Xem mẫu

Chìa khóa của hạnh phúc
gửi tặng các bạn nam nữ thanh niên

NHỮNG CHÀNG TRAI
HUYỀN THOẠI
THỜI NIÊN THIẾU CỦA
MAHATMA GANDHI
HIỆP HỘI CI NHẬT BẢN

Mahatma Gandhi (1869 – 1948)

Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/
Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree
Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach

LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Nhân dịp Cục quản lý phụ nữ thiếu niên Bộ lao động Nhật Bản xuất bản cuốn “Ngày nắng
cũng như ngày mưa”, tuyển tập những ghi chép về cuộc sống của ba triệu nam nữ thanh niên
đang lao động trên toàn Nhật Bản, Tiên sinh Nyoiti Sakurazawa đã chấp bút viết nên cuốn
“Những chàng trai huyền thoại”, một tác phẩm giảng về con đường dẫn tới sức khỏe và hạnh
phúc với nội dung xoay quanh cuốn tự truyện của Benjamin Franklin, và đó chính là phần
trước của cuốn sách đang nằm trên tay các bạn. Tác phẩm đã thực sự gây được tiếng vang lớn
và theo thiện ý của Tiên sinh, tác phẩm đó được dành tặng cho khoảng 2000 bạn nam nữ thành
niên đã gửi bài đóng góp cho tuyển tập “Ngày nắng cũng như ngày mưa”. Sự kiện “Hội măng
non” được thành lập bởi tập hợp các bạn nam nữ thanh niên đang lao động trên toàn Nhật Bản
đã được báo Asahi Shinbun đăng tải như một sự kiện đặc biệt trong số báo ngày 27 tháng 5
năm 1953. Trong quá trình chu du khắp thế giới giảng giải vì hòa bình, Tiên sinh đã viết rất
nhiều. Và lần này, trên một con thuyền, Tiên sinh đã chấp bút viết về thời niên thiếu của
Mahatma Gandhi – người anh hùng của dân tộc Ấn Độ – và gửi về cho chúng tôi từ thành phố
Calcutta xa xôi. Chúng tôi đã quyết định xuất bản với tên gọi “Những chàng trai huyền thoại –
Phần II” và tin rằng chắc chắn tác phẩm sẽ mang tới cho các bạn độc giả những cảm xúc mạnh
mẽ hơn nhiều.
Ngoài ra, cũng giống như tác phẩm trước, Tiên sinh Sakurazawa đã từ chối nhận nhuận bút
của cuốn sách này mà mong muốn dành tặng toàn bộ số tiền đó cho các bạn nam nữ thanh
niên đang ngày đêm làm lụng chiến đấu với cái đói, cái nghèo. Mọi thắc mắc, liên lạc về cuốn
sách này, về Tiên sinh Sakurazawa hay về “Hội măng non”, xin hãy gửi về cho Hiệp hội CI
chúng tôi.
Hiệp hội CI Nhật Bản

LỜI TỰA
Khi đọc bản thảo cuốn “Những chàng trai huyền thoại – Phần II” – một tác phẩm tràn đầy
nhiệt huyết và tình thân ái mà Tiên sinh Nyoiti Sakurazawa đã viết về thời niên thiếu của
Gandhi, một cậu bé nhút nhát, yếu đuối nhất thế giới, để dành riêng cho các bạn nam nữ thanh
niên đang lao động của Nhật Bản trong những đêm không ngủ trên một con tàu đi tới Ấn Độ –
tôi đã học hỏi được rất nhiều điều sâu sắc mà quả thực không lời lẽ nào có thể diễn tả hết. Tác
phẩm thực sự đã khiến tôi phải tự nhìn lại bản thân, tự kiểm điểm lại chính mình.
Qua tác phẩm này, xuất phát từ những trải nghiệm của chính bản thân mình, Tiên sinh
Sakurawaza đã cố gắng truyền tải, giảng giải một cách chi tiết và dễ hiểu nhất về cuộc đời của
Mahatma Gandi, vị anh hùng dân tộc được coi là biểu tượng của đất nước Ấn Độ, vị lãnh tụ vĩ
đại nhất của dân tộc Ấn Độ. Không, phải nói ông chính là linh hồn của nhân loại, một vị thánh
được mọi người trên toàn thế giới tôn thờ. Đồng thời, tác phẩm cũng chỉ ra những bí mật: tại
sao chàng trai Gandhi lại trở thành một vĩ nhân có sức hút kỳ lạ đến như thế; niềm tin bất diệt
và sức mạnh bất khuất của ông đến từ đâu ? – những bí mật mà hầu hết mọi người đều chưa
biết tới.
Ngay cả đối với Thủ tướng đương nhiệm của Ấn Độ, ông Jawaharlal Nehru – một đệ tử của
Gandhi, người thường xuyên trò chuyện thân mật với Gandhi, luôn cùng Gandhi làm việc hết
mình vì hòa bình, độc lập của đất nước Ấn Độ – cũng còn nhiều điều không thể lý giải về chính
người thầy của mình. “Tại sao bên trong một cậu bé gầy gò, ốm yếu đó lại ẩn chứa nguồn năng
lượng và sức mạnh nội tâm phong phú, dồi dào đáng kinh ngạc như vậy? Như thể nguồn năng
lượng đó tuôn chảy từ một dòng suối bất tận vậy.” “Người rõ ràng thuộc về một giống loài đặc
biệt, hiếm có, không thể được sản sinh trong điều kiện bình thường”. Tất cả những điều kỳ
diệu chỉ có ở Gandhi đó, thực chất bất kỳ ai cũng có thể làm được và tất cả sẽ được chỉ ra trong
cuốn sách này.
Tôi mong rằng cuốn sách này sẽ trở thành hành trang quý báu cho các bạn trẻ nam nữ thanh
niên của Nhật Bản đang phải gồng mình lao động hàng ngày, giúp họ quyết định được phương
hướng để tiếp tục hăng hái bước đi trên con đường cuộc đời đầy chông gai nhằm xây dựng một
nước Nhật Bản mới, một quốc gia hòa bình, tự do, hạnh phúc và công bằng.
Mùa xuân năm 1954
Hirazuka Raito

LỜI NÓI ĐẦU
(1) Hỡi các bạn trẻ nam nữ thanh niên Nhật Bản!
Tôi gửi tới các bạn cuốn sách này từ con tàu Sadhana của Anh lúc này đang cập bến tại thủ đô
Rangoon của Myanmar. Đây là câu chuyện tôi viết trên con tàu luôn ngổn ngang, bộn bề công
việc để dành tặng cho 300 bạn trẻ nam nữ thanh niên đầy nghị lực, những người đang vừa sống
và lao động, tự mình bươn trải bất kể ngày nắng hay ngày mưa. Đây là cuốn sách tôi viết hoàn
toàn dành riêng cho các bạn. Toàn bộ phần tiền nhuận bút của cuốn sách này tôi xin gửi tặng
cho các bạn. Tôi hy vọng, qua đây, các bạn sẽ có thể hiểu sâu hơn về thời niên thiếu của một
nhân vật vĩ đại, người được nhân loại tán dương, ca tụng với cái tên “thánh Gandhi”.
Gandhi đã từng là một cậu bé mít ướt, yếu đuối, nhát gan, lầm lì ít nói, kém thông minh, lười
vận động, ghét thể thao, chữ viết xấu, rồi thậm chí đã có lần ăn trộm đồ của người khác.
Nếu bạn là người không hay khóc nhè, không yếu đuối, nhút nhát, cũng chẳng lầm lì ít nói, ưa
thể thao, viết chữ đẹp, không nói dối, không ăn trộm… thì tốt nhất bạn không nên đọc cuốn
sách này. Như vậy bạn hoàn toàn có khả năng trở thành người còn vĩ đại hơn cả Gandhi.
Tuy nhiên, nếu bạn là cô bé, cậu bé đáng thương, yếu đuối, luôn u sầu, u uất như cậu bé
Gandhi thì cuốn sách này có lẽ sẽ thú vị với bạn lắm. Bởi lẽ, với cuốn sách này, bạn sẽ có thể
biết được lý do vì sao cậu bé đó lại trở thành một con người vĩ đại đến thế.
Và cho dù bạn là cô bé, cậu bé xấu số, đáng thương hơn cả Gandhi thì cuốn sách này có lẽ
cũng sẽ rất hấp dẫn. Vì bạn sẽ được đi trên con đường mà Gandhi đã đi nhưng với những bước
đi dễ dàng hơn nhiều. Tôi nói thế là bởi vì có thể ở đâu đó trong cuốn sách này, bạn sẽ tìm ra
được phương pháp tạo nên chiếc la bàn dẫn đường chỉ lối tới chỗ trú ngụ của vị thần có tên gọi
Chân Lý, thứ mà Gandhi đã dành cả cuộc đời mới tìm ra được nhưng rồi lại đánh mất.
Chân Lý là một từ cổ được gắn với rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Vì thế, ở đây trước hết tôi xin
phép làm rõ một điều. Thứ chân lý của Gandhi mà tôi đã lĩnh hội được đó chính là “Trật tự của
Vũ trụ” (nguyên lý căn bản duy nhất). Để tránh gây bối rối, mơ hồ, từ trước tới nay tôi đã đặt
cho chúng những tên gọi khác như “Nguyên lý vô song” hay “Phương pháp biện chứng thực
dụng”, còn đối với các cô bé, cậu bé còn nhỏ tuổi, để cho dễ hiểu, tôi hay sử dụng cụm từ “Lăng
kính diệu kỳ”.
Chỉ sau 4, 5 ngày nữa thôi, cuối cùng thì tôi cũng sẽ đặt chân tới vùng đất Ấn Độ huyền thoại,
đất mẹ của văn hóa Á Đông, nơi đã sản sinh ra thánh Gandhi vĩ đại. Trong lòng tôi cảm thấy vô
cùng háo hức và hồi hộp, cảm giác giống như khi các bạn chuẩn bị bước vào chuyến thăm quan
kỷ niệm ngày tốt nghiệp cấp tiểu học vậy…
Nyoiti
Ngày 4 tháng 11 năm 1953
Tại Rangoon

nguon tai.lieu . vn