Xem mẫu

người có thể tri giác trực tiếp như: tính trình tự, độ dài. Mặt khác, mỗi thời điểm thường mang những dấu hiệu đặc trưng: đó là những dấu hiệu thiên nhiên (vị trí mặt trời, sự xuẫt hiện và mọc của trăng, sao, màu sắc bầu trời, không gian), các dấu hiệu cuộc sống con người (các hoạt động của con người diễn ra tại thòi điểm đó, những đặc trưng trong đời sống của xã hội loài người như: cách trang phục, đồ ăn, thức uống...). Trong độ dài của mỗi khoảng thời gian cũng luôn được đặc trưng bởi sự diễn ra các hoạt động này hay hoạt động khác, quá trình này hay quá trình khác... trong cuộc sống của con người hay trong tự nhiên. Vì vậy, giáo viên có thể trực quan hoá thòi gian cho trẻ thông qua các dấu hiệu đó. Việc tô chức cho trẻ các hoạt động khác nhau nhằm giúp trẻ nắm được các dấu hiệu thiên nhiên, dấu hiệu cuộc sống xã hội loài người có trong các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ đóng một vai trò quan trọng. Những dấu hiệu này sẽ trở thành phương tiện, cầu nốỉ để trẻ xác định được thời điểm và thòi lượng diễn ra các sự kiện, hiện tượng có xung quanh trẻ. Để trực quan hoá thời gian cho trẻ, có tHê sử dụng các phương pháp, biện pháp dạy học khác nhau như: quan sát, sử dụng tranh, ảnh, phim..., sử dụng các kí hiệu, mô hình thời gian. a. Quan sát Quan sát đóng vai trò to lớn trong việc hình thành ỏ trẻ những biểu tượng thòi gian và góp phần phát triển các quá trình nhận biết khác như: tri giác, trí nhớ và tư duy của trẻ. Trong giáo dục mầm non, quan sát được coi là một trong những phương phốp dạy học chủ yếu và cơ bản nhằm hình thành cho trẻ những biểu tượng về sự vật và hiện tượng xung quanh trẻ. Hơn nữa, phương pháp này phù hợp với khả năng nhận biết của 53 Sô hoa bơi Trung tâm Hoc liêu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn trẻ mầm non, nó được coi như là phương pháp độc lập. Tuj nhiên nó thường được sử dụng kết hợp với các phương pháj khác, hoặc được sử dụng như một biện pháp dạy học. Đế hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ mẫu giáo, căn cứ vào nhiệm vụ dạy học, cần tổ chức cho trẻ quan sát dưới những hình thức khác nhau. + Quan sát có tính chất nhận biết: nhằm hình thành ở trẻ kiến thức về các đấu hiệu, đặc điểm của các sự vật, hiện tượng, các hoạt dộng hay quá trình diễn ra xung quanh trẻ tại một thời điểm hay trong khoảng thòi gian nhất định, như: cho trẻ quan sát vị trí của mặt trời, sự mọc và lặn của mặt trăng, sao, màu sắc của bầu tròi... vào các buổi khác nhau trong ngày, vào các mùa khác nhau trong năm. Đồng thời hình thành cho trẻ những kiến thức về các mối liên hệ giữa những khách thể quan sát này với những khách thể quan sát khác, như: mối liên hệ giữa những hiện tượng thiên nhiên với cuộc sông con người... + Quan sát những thay đổi của các khách thể như: sự thay đổi của các hiện tượng thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt con ngưòi vào các buổi trong ngày, các mùa trong năm... nhằm trang bị cho trẻ những kiến thức về các quá trình, về tính luân chuyển và tính trình tự của thời gian. + Quan sát có tính minh hoạ: nhằm xác định thời điểm theo một số dấu hiệu riêng biệt, như: dựa theo vị trí, màu sắc của mặt trời hay dựa theo trang phục của con ngưòi mà ta xác định tranh mô tả buổi nào trong ngày, hay mùa nào trong năm. Tất cả các dạng quan sát trên không chỉ khác nhau về tính chất nhiệm vụ nhận biết, mà cả về cấu trúc của nó: mối tương quan giữa các quá trình cảm nhận, yếu tố tư duy trong quan 54 Sô hoa bơi Trung tâm Hoc liêu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn sát, sự kết hợp giữa tri giác trực tiếp và những kinh nghiệm tích luỹ. Quan sát nhận biết nhằm hình thành những biểu tượng ban đầu về thời gian, cũng như để chính xác và mở rộng những biếu tượng đã có ở trẻ. Ngoài ra, nó còn được sử dụng như một biện pháp nhằm hệ thống và khái quát hoá những kiên thức thời gian của trẻ. Trong quá trình quan sát, giáo viên hình thành cho trẻ những kĩ năng quan sát cơ bản như: nắm nhiệm vụ quan sát, tập trung chú ý tối khách thể quan sát, sử dụng các thao tác tìm kiếm... Sự giao lưu sinh động giữa cô và trẻ tạo ra ỏ trẻ hứng thú trong việc tìm hiểu các dấu hiệu đặc trưng của thòi gian. Điều đó làm tăng tính tích cực tư duy, tạo ra những cảm xúc cho trẻ, tạo điều kiện để trẻ giải quyết các nhiệm vụ nhận biết. Dạng quan sốt những thay đổi của sự vật hiện tượng theo thời gian đòi hỏi ỏ trẻ những thao tác trí tuệ phức tạp, như: so sánh đối chiếu các dấu hiệu thiên nhiên, trang phục của con người vào mùa hè và mùa đông, so sánh vị trí của mặt trời vào các buổi khác nhau trong ngày... Điều đó đòi hỏi trẻ phải nhớ lại những biểu tượng mà trẻ đã có từ trước, so sánh chúng với những biểu tượng hiện tại, để phát hiện những dấu hiệu thay đổi. Như vậy, trẻ phải biết thiết lập các mối quan hệ theo thời gian và nắm được nguyên tắc tôi thiểu: bảo toàn và biến thể -trẻ hiểu khách thê vẫn nguyên vẹn khi tự nó biến đổi. Dạng quan sát này góp phần hình thành ở trẻ những yếu tố của tư duy biện chứng, giúp trẻ nắm được những tính chất của thời gian: tính trình tự, tính luân chuyển. Dạng quan sát minh hoạ được tiến hành khi trẻ đã có những biểu tượng cụ thể về thời gian, như: trẻ đã có những 55 Sô hoa bơi Trung tâm Hoc liêu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn biểu tượng vê` các buổi trong ngày, các ngày trong tuần lễ... Việc tạo dựng lại hình ảnh khách thể với số lượng hạn chê những dấu hiệu đòi hỏi trẻ phải tích cực nhớ và tưởng tượng lại. Vì vậy, dạng quan sát này có tác dụng hoàn thiện những kiến thức thòi gian, hình thành kĩ năng sử dụng và ứng dụng chúng để giải quyết những nhiệm vụ nhận biết, và nhiệm vụ định hướng thồi gian. Quan sát được sử dụng trong tất cả các giai đoạn tác động nhằm hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ, dưới các hình thức khác nhau như: trong các hoạt động chung có mục đích học tập, trong thời gian dạo chơi, tham quan, trong cuộc sông hàng ngày của trẻ. Đe sử dụng phương pháp quan sát một cách có hiệu quả trong việc hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ mẫu giáo, giáo viên cần thực hiện những yêu cầu sau: + Cần đặt cho trẻ nhiệm vụ quan sát một cách cụ thể, rõ ràng, như: quan sát vị trí, màu sắc mặt tròi, bầu trời, hoạt động của con người... vào từng buổi trong ngày. Mục đích quan sát cần hình thành động cơ quan sát cho trẻ. Tuy nhiên, giáo viên cần tính đến những yếu tô` khác như: vẻ đẹp, sự hài hoà, sinh động của quang cảnh thiên nhiên, xã hội con người vào thòi điểm quan sát, qua đó tạo hứng thú, sự chú ý không chủ định ở trẻ. + Cần triển khai quan sát một có kế hoạch, trình tự, nhưng không nhất thiết phải theo một khuôn mẫu chung, bỏi lôgic của quá trình quan sát phụ thuộc vào tính chất, nhiệm vụ auan sát, vào khách thê quan sốt và mức độ làm quen với khách thể của trẻ. 56 Sô hoa bơi Trung tâm Hoc liêu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn + Cần chú ý đến khả năng của trẻ để lựa chọn khối lượng những biểu tượng cần hình thành ở trẻ trong quá trình quan sát. + Đe phát huy tính tích cực, tính độc lập của trẻ thì cần đặt mục đích quan sát chính xác, rõ ràng, có kế hoạch và lôi cuốn trẻ vào việc tạo ra hoàn cảnh quan sát, như: chọn vị trí quan sát thuận lợi, tìm những dấu hiệu đặc trung đê quan sát. Tổ chức cho trẻ các thao tác khảo sát, tìm kiếm, chơi... Đê tăng tính tích cực tư duy của trẻ cần kết hợp các câu hỏi khảo sát vói các câu hỏi tìm kiếm, thường xuyên sử dụng biện pháp so sánh, như: so sánh vị trí của mặt trời vào các buổi khác nhau trong ngày... + Trong quá trình tổ chức cho trẻ quan sát, giáo viên cần sử dụng lòi nói một cách chính xác, cụ thể, thúc đẩy trẻ tri giác các đối tượng một cách chính xác, hình thành ở trẻ những biểu tượng một cách đầy đủ và có ý thức, góp phần mở rộng vốn từ, trong đó cố cả vôYi từ chỉ thời gian cho trẻ. Trong quá trình tổ chức cho trẻ quan sát những dấu hiệu đặc trưng cho thời gian, giáo viên cần giảng giải cho trẻ, bô sung những điều trẻ nhìn thấy bằng những câu chuyện ngắn hay những thông báo, như: giáo viên mô tả cảnh mùa xuân hay eâu chuyện về ngày khai trường... Tuy nhiên nội dung chính của những biểu tượng thòi gian cần được hình thành trên cơ sỏ hoạt động tích cực của chính trẻ. Khi tiến hành dạng quan sát nhận biết những dấu hiệu đặc trưng của từng thời điểm cũng như khoảng thời gian, ban đầu giáo viên cần khêu gợi hứng thú quan sát của trẻ, lôi cuốn trẻ vào việc tạo dựng hoàn cảnh quan sát, như: lựa chọn quang cảnh và vị trí quan sát, sao cho tất cả trẻ dễ dàng nhận rõ vị trí của mặt tròi, màu sắc bầu tròi, không gian vào buổi sáng.... 57 Sô hoa bơi Trung tâm Hoc liêu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn