Xem mẫu

LÂM NGỮ ĐƯỜNG (LIN YUTANG) MỘT QUAN NIỆM VỀ SỐNG ĐẸP Nguyễn Hiến Lê (Lược dịch) NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA http://www.huynhtruong-dmhcg.net Trang 1 Mục lục: TỰA CỦA DỊCH GIẢ.................................................................................................................................. 5 CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC ....................................................................................................................... 14 CHƯƠNG 2 QUAN NIỆM VỀ NHÂN LOẠI ............................................................................................... 18 CHƯƠNG 3: DI SẢN ĐỘNG VẬT TÍNH CỦA CHÚNG TA.......................................................................... 24 5 - CÓ NHỮNG BẮP THỊT CƯỜNG TRÁNG......................................................................................... 31 CHƯƠNG IV: CẬN NHÂN TÌNH............................................................................................................... 36 1. SỰ TÔN NGHIÊM CỦA CON NGƯỜI............................................................................................... 36 4. TINH THẦN HÀI HƯỚC................................................................................................................... 39 CHƯƠNG V ............................................................................................................................................ 45 AI CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐỜI ĐƯỢC HƠN CẢ?...................................................................................... 45 1. TA HÃY TỰ TÌM LẤY TA: TRANG TỬ............................................................................................... 45 2. TÌNH, TRÍ, DŨNG: MẠNH TỬ ......................................................................................................... 47 3. NGẠO ĐỜI, TỰA NHƯ NGU ĐỘN VÀ ẨN DẬT: LÃO TỬ.................................................................. 50 4. TRIẾT HỌC TRUNG DUNG: TỬ TƯ.................................................................................................. 55 CHƯƠNG VI: LẠC THÚ Ở ĐỜI................................................................................................................. 62 1. VẤN ĐỀ HẠNH PHÚC...................................................................................................................... 62 2. HẠNH PHÚC CỦA TA THUỘC VỀ CẢM GIÁC................................................................................... 64 3. BA MƯƠI BA LÚC VUI CỦA KIM THÁNH THÁN.............................................................................. 66 4. NGƯỜI TA HIỂU LẦM CHỦ NGHĨA DUY VẬT.................................................................................. 70 CHƯƠNG VII .......................................................................................................................................... 74 CẦN BIẾT NHÀN TẢN ............................................................................................................................. 74 1. TRONG CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT CHỈ DUY CÓ CON NGƯỜI LÀ LÀM VIỆC.......................................... 74 3. ĐẠO THANH NHÀN........................................................................................................................ 76 5. VẤN ĐỀ HOẠ PHÚC........................................................................................................................ 80 CHƯƠNG VIII ......................................................................................................................................... 84 LẠC THÚ TRONG GIA ĐÌNH.................................................................................................................... 84 1. TRONG VÒNG ĐÀO CHÚ*1+ ........................................................................................................... 84 3. VẺ GỢI TÌNH CỦA PHỤ NỮ*1+ PHƯƠNG TÂY................................................................................. 87 5. HƯỞNG LẠC DƯ NIÊN ................................................................................................................... 91 CHƯƠNG IX: HƯỞNG THỤ Ở ĐỜI.......................................................................................................... 95 http://www.huynhtruong-dmhcg.net Trang 2 1. NGHỆ THUẬT NẰM NGHỈ Ở GIƯỜNG............................................................................................ 95 3. THÚ ĐÀM ĐẠO............................................................................................................................... 97 4. TRÀ VÀ TÌNH BẠN........................................................................................................................ 101 5. KHÓI THUỐC VÀ HƯƠNG............................................................................................................. 105 7. THỰC PHẨM VÀ DƯỢC PHẨM..................................................................................................... 110 8. VÀI TỤC KÌ DỊ CỦA PHƯƠNG TÂY ................................................................................................ 113 CHƯƠNG X........................................................................................................................................... 116 HƯỞNG THỤ THIÊN NHIÊN ................................................................................................................. 116 1. LẠC VIÊN ĐÃ MẤT RỒI Ư?............................................................................................................ 116 3. HAI NGƯỜI ĐÀN BÀ TRUNG HOA................................................................................................ 119 4. ĐÁ VÀ CÂY ................................................................................................................................... 121 5. BÀN VỀ HOA VÀ HÁI HOA............................................................................................................ 125 THẾ NÀO LÀ THÍCH HỢP?................................................................................................................ 127 BÀN VỀ HOA VÀ MĨ NHÂN............................................................................................................... 127 SƠN THUỶ........................................................................................................................................ 128 XUÂN, THU ...................................................................................................................................... 129 THANH ÂM ...................................................................................................................................... 129 MƯA ................................................................................................................................................ 129 GIÓ TRĂNG ...................................................................................................................................... 130 THÚ NHÀN VÀ BẠN BÈ..................................................................................................................... 130 SÁCH VÀ ĐỌC SÁCH......................................................................................................................... 131 BÀN CHUNG VỀ ĐỜI SỐNG.............................................................................................................. 131 CHƯƠNG XI:THÚ DU LÃM ................................................................................................................... 134 1. ĐI CHƠI VÀ NGẮM CẢNH............................................................................................................. 134 2. MINH LIÊU TỬ ĐI CHƠI................................................................................................................ 137 CHƯƠNG XII: HƯỞNG THỤ VĂN HOÁ................................................................................................. 138 1. GIÁM THỨC ................................................................................................................................. 138 2. NGHỆ THUẬT LÀ MỘT DU HÍ PHÁT BIỂU CÁ TÍNH CỦA TA.......................................................... 140 3. NGHỆ THUẬT ĐỌC SÁCH ............................................................................................................. 144 4. NGHỆ THUẬT VIẾT VĂN............................................................................................................... 147 CHƯƠNG XIII........................................................................................................................................ 153 NHỮNG QUAN HỆ VỚI THƯỢNG ĐẾ................................................................................................... 153 1. KHÔI PHỤC TÔN GIÁO................................................................................................................. 153 2. TẠI SAO TÔI LÀ MỘT DỊ GIÁO ĐỒ[1]............................................................................................ 