Xem mẫu

Chương 6 : Bước 3 - Hệ Thống Hỗ Trợ
“Khi người ta chấp nhận một hệ thống tồi tệ,
thì hệ thống ấy nắm quyền chi phối hoạt động của con người.”
– W. EDWARDS DEMING ĐI TÌM LÝ DO CỦA BẠN ĐI TÌM CÂU TRẢ LỜI “KHÔNG” CỦA
BẠN BẠN ĐANG CỐ BẢO VỆ AI?
VÙNG KHÔNG CÓ MỤC TIÊU & PHẪU THUẬT THAY THẾ MỤC TIÊU HỆ THỐNG HỖ TRỢ
GƯƠNG YÊU THƯƠNG VÀ NEO CHUẨN MỰC CÂU HỎI TRAO QUYỀN Hãy nghĩ về ngôi nhà
của bạn. Định nghĩa thật sự của căn nhà là gì? Về mặt cốt lõi, ngôi nhà của bạn bao gồm hai thứ – cấu
trúc và hệ thống. Cấu trúc ngôi nhà chính là kiểu dáng của nó – nhà trệt, nhà nhiều tầng, nhà chung
cư… – và cách bố trí không gian: số phòng, kích cỡ phòng, vị trí phòng… Cấu trúc ngôi nhà chính là
những thành tố tạo nên căn nhà.
Tiếp theo, căn nhà của bạn phải có hệ thống. Hệ thống khiến các thành tố trong nhà trở nên hữu dụng:
hệ thống điện, sưởi, thông gió, cấp thoát nước, v.v… Hệ thống mang đến cho bạn không gian sống
thoải mái. Đó chính là chức năng của căn nhà. Nếu các hệ thống này hoạt động không hiệu quả, căn nhà
cũng chỉ là một khối bê-tông cốt thép nhàm chán.
Khi nào bạn thật sự quan tâm đến các hệ thống trong ngôi nhà bạn đang ở? Bạn nghĩ chính xác rồi đấy:
khi thiết bị hỏng hóc. Bạn chỉ nghĩ đến các hệ thống trong nhà khi có trục trặc xảy ra mà thôi. Thời
điểm duy nhất bạn nghĩ về hệ thống cấp thoát nước là khi nước ngừng chảy. Bạn không bao giờ bận
tâm đến hệ thống điện trừ khi bạn bật công tắc mà đèn không sáng.
Hãy nghĩ về cơ thể bạn. Cơ thể bạn cũng giống như một ngôi nhà, bởi cơ thể bạn cũng bao gồm cấu
trúc và hệ thống. Cấu trúc chính các thành phần cơ bản xác định bạn là nam hay nữ, cao hay thấp, các
đặc điểm cá nhân và gien di truyền.
Tiếp theo, bạn có các hệ thống. Chức năng của các hệ thống trong cơ thể bạn là giữ cho bạn tồn tại. Cơ
thể bạn bao gồm nhiều hệ thống phụ thuộc lẫn nhau: tuần hoàn máu, cơ bắp, xương, thần kinh, hô hấp,
hệ miễn dịch… Khi nào bạn nghĩ về các hệ thống này? Chính xác: khi chúng có vấn đề. Bạn không bao
giờ nghĩ về hệ thống hô hấp cho đến khi bạn đột nhiên không thở được; hay hệ thống tiêu hóa cho đến
khi bạn đi khám bác sĩ và than rằng, “Trời ạ, đáng lẽ tôi không nên ăn 15 cái bánh sô-cô-la…”
Bạn thấy đấy, nếu hệ thống của ngôi nhà hay cơ thể bạn không hoạt động ở mức tối ưu, một vài chức
năng sẽ không còn vận hành chính xác như bạn mong muốn. Trong cuộc sống và công việc của bạn
cũng tương tự.
Cuộc sống và công việc của bạn cũng bao gồm cấu trúc và hệ thống.
Nhưng ở đây ta sắp đề cập tới… HAI ĐIỀU THIẾU VẮNG TRONG CUỘC SỐNG VÀ CÔNG VIỆC
CỦA ĐA SỐ MỌI NGƯỜI 1. Hầu hết mọi người không ý thức được các hệ thống của cuộc sống và
công việc của họ là gì; và 2. Hầu như không ai biết cách sửa những hệ thống này khi chúng bị hư.

Đa số mọi người sẽ làm những điều sau: “Ôi Trời ơi! Tôi đuối quá! Tôi không biết phải làm gì nữa!
Có quá nhiều thứ để làm nhưng lại quá ít thời gian. Tôi khánh kiệt rồi! Tôi không có tiền. Tôi bị thừa
cân. Tôi phải làm gì đây?”
Chức năng của cuộc sống bạn là gì? Của công việc bạn? Đa số chúng ta chưa bao giờ đặt những câu
hỏi đơn giản nhưng cần thiết này. Trên thực tế, họ thậm chí còn không biết câu hỏi là gì, chứ đừng nói
đến câu trả lời.
Sau khi làm việc với hàng vạn học viên, tôi đã nhận ra một điều vừa sâu sắc vừa giản đơn. Không
phải tôi đang cố giảng giải cho bạn về ý nghĩa cuộc sống, nhưng có vẻ như chức năng cao nhất của
cuộc sống của một cá nhân là sống theo cách mà bạn lựa chọn. Điều này có nghĩa là có khả năng lựa
chọn cuộc sống mà bạn thật sự mong muốn.
Còn chức năng của công việc là gì? Chức năng thiết yếu của công việc là cung cấp giá trị cho một
nhóm người và nhận được lợi nhuận từ hoạt động đó.
Như bạn đã thấy từ hai mô tả trên, nhiều người đang sống một cuộc sống chưa thể gọi là tốt nhất, và đa
số công việc kinh doanh đều hoạt động dưới mức tối ưu. Hầu hết đều rất mù mờ về vấn đề này, và chỉ
biết chạy vòng vòng cố gắng “sửa chữa” vấn đề. Nhưng nếu hệ thống ống nước trong nhà bạn (hoặc cơ
thể bạn!) đang gặp vấn đề, mà bạn cứ gọi thợ điện đến, thì khả năng thành công đến đâu?
Hãy hít một hơi thật sâu. Bạn không còn phải chạy loanh quanh nữa. Bởi sau khi làm việc với vô số
học viên trong các chương trình cố vấn cũng như nghiên cứu các đối tượng thành công và hạnh phúc
trên thế giới, tôi đã nhận diện được năm hệ thống thiết yếu mà bạn cần phải vận hành một cách thích
hợp, để từ đó xây dựng một cuộc sống và sự nghiệp như bạn khao khát.
NĂM HỆ THỐNG HỖ TRỢ THIẾT YẾU

ĐƠN GIẢN HÓA CON NGƯỜI HIỆU SUẤT NỘI QUAN HOẠT ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Hệ thống 1 là Hệ Thống Con Người của bạn. Hệ thống 2 là Hệ Thống Hoạt Động của bạn. Hệ thống 3
là Hệ Thống Môi Trường của bạn. Hệ thống 4 là Hệ Thống Nội Quan của bạn.
Hệ thống 5 là Hệ Thống Đơn Giản Hóa của bạn.
Con người, hoạt động, môi trường, nội quan và đơn giản hóa là 5 Hệ Thống Hỗ Trợ trong cuộc sống
và công việc hay sự nghiệp của bạn. Khi chúng ta thảo luận từng cái một, bạn sẽ nhận thấy những hệ
thống nào cần vận hành hiệu quả trong cuộc sống cũng phải hoạt động hiệu quả trong công việc của
bạn. Thế cũng hay, bởi chúng ta có thể nghiên cứu một hệ thống ứng dụng được cho cả hai lĩnh vực.
Tôi không quan tâm bạn làm việc trong lĩnh vực nào, bạn là một doanh nhân hoặc người làm thuê. Các
hệ thống đều giống nhau. Tôi đã tra cứu hàng vạn ngành công nghiệp khác nhau, tiếp xúc với hàng vạn
người trong các buổi hội thảo và nghiên cứu trực tiếp vô số cá nhân thành công tột bậc. Việc bạn là ai,
làm gì, đang kinh doanh gì không quan trọng; các hệ thống đều giống nhau.
Tuy nhiên, điều này có nghĩa là nếu một trong 5 hệ thống thiết yếu này không hoạt động hiệu quả trong
cuộc sống hay công việc của bạn, thì không chỉ thu nhập của bạn bị ảnh hưởng, mà cả sự thanh thản
trong tâm hồn, sức khỏe, hạnh phúc và các mối quan hệ của bạn cũng khó tránh khỏi tác động. Có thể
bạn nhận thấy một cảm giác mơ hồ là “có gì đó không ổn”, nhưng bạn không có khả năng chỉ ra đích
xác nó là gì. Khi chúng ta cùng phân tích từng hệ thống, bạn sẽ không chỉ thấy có điều gì không ổn, mà
còn biết chính xác cách để sửa chữa nó.
RÈN LUYỆN Cảm giác đau khổ và bối rối khi nhận ra “có gì đó không ổn, nhưng lại không biết không
ổn ở chỗ nào” có thể ngăn chặn được khi bạn xác định rõ các hệ thống, rồi tìm cách khiến nó hoạt động
ở mức độ cao hơn và hiệu quả hơn. Hãy nhớ, đây là khóa học của HÀNH ĐỘNG, nhưng còn là một
quá trình. Rèn luyện không khiến mọi thứ hoàn hảo; nhưng rèn luyện mang đến sự tiến bộ. Cuộc sống
không phải hoàn hảo hay không, mà là bạn có dũng cảm tiến lên phía trước, từng bước một hay không.
Trước khi chúng ta bắt đầu, tôi muốn bạn hãy làm một việc cho tôi ngay bây giờ. Hãy hít một hơi thật
sâu. Tiếp tục hít thêm một hơi nữa. Khi đọc những dòng chữ này, hãy ý thức nhịp đập của trái tim bạn.
Hãy ngồi yên lặng một chút. Bạn có cảm nhận được nhịp đập trái tim mình?
Đặt ngón tay lên cổ họng, nơi bạn có thể cảm nhận mạch đập mạnh mẽ, hay chỉ đơn giản là cảm nhận
nhịp tim đập trong lồng ngực mình. Hãy hít thở. Ngay bây giờ…
Lần cuối cùng bạn nghĩ về nhịp đập của trái tim là khi nào? Tôi hỏi rất nghiêm túc đấy. Lần cuối cùng
bạn nghĩ về nó là khi nào? Tôi dám cá là bạn gần như chưa bao giờ nghĩ về nó, trừ khi bạn lên cơn đau
tim hay bị nhói ở ngực mà thôi.
Lần cuối cùng bạn nghĩ về việc mình tiêu hóa thức ăn là khi nào? Đã bao giờ bạn nghĩ đến nó chưa?
Tối thiểu là 3 lần một ngày, chúng ta ngốn hàng đống thức ăn vào miệng; nhưng điều gì xảy ra sau khi
thức ăn đã ở trong miệng?

Chúng ta sống, hít thở, ăn uống, đi lại, làm việc, chơi đùa, chạy bộ, và làm những gì chúng ta muốn…
và chúng ta chưa bao giờ nghĩ đến những hệ thống đáng kinh ngạc đang ở ngay trong chính cơ thể kỳ
diệu của chúng ta, ngay trong cỗ máy phi thường này.
ĐỪNG XEM THƯỜNG CÁC HỆ THỐNG CỦA BẠN NỮA
Thay vì trân trọng món quà quý giá của cơ thể, đa số chúng ta đều xem thường nó, ngược đãi nó, hay
đổ lỗi cho nó. “Tôi quá mập. Tôi không sao giảm được 10 ký. Tôi ước gì mình nhiều tóc hơn. Tôi ước
gì mình trông trẻ hơn 10 tuổi.”
Chúng ta liên tục đổ lỗi cho cỗ máy diệu kỳ mà chúng ta sở hữu. Tôi muốn bạn nhận ra rằng có nhiều
hệ thống đang hoạt động trong cơ thể ta mà ta chưa bao giờ để mắt đến. Trên thực tế, chúng ta hoàn
toàn không tôn trọng những hệ thống này.
Lần tới đi ăn, hãy thử ép bản thân bạn tiêu hóa thức ăn. Nếu cứ ngồi ì ra đó, rồi ráng điều khiển cơ thể
tiêu hóa thức ăn, bạn sẽ chết đói đấy! Hãy thử khiến tim bạn đập xem. Bạn không thể; mọi thứ cứ tự
nhiên mà diễn ra thôi.
Những hệ thống này tự động vận hành, dù bạn có ý thức được chúng hay không. Điều này cũng tương
tự trong cuộc sống và công việc của chúng ta. Năm Hệ Thống Hỗ Trợ thiết yếu này vận hành bất kể
chúng ta có thích nó, xem thường hay ngược đãi nó hay không. (Dĩ nhiên, hành tinh bé nhỏ thân yêu của
chúng ta cũng y hệt vậy. Đến tận bây giờ, ta mới bắt đầu nhận thức được mức độ tàn phá mà con người
gây ra cho hệ thống Trái đất quý báu và vô cùng mỏng manh này. Vậy nên, ta phải hành động ngay nếu
muốn mọi thứ hoạt động trôi chảy và phục vụ cho quá trình duy trì cuộc sống của loài người.) Nhóm
Ba Phần Trăm có khuynh hướng sở hữu những hệ thống vận hành trơn tru trong cuộc sống và công việc.
Nhưng đây mới là chuyện đáng nói: họ thường không biết những gì họ đã làm! Tuy vậy, các hệ thống ấy
đều đạt hoặc gần đạt mức độ tối ưu. Một khi học được những hệ thống đó là gì và cách khiến chúng
vận hành hiệu quả, bạn cũng có thể làm được giống họ.
Có thể bây giờ bạn đang nghĩ rằng chẳng có gì trong cuộc sống của bạn diễn ra như ý cả. Nhưng khi
chúng ta cùng đi qua năm hệ thống thiết yếu này, bạn sẽ ngạc nhiên một cách thích thú khi thấy rằng có
nhiều thứ đang rất suôn sẻ hơn là những thứ đang bị trục trặc. Sau đó, bạn có thể đơn giản thực hiện
những HÀNH ĐỘNG được gợi ý ở đây để sửa chữa sai lầm và củng cố những gì đang phát huy tác
dụng.
HỆ THỐNG CON NGƯỜI CỦA BẠN
Chúng ta bắt đầu với Hệ Thống Con Người trước. Tại sao Hệ Thống Con Người lại là Hệ Thống Hỗ
Trợ thiết yếu nhất? Bởi nếu Hệ Thống Con Người không hoạt động hiệu quả, những thứ còn lại chẳng
mang ý nghĩa gì hết. Đơn giản, bạn không thể phát huy tối đa tiềm năng bản thân nếu không biết cách
thiết lập Hệ Thống Con Người ở mức tối ưu.
Tại sao ư? Chà, có nhiều lý do lắm, nhưng tựu chung lại là bởi con người nắm giữ tiền bạc. Nếu bạn
đang nỗ lực gây dựng sự nghiệp hay tạo dựng công việc kinh doanh, và người ta không ai mua hàng
của bạn, thì tôi cũng không rõ bạn kiếm tiền bằng cách nào. Theo như ta biết từ trước đến nay, cá heo,
khỉ, hay tinh tinh không mang theo thẻ tín dụng. (Tên tôi là Noah, nên tôi biết rõ điều này!) Tờ 20 đô

KHÔNG tự nó bước ra đường, gõ cửa nhà bạn và nói, “Này, cho tôi vào nhé?”
Nếu nơi bạn đang sống xảy ra chuyện này, tôi cũng muốn đến đó ở ngay!
Trên Trái đất này, tiền đi liền với cái thứ lạ lùng mà ta gọi là “con người” – và chúng ta phải làm một
thứ khó chịu có tên gọi là “công việc” để tiền trong túi họ chuyển sang túi chúng ta. Chính vì vậy, nếu
bạn muốn có nhiều hơn nữa thứ gọi là tiền, tốt hơn hết bạn phải thiết lập Hệ Thống Con Người của
mình.
NĂM HÀNH ĐỘNG TRONG HỆ THỐNG CON NGƯỜI Có 5 HÀNH ĐỘNG bạn cần phải thành
thạo để thiết lập một cách hoàn chỉnh Hệ Thống Con Người. Năm hành động trong Hệ Thống Con
Người là:
1. Công nhận 2. Yêu cầu 3. Chấp nhận 4. Chịu trách nhiệm 5. Đặt câu hỏi trao quyền Hành Động Đầu
Tiên Của Hệ Thống Con Người = Công Nhận Hành động đầu tiên của Hệ Thống Con Người là Công
nhận. Tại sao đây lại là hành động đầu tiên? Bởi vì loài người (bạn biết đấy, thứ sinh vật kỳ lạ nắm
giữ tất cả tiền bạc) khao khát được chú ý, trân trọng, công nhận, và thừa nhận. Nghiên cứu cho thấy
con người sẽ nỗ lực nhiều hơn để được công nhận hơn là để kiếm tiền. Thử nghĩ xem bạn sẽ làm việc
cho ai trong hai người sau: một người trả cho bạn một triệu đô-la mỗi năm nhưng khiến bạn cảm thấy
nhục nhã, xấu hổ và bị sỉ nhục; hay một người trả cho bạn một trăm ngàn đô-la mỗi năm nhưng lại khen
ngợi, công nhận và trân trọng bạn?
Dĩ nhiên, bạn có thể làm việc cho người chủ đầu tiên một thời gian; nhưng rồi bạn sẽ nhìn vào số tiền
lương nhận được mỗi tháng và tự hỏi, “Như vậy có đáng không?” Con người chúng ta là những sinh
vật kỳ lạ. Chúng ta nghĩ mình muốn tiền (và đúng là như vậy); nhưng nhiều người lại cảm thấy bị gông
cùm xiềng xích bởi “hệ thống lương bổng” và “chết cứng” trong các công việc lương cao nhàm chán.
Có hàng tá cách để công nhận người khác trong cuộc sống, công việc và gia đình. Điểm mấu chốt là
bạn có sẵn sàng làm điều đó hay không. Bởi chúng ta ai cũng đeo trên người một tấm bảng vô hình ghi
dòng chữ, “Hãy khiến tôi cảm thấy mình quan trọng.” Vấn đề là bạn cũng có mong muốn y như thế. Vậy
nên tất cả mọi người đều chờ một người nào đó khiến họ cảm thấy mình quan trọng trước, rồi họ mới
sẵn sàng làm điều tương tự cho người khác.
Nếu bạn có thể trở thành một trong số triệu người (con số này khá chuẩn xác) biết công nhận người
khác trước, thì bạn đang thiết lập Hệ Thống Con Người của mình một cách tối ưu rồi đấy.
Hành Động Thứ Hai Của Hệ Thống Con Người = Yêu Cầu Hãy tưởng tượng bạn và tôi đang ở trong
một căn phòng lớn với hàng trăm học viên của khóa học Mật Mã Thành Công, cùng quy tụ tại đây để
tìm hiểu về các nguyên tắc này. Dĩ nhiên, đây chính xác là những gì diễn ra tại các buổi hội thảo của
chúng tôi nên cũng không quá khó để tưởng tượng.
Liệu bạn có cảm thấy khó khăn trong việc nhờ người khác hỗ trợ trong khán phòng này không? Liệu
bạn có cảm thấy xấu hổ, ngại ngùng, hay chần chừ trong việc yêu cầu sự giúp đỡ bạn cần?
Khi tôi hỏi những khán thính giả của mình liệu họ có cảm thấy khó mở lời yêu cầu sự hỗ trợ mà họ cần
không, thậm chí là từ những người mà họ quen biết, thì hơn 70% trả lời là có. Tại sao chúng ta lại

nguon tai.lieu . vn