Xem mẫu

NGUYÊN LÝ THỨ NĂM:
Nghệ thuật & Thực hành Tổ chức Học tập

Nguyên tác: THE FIFTH DISCIPLINE: The Art & Practice of The
Learning Organization
Tác giả: Peter M. Senge
Công ty phát hành: DT Books
Nhà xuất bản: NXB Thời Đại
Trọng lượng vận chuyển: 700 grams
Kích thước: 16x24 cm
Số trang: 551
Ngày xuất bản: 10/2010
Giá bìa: 140.000₫

Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com
Type+Làm ebook: thanhbt
Cuốn sách này được giới thiệu ở đây nhằm chia sẻ cho những bạn
không có điều kiện mua sách.
Còn nếu bạn có khả năng hãy mua ủng hộ nha!

Giới thiệu sách
Nguyên lý thứ Năm được Tạp chí THE FINANCIAL TIMES vinh danh
là một trong năm quyển sách kinh doanh hay nhất của mọi thời đại
Tác phẩm kinh điển bán chạy nhất của Peter Senge, Nguyên lý thứ
Năm, được tái bản dựa trên mười lăm năm kinh nghiệm áp dụng những ý
tưởng trong sách vào thực tiễn. Như Senge làm rõ, trong dài hạn lợi thế cạnh
tranh bền vững duy nhất là khả năng học hỏi nhanh chóng hơn so vối đối thủ
cạnh tranh. Những câu chuyện quản lý trong sách cho thấy nhiều ý tưởng cốt
lõi trong Nguyên lý thứ Năm, vốn được xem là cấp tiến trong lần xuất bản
đầu tiên năm 1990, nay đã hòa nhập sâu sắc vào quan điểm cũng như vào
thực tế công tác quản lý của nhiều người.
Trong Nguyên lý thứ Năm, Senge cho thấy nhiều công ty được giải
thoát khỏi tình trạng “thiểu năng học tập” vốn đe dọa hiệu quả kinh doanh và
thành công của họ bằng cách áp dụng những chiến lược của các tổ chức học
tập - những công ty cho phép các mô hình tư duy mới và mở rộng phát triển,
hình thành cảm hứng tập thể, và mọi người liên tục học cách tạo ra những
kết quả họ thật sự khao khát.
Ấn bản được bổ sung và cập nhật từ nhà xuất bản Currency của tác
phẩm kinh doanh kinh điển lần này gồm hơn một trăm trang nội dung mới
dựa trên những cuộc phỏng vấn với hàng tá những nhà thực hành nguyên lý
thứ năm ở các công ty như BP, Unilever, Intel, Ford, HP, Saudi Aramco, và
những tổ chức như Roca, Oxfam, và Ngân hàng Thế giới. Ấn bản này bao
gồm một Lời nói đầu mới về thành công mà Peter Senge đã đạt được với
những tổ chức học tập từ khi quyển sách ra đời, ngoài ra còn có một số
chương mