Xem mẫu

Chương 21
Sáu tháng sau khi Tony và Marianne cưới nhau, công ty Hoffman được sát nhập
vào công ty hữu hạn Kruger- Brent. Lễ kí bản thoả hiệp chính thức được tổ chức
ở Munich, như là cử chỉ bày tỏ tình hữu nghị đối với Frederick Hoffman. Ông này
điều hành chi nhánh của công ty ở Đức. Tony ngạc nhiên về thái độ hiền lành của
mẹ anh khi chấp nhận cuộc hôn nhân này. Bà không có thói quen chấp nhận sự
chiến bại một cách duyên dáng như vậy, thế nhưng bà tỏ ra rất thân thiện với
Marianne khi Tony và cô dâu mới trở về nhà sau tuần trăng mật ở Bahamas. Bà
nói cho Tony biết rằng bà rất sung sướng về cuộc hôn nhân này. Điều khiến Tony
hết sức khó hiểu là bà đã tỏ ra rất thành thực. Sự thay đổi lập trường ấy quá
nhanh chóng, không hợp với tính tình bà chút nào.Tony cho rằng anh chưa hiểu
mẹ anh lắm như anh đã tưởng.
Cuộc hôn nhân này thành công một cách xuất sắc ngay từ lúc đầu. Marianne đã
thoả mãn được một nhu cầu đã cảm thấy từ lâu của Tony, và mọi người xung
quanh đều nhận ra sự thay đổi của anh - đặc biệt là Kate.
Khi Tony đi đây đó vì công việc, Marianne lúc nào cũng đi theo anh. Họ cùng vui
chơi, cười đùa với nhau, và đều cảm thấy thực sự hạnh phúc. Nhìn hai người,
Kate thầm nghĩ: “Mình đã làm được việc rất tốt cho con trai mình”.
Chính Marianne là người đã bắc cầu thông cảm giữa Tony và mẹ chàng. Khi trở
về nhà, sau tuần trăng mật, Marianne nói với Tony: “Em muốn mời mẹ đến ăn
cơm”.
“Đừng làm thế. Em không hiểu mẹ anh, Marianne ạ. Bà…”
“Em muốn làm quen với bà, Tony ạ. Xin anh nghe em, Tony”.
Anh không thích ý kiến này, nhưng rồi cũng đành phải nhượng bộ. Tony đoán
rằng buổi tối hôm ấy chắc buồn chán lắm, nhưng anh đã phải ngạc nhiên. Bà
Kate tỏ vẻ sung sướng đến cảm động được ngồi chung với hai người. Tuần lễ
sau, bà mời hai vợ chồng đến dùng cơm tại nhà bà. Rồi sau đó điều này trở
thành một thông lệ hàng tuần.
Kate và Marianne trở nên thân thiết với nhau. Họ nói chuyện với nhau trên điện
thoại nhiều lần trong tuần lễ và ăn cơm với nhau ít nhất mỗi tuần một lần.
Họ gặp nhau vào buổi ăn trưa tại nhà hàng Lutece, nhưng ngay khi Marianne vừa
bước vào, bà thấy có gì đó không ổn.
“Cho tôi một ly uýtxki lớn có đá” Marianne nói. Thường ngày ,Marianne chỉ dùng

rượu vang thôi.
“Có chuyện gì xảy ra vậy, Marianne?”
“Con đã phải đi khám bác sĩ Harley”
Kate đột nhiên cảm thấy hoảng sợ. “Con không ốm chứ , Marianne?”
“Không , con vẫn khoẻ. Chỉ có điều…” Toàn thể câu chuyện bắt đầu tuôn ra.
Câu chuyện ấy bắt đầu mấy ngày trước đó. Marianne cảm thấy trong người
không được khoẻ nên nàng đã xin gặp mặt bác sĩ John Harley…
“Bà trông khoẻ mạnh đấy chứ “, bác sĩ Harley tủm tỉm cười nói. “Năm nay bà bao
nhiêu tuổi, bà Blackwell?”
“Hai mươi ba”.
“Có ai bị đau tim trong gia đình bà không?”
“Không”.
Ông ghi chép. “Ung thư ?”
“Không”.
“Cha mẹ bà còn sống không?”
“Cha tôi còn sống. Mẹ tôi mất vì một tai nạn”.
“Bà có bao giờ bị quai bị không?”
“Không”.
“Bệnh sởi?”
“Có lúc tôi lên mười”.
“Ho gà?”
“Không”.
“Có bị mổ bao giờ không?”

“Mổ amiđan, lúc chín tuổi”.
“Ngoài chuyện ấy ra, bà có bao giờ phải nằm bệnh viện vì lí do nào đó không?”
“Không… À có, chỉ có một lần, nhưng trong thời gian ngắn thôi”.
“Vì chuyện gì vậy?”
“Lúc đó tôi ở trong đội khúc côn cầu ở trường học, và trong lúc chơi, tôi bị ngất
xỉu. Lúc tỉnh dậy thì thấy mình đang nằm ở bệnh viện. Chỉ hai ngày thôi, thực ra
chẳng có gì quan trọng cả”.
“Bà có bị thương trong khi chơi không?”
“Không. Tôi… tôi chỉ bị ngất thôi”.
“Lúc ấy bà bao nhiêu tuổi?”
“Mười sáu. Bác sĩ bảo đó chỉ là do sự rối loạn các tuyến vào tuổi thanh niên thôi”.
John Harley chồm về phía trước trên chiếc ghế ông đang ngồi.
“Khi bà tỉnh dậy vào lúc ấy, bà có thấy yếu ở một bên người không?”
Marianne suy nghĩ một lát. “Thật ra cũng có. Phải, thấy yếu ở bên phải. Nhưng
chỉ ít ngày sau là hết. Từ đó không bao giờ bị trở lại nữa”.
“Bà có thấy đau đầu không? Có bị mờ mắt không?”
“Có, nhưng những triệu chứng ấy cũng biến mất”. Nàng bắt đầu cảm thấy lo ngại.
“Ông nghĩ tôi có bệnh gì hay sao, thưa bác sĩ Harley?”
“Tôi chưa dám chắc. Còn phải làm ít cuộc thử nghiệm. Chỉ là để cho chắc chắn
thôi”.
“Loại thử nghiệm gì?”
“Tôi muốn đo u mạch ở não. Không có gì phải lo ngại cả. Chúng tôi có thể làm
ngay thôi”.
Ba ngày sau, Marianne nhận cú điện thoại của cô y tá yêu cầu nàng đến gặp bác
sĩ John Harley. Ông ngồi trong phòng khám đợi nàng. “Chúng tôi đã tìm ra cái bí
mật ấy rồi”.

“Có gì xấu không?”
“Không hẳn thế. Cuộc thử nghiệm cho biết bà bị một cơn “sốc” nhỏ thôi. Về y
khoa chúng tôi gọi là chứng phình mạch “aneurysm”, rất thông thường ở phụ nữ,
đặc biệt là những cô gái dưới hai mươi. Một mạch máu nhỏ trong não bị vỡ ra,
làm rỉ ra một ít máu. Áp suất là cái đã gây nên chứng nhức đầu và mờ mắt. May
thay, những thứ ấy có thể tự lành lại được”.
Marianne ngồi lắng nghe, trí óc nàng cố chống chọi với nỗi hoảng sợ. “Như thế…
như thế là nghĩa thế nào? Nó có thể xảy ra lần nữa không?”
“Rất khó xảy ra lần nữa”. Ông tủm tỉm cười. “Trừ phi bà dự định tham gia đội khúc
côn cầu lần nữa, ngoài ra bà có thể sống hoàn toàn bình thường”.
“Tony và tôi thích cưỡi ngựa và chơi quần vợt. Như thế có…?”
“Chừng nào bà không làm quá sức, mọi thứ đều được cả. Từ quần vợt cho đến
việc ăn nằm. Không có vấn đề gì”.
Nàng mỉm cười cảm thấy an tâm. “Cảm ơn Chúa”.
Khi Marianne đứng dậy, John Harley nói. “Chỉ có một điều, bà Blackwell ạ. Nếu
bà và Tony muốn có con thì tôi khuyên ông bà nên có con nuôi thì hơn”.
Marianne cảm thấy lạnh người. “Ông vừa bảo là tôi hoàn toàn bình thường mà”.
“Bà vẫn bình thường. Chỉ có điều là nếu bà có mang, nó sẽ làm tăng lên thể tích
các mạch máu rất nhiều. Và trong thời kì từ sáu đến tám tháng mang thai, sẽ có
sự gia tăng huyết áp. Một khi đã bị chứng phình mạch trong quá khứ, điều này sẽ
có nguy cơ xảy ra nhiều hơn. Không những nó nguy hiểm mà còn có khi rất tai
hại nữa. Việc nuôi con nuôi bây giờ cũng rất dễ dàng tôi có thể thu xếp…”
Nhưng Marianne không còn nghe gì nữa. Nàng chỉ nghe văng vẳng tiếng Tony:
“Anh muốn chúng ta có một đứa con gái giống hệt như em.”
“…Con không thể nghe được nữa”, Marianne kể lại với Kate. “Con cố gắng hết
sức dìm các cảm xúc xuống. Thật là một cú đánh choáng váng đối với bà, nhưng
vẫn phải có cách giải quyết nào đó. Lúc nào cũng có một cách.
Bà cố nở một nụ cười rồi nói. “Thế mà mẹ tưởng rằng sắp có chuyện gì tệ hại
hơn thế chứ”.
“Nhưng mẹ ạ, Tony và con rất mong có một đứa con”.

“Marianne ạ, ông bác sĩ John Harley là kẻ chuyên môn làm cho người ta hoảng
sợ. Cách đây mấy năm con chỉ gặp một vấn đề nhỏ nhoi, thế rồi ông ta biến nó
trở thành một điều gì ghê gớm lắm. Con cũng biết bọn bác sĩ họ như thế nào rồi”.
Bà nắm lấy tay Marianne. “Con vẫn thấy khoẻ, phải không , Marianne?”
“Trước đây con vẫn khoẻ, nhưng khi…”
“Đó, con thấy không. Con không còn thỉnh thoảng bị những cơn ngất xỉu ngắn
nữa phải không?”
“Không”.
“Ấy là bởi vì con đã khỏi hẳn rồi. Chính ông bác sĩ ấy nói những chừng ấy có thể
tự nó chữa lành mà”.
“Ông ấy bảo những nguy cơ…”
Kate thở dài. “Marianne này, mỗi lần người đàn bà có mang, họ đều gặp rủi ro
này khác. Cuộc đời toàn là rủi ro cả mà. Điều quan trọng trên đời là mình phải
quyết định thứ rủi ro đáng để cho mình gánh chịu, con có đồng ý như vậy
không?”
“Vâng” Marianne ngồi tại chỗ suy nghĩ. Nàng đã quyết định. “Mẹ nói đúng, chúng
ta sẽ không nói gì về chuyện này với Tony cả. Nó chỉ làm cho anh ấy lo lắng thêm
thôi. Chúng ta sẽ giữ bí mật”.
Kate thầm nghĩ, mình có thể giết cái lão John Harley chết tiệt ấy vì đã làm cho
Marianne hoảng sợ. Bà nói: “Nó sẽ là một điều bí mật của chúng ta”, để bày tỏ ý
tán thành.
Ba tháng sau, Marianne có mang. Tony mừng rỡ đến run người. Bà Kate cảm
thấy đắc thắng âm thầm. Còn bác sĩ John Harley thì kinh hãi.
“Để tôi phải chuẩn bị cho việc phá thai ngay tức khắc”, ông nói với Marianne.
“Đừng bác sĩ Harley ạ. Tôi thấy khoẻ mà. Tôi sẽ có một đứa con”.
Khi Marianne nói với Kate về cuộc viếng thăm này, Kate đùng đùng nổi giận, xông
đến phòng khám bệnh của bác sĩ John Harley. “Sao ông lại dám khuyên con dâu
tôi phải phá thai?”
“Bà Kate này, tôi đã nói với bà ấy rằng nếu bà ấy mang thai cho đến thời kì ở cữ
thì có nguy cơ là bà ấy sẽ chết”.

nguon tai.lieu . vn