Xem mẫu

Chương VI
LÝ LUẬN CỦA TÌNH CẢM VÀ THỊ
DỤC

Như ta đã thấy trước đây, đời sống tình cảm có trước đời sống lý
trí. Người ta chịu ảnh hưởng tình cảm trước hết. Ngày nào mình sống
dưới quyền của Lý Trí… đó là ngày mà mình tiến lên khỏi cái mực của
đời sống theo thiên tính của loài vật.

Những kẻ còn sống dưới quyền của thị dục… nếu họ sớm dùng
đến lý luận… thường là để thỏa mãn thị dục của họ hơn là để tìm
chân lý.

Sống theo thị dục đành là một việc mà bất kỳ là ai cũng đều bị ảnh
hưởng ít nhiều… nhưng nếu chỉ biết sống theo thị dục mà thôi, thì
người ta ắt không bao giờ thấy khổ.

Khái niệm “khổ” là do sự tranh chấp giữa Tình và Lý nơi lòng ta
mà thôi. Con thú chỉ biết sống thỏa mãn thị dục nó, rồi thôi. Con
người trái lại, còn có Lương Tâm biết phân biệt phải quấy… nó giày
vò, xéo xắt không để cho ta yên mà an hưởng cái thú vui của xác thịt.
Thế là con người phải tìm ngay một phương thế để gạt gẫm lương
tâm mình. Họ đem Lý Luận để phụng sự cho Thị Dục, hay nói theo
nhà luân lý học, học “hợp lý hóa tình dục”.


Cái lối luận của Lý Trí và cái lối luận của Thị Dục khác nhau rất
xa. Ta cần phải biết phân biệt cho thật rõ ràng chỗ dị đồng của nó mới
mong nhận được trong khi ta suy nghĩ… lúc nào là lúc ta suy nghĩ
theo Lý và lúc nào là lúc ta suy nghĩ theo Tình. Tuy cái lối luận theo
thị dục là lối luận đầu tiên của loài người, người ta chỉ nghiên cứu và
bàn bạc đến nó mới trong vòng mấy mươi năm gần đây thôi.


A. Chỗ phân biệt giữa hai lối luận

Lý và Tình:

W. James trong quyển “La Volonté de Croine” chỉ cái lối luận của
người tín ngưỡng[32] như vầy:

“Việc phải xảy ra như thế này mới được. Tôi muốn cho nó phải
xảy ra như vậy. Thế thì nó phải như vầy… như vy…”

Ta hãy thử lấy một ví dụ:

Như thời quân Đồng Minh và quân Trục đang đánh với nhau.
Những kẻ không vì quyền lợi, cũng không vì cảm tình muốn phe nào
thắng hay phe nào bại, sẽ dùng lý luận như thế này: Có nhiều tin tức
các nơi đưa đến, nói rằng Đồng Minh thắng, họ bèn nhân đó mà kết
luận Đồng Minh sẽ thắng được. Đó là họ dùng phép qui nạp của khoa

học để lý luận. Lối luận này là lối luận của Lý Trí: Kết luận đi theo sau
những tài liệu lượm lặt đó đây. Trái lại, những kẻ vì quyền lợi hoặc vì
thiện cảm với Đồng Minh, muốn cho phe Đồng Minh thắng sẽ luận
cách khác: Trong mớ tin tức, họ tìm cái nào hạp với lòng ao ước của
họ thì họ tin liền, không cần đòi hỏi bằng cứ gì cả. Trái lại, những tin
tức nào không hạp với ý nguyện của họ là họ gác qua một bên, hoặc
không để ý đến, hoặc tìm đủ lý để ngờ vực nó. Chọn lựa xong rồi, họ
giữ lại toàn những tin nào có thể kết luận rằng Đồng Minh thắng mà
thôi. Đó là lối luận của Tình Cảm: Kết luận đã đặt sẵn, trước khi đi
săn tìm bằng cứ.

Hai lối luận trên đây cách luận đều giống nhau: Cả hai đều vịn
theo những bằng cớ là tin tức các nơi đưa đến để qui nạp sự thắng
trận của Đồng Minh. Nhưng sở dĩ nó không giống nhau là vì lối luận
của Lý Trí thì vô tư: Người luận không có sẵn trước cái lòng ao ước
cho bên nào thắng bên nào bại cả. Họ chỉ bình tâm quan sát và kiếm
tài liệu, để tìm một kết luận đúng đắn công bình. Cho nên trong khi
họ tìm tài liệu tin tức, họ chưa biết kết luận sẽ như thế nào. Tùy theo
tin tức, nếu đòn cân thắng lợi ngả về bên nào, thì họ sẽ kết luận cho
bên đó sẽ thắng.

Trái lại, lối kết luận của Tình Cảm thì hữu ý thiên vị: Người luận
trước khi đi tìm tài liệu tin tức, trước cái lòng ao ước cho bên phe
mình thắng. Bởi vậy họ không đủ can đảm nhìn nhận những tin tức
nào có thể làm hại cái lòng ao ước ấy của họ. Tuy cũng đi tìm tài liệu,
nhưng họ chỉ đi tìm những tài liệu nào có thể chứng minh cái lòng ao
ước của họ kia là đúng với sự thật mà thôi.

Hay nói một cách khác: “Luận theo Lý Trí là luận để tìm sự thật;
còn luận theo Tình Cảm là luận để chứng minh cái điều mình ao ước
hay tín ngưỡng, không đếm xỉa gì đến sự thật nữa cả.”


Ông thầy thuốc khi xem bệnh dùng lối luận của Lý Trí để tìm
nguyên nhân của chứng bệnh. Nhân những chứng hiện ra, ông tìm coi
bệnh ấy có thể sắp vào loại nào và chiếu theo nguyên lý ấy, ông tìm
những kết quả của nó sẽ phải đến đây, một cách thản nhiên vô tư.
Trái lại, bà mẹ bên giường bệnh của đứa con yêu quý, thuần dùng lối
luận của Tình Cảm. Bà tưởng tượng con bà mạnh hay không thể
mạnh được, mà không cần nghĩ gì đến thực sự cả. Mỗi một cái chứng
gì hiện ra là một triệu chứng bệnh tử hay bệnh nguy… Ai nói con bà sẽ
mạnh, bà mừng rỡ và cám ơn; ai bảo con bà sắp nguy, bà buồn bã và
oán ghét. Những y sĩ có danh cứu người rất tài, đến khi chữa bệnh
cho người thân thì lại lúng túng vụng về, cũng vì lẽ ấy: Bệnh tình cảm
làm mờ óc phán đoán.

Felicien Chayllaye đại khái bảo: “Người đang bị Dục Vọng chi
phối tâm hồn, không bao giờ chịu lý luận gì cả. Nếu họ lý luận là để
tìm một kết luận thỏa ý vừa lòng họ thôi; kết luận ấy họ đã có sẵn
trước khi họ lý luận”[33]. Nếu họ nhận thấy cái luận của họ không
vững vàng, họ bèn đổi cách luận đi, chớ không chịu đổi ý định, ví như
người luận là anh thích rượu. Anh sẽ luận:

Ở đời, phải mạnh mẽ, (đại tiền đề).
Mà rượu, làm cho ta mạnh (tiểu tiền đề).
Vậy, ta phải uống rượu. (kết luận)

Có kẻ cắt nghĩa sự lầm lạc của câu tiểu tiền đề, thì anh lại bèn đổi
nó đi, và luận lại cách khác:

Ở đời, cốt yếu là phải vui vẻ;
Vậy, ta phải uống rượu. (kết luận)


Ở đây, kết luận vẫn không thay đổi, vì đó là chỗ ao ước ưa thích
của anh. Anh đổi nguyên tắc, nhưng kết luận ấy, anh cố giữ không cho
thay đổi.

Tôi còn nhớ một thi sĩ kia, muốn biện hộ cho sự thích rượu của
mình, làm bài thơ say, vô đầu có câu:

Nhãn khám nhơn tận túy
Hà nhẫn độc vi tính
(nghĩa là: Mắt thấy thiên hạ đều say cả. Một mình ta nỡ nào lại
tỉnh).


Cái kết luận tiên thiên này, có khi không phải là một dục vọng, mà
là một thành kiến.

Liệt Tử có bài ngụ ngôn: “Có người kia làm mất cái búa, nghi cho
đứa con người bên xóm lấy. Bấy giờ anh trông dáng điệu đứa nhỏ
rõ ràng là đứa ăn trộm búa, nhìn từ vẻ mặt, từ hành động mỗi mỗi
cũng rõ là đứa ăn trộm búa. Được vài hôm, người ấy tìm thấy cái
búa bỏ lộn trong khạp cây… Bấy giờ anh ta trông đứa bé từ vẻ mặt,
dáng điệu, cử chỉ không còn thấy một tí nào là giống đứa ăn trộm
búa nữa”.


nguon tai.lieu . vn