu bạn cùng tôi. Nay, tóc dần điểm bạc, chúng tôi đều đã già
rồi, cuộc đời mà!
Tôi trở mình, đưa tay lùa vào mái tóc bà ấy, bất giác nhói lòng.
Đột nhiên, tôi nghĩ đến cái chết. Con người ai chẳng phải một lần
chết, Tổ Gia đi rồi, Tứ Bá đầu cũng đi rồi, tôi đã ngần này tuổi, 70
sống được bao năm, 80 sống được bao tháng, một ngày nào đó rồi
cũng sẽ chết, sau khi chết sẽ đi về đâu, liệu kiếp sau còn gặp bà ấy, gặp
phái Giang Tướng, gặp Tổ Gia, gặp các huynh đệ nữa hay không? Tôi
ôm chặt vợ trong lòng, dòng suy nghĩ trôi mãi về những ngày tháng xa
lắc.
Năm 1966, Cách mạng Văn hóa nổ ra, trong thị trấn nổi lên cuộc
đấu tố, phê bình. Người đầu tiên phải hứng chịu chính là một ông
giáo già – hiệu trưởng một trường trung học. Bọn tạo phản gọi ông là
lão giáo thối, bắt ông phải thẳng thắn nhận tội, ông nói mình chẳng
làm gì mà phải thẳng thắn nhận tội hết. Kết quả, ông bị một thằng
nhãi ranh đi lên vả cho hai cái vào miệng, rồi túm tóc, nói: “Mày phải
nhận tội trước mọi người.” Nó còn hỗn hào, láo toét dám cởi giày

đánh vào mặt ông giáo già đến chảy cả máu.
Thằng đó có biệt danh là “Nhị Bản Tử” – bởi lúc bé từng học đánh
trúc bản6, tính cách lỳ lợm. Có lần, người trong thị trấn xì xào rằng,
có ma trơi ở ngôi mộ sau núi, có người nhìn thấy cả con hồ li ôm quả
cầu lửa chạy băng băng lúc chập tối, khiến các xã viên hợp tác xã
không ai dám ra sau núi khi trời tối. Thế mà thằng này lại cuỗm được
một quả lựu đạn từ chỗ đám dân quân, tối đến hắn ra sau núi, thấy
đúng là có đám lửa màu xanh nho nhỏ bốc lên khỏi mộ thật, liền
chửi: “Mẹ mày!” Rồi cứ thế ném thẳng quả lựu đạn vào nấm mộ.
“Bùm” một tiếng, ánh lửa tóe ra xung quanh, hài cốt bắn tứ tung trên
mặt đất.
Vào thời đó, kiến thức khoa học chưa được phổ cập, kỳ thực, thứ
mà họ gọi là ma trơi kia chính là hiện tượng hợp chất phốt-pho trong
xương người và sinh vật thoát ra từ những nấm mộ lâu ngày không
được chăm nom, tu sửa, gặp không khí thì bốc cháy thành lửa màu
xanh nhạt. Mọi người lại nhầm tưởng đó là lũ quỷ ma hiện lên quấy
phá, hù dọa.
Sau đó, Nhị Bản Tử lại lôi chuyện ma quỷ nhằm vào cô con gái cả
của ông giáo già, hắn hô hào mọi người phê bình đấu tố “giày rách7”.
Ông giáo già có ba người con gái và một con trai. Chồng của cô con
gái cả chết sớm, về sau, cô lại gặp được một thanh niên trí thức, hai
người đều yêu thương nhau, nhưng cô gái lại bị chụp cho cái tội danh
“giày rách”. Ai mang tội danh này sẽ bị đưa đi diễu phố, phải quàng
lên cổ đôi giày rách, trước ngực còn đeo một tấm biển to viết hai chữ:
“Giày rách”.
Cô gái này bị đưa đi diễu phố suốt hai ngày liền, cô chẳng còn mặt
mũi nào trước những cái nhìn chòng chọc của hàng trăm con mắt
trên phố. Sau khi trở về nhà, cô tắm rửa, gột sạch nước bọt và những
thứ bẩn thỉu, ô uế trên người rồi mặc bộ quần áo ngày xuất giá, nhân
lúc cha mẹ đang ngủ, thắt cổ tự tử trong phòng. Khi người nhà phát
hiện ra thì cô đã tắt thở.
Hai vợ chồng ông giáo già thương con, khóc đến chết đi sống lại.
Trái tim con người đâu phải sắt đá, hay tin cô gái đã thắt cổ tự tử,
người trong thị trấn đều lặng đi, chẳng còn ai nghe thằng Nhị Bản Tử
nữa. Ủy ban Cách mạng cũng vội vàng tuyên bố, thanh minh: “Dùng

nguon tai.lieu . vn