155 http://www.huynhtruong-dmhcg.net Trang 3 CHƯƠNG XIV ....................................................................................................................................... 161 NGHỆ THUẬT TƯ TƯỞNG.................................................................................................................... 161 1. CẦN CÓ NHỮNG TƯ TƯỞNG CẬN NHÂN TÌNH ........................................................................... 161 2. TRỞ VỀ LƯƠNG TRI...................................................................................................................... 164 DANH NHÂN và DANH TÁC TRUNG HOA............................................................................................. 169 PHỤ LỤC 1[1] (MỘT BÀI TẠP BÚT CỦA LÂM NGỮ ĐƯỜNG) .................................................... 178 CÁI MẶT VÀ NỀN PHÁP TRỊ.......................................................................................................... 178 PHỤ LỤC 2............................................................................................................................................ 180 http://www.huynhtruong-dmhcg.net Trang 4 TỰA CỦA DỊCH GIẢ Tôi đã đọc nhiều cuốn viết về Nghệ Thuật Sống nhưng không cuốn nào có một tầm quan trọng và làm cho tôi suy nghĩ nhiều bằng cuốn này. Những cuốn khác do người Âu hay Mỹ viết đều chú trọng đến sự thành công, đưa ra những qui tắt thực tế về cách luyện trí, luyện tinh thần, xử thế và làm việc, cho nên tuy hữu ích thật nhưng không để lại nhiều dư âm trong hồn ta. Chúng ta có cảm tưởng tác giả là những kĩ thuật gia – ngay cả Andre Maurois trong cuốn “ Un Art de Vivre” cũng vậy – và kĩ thuật của họ rất hợp lí, rất có hiệu quả, ta tin họ như ta tin một kiến trúc sư trong việc xây nhà, tin một kĩ sư trong việc luyện thép, và ta tự hứa sẽ răng theo họ, thế thôi. Họ không gợi cho ta một thắc mắc, một suy tư nào cả, mà giá trị của một tác phẩm là ở chỗ phải gợi cho ta được những thắc mắc và suy tư. Cuốn này khác hẳn. Tác giả, Lâm Ngữ Đường, vượt lên trên tất cả kĩ thuật đó mà cơ hồ ông cho chỉ là những chi tiết; ông muốn nhìn bao quát cả vấn đề Sống, đặt một cơ sở cho vấn đề đó, mà hễ cơ sở đã vững rồi thì chi tiết chẳng cần vạch rõ cũng thấy. Vì chỉ có Sống mới là quan trọng, mà nhiều người ngày nay quên hẳn điều đó đi, quên rằng dù mình làm việc hay tiêu khiển, dù mình trau dồi tâm trí, dựng nên những học thuyết triết lí, xã hội, kinh tế hay chính trị ….. cũng chỉ để phục vụ sự Sống, để duy trì đời Sống, cải thiện nó, làm cho nó phong phú lên, dễ chịu hơn, cao đẹp hơn; tóm lại là chúng ta tìm cái Chân, cái Thiện, cái Mĩ không phải vì cái Chân, cái Thiện, cái Mĩ mà vì sự SỐNG. Do đó nhan đề cuốn này trong nguyên văn là The Importance of Living : Sự quan trọng của sinh hoạt. Mỗi loại sinh vật có một cách sinh hoạt: thảo mộc có cách sinh hoạt của thảo mộc, cầm thú có cách sinh hoạt của cầm thú, loài người cũng vậy. Cách sinh hoạt phải hợp với bản chất của mỗi loại. Mà bản chất của con người không phải là cầm thú, cũng không phải là thánh thần. Đành rằng trong lịch trình tiến hóa thời nào loài người cũng muốn vươn lên cao hơn, muốn chế ngự được lòng mình, chế ngự được thiên nhiên, muốn mọc cánh bay lên mà kết bạn với thiên thần, như Tôn Ngộ Không trong truyện Tây Du kí,; nhưng còn một thể xác sớm muộn gì cũng bị hủy diệt, còn những nhu cầu vật chất như ăn uống, tình dục …. Thì con người không thể nào là Thánh được và nhất định phải có ích nhiều khuyết điểm, nhu nhược, mâu thuãn…Nhận chân được điều đó – người không phải là cầm thú cũng không phải là thần thánh – thì mới có thể tìm một lối sống, dựng nên những học thuyết thích hợp với con người được; như vậy mới là hợp tình hợp lí, nghĩa là hợp với tâm tình con người và hợp với luật lệ thiên nhiên, chứ không phải hợp với những phép diễn dịch, qui nạp … của các luận lí gia. Vì "lòng người vẫn có những lí lẽ mà lí trí không sao hiểu nổi”. Bốn chữ “ hợp tình, hợp lí” tóm tắm được tất cả triết lí của họ Lâm. Bất kì cái gì, dù cao đẹp tới mấy, dù đúng phép luận lí tới mấy mà không hợp tình hợp lí cũng là xấu. Làm việc vốn là một hành động tôn nghiêm, nhưng nếu cặm cụi làm việc mà quên ăn, quên ngủ, hóa quạy quọ, khắc nghiệt với người khác thì là quên mình, quên người, là không hợp tình, hợp lí, là xấu. Đề cao một lí tưởng để kiến thiết quốc gia, mưu hạnh phúc cho đồng bào là một hành động rất cao đẹp, nhưng nếu vì mục đích đó mà gây ra những cuộc tàn sát như Hitler đối với dân tộc Do Thái thì lại là không hợp tình hợp lí, là xấu. Lâm Ngữ Đường bảo triết lí đó không phải là của ông mà của dân tộc Trung Hoa vì nó tổng hợp, dung http://www.huynhtruong-dmhcg.net Trang 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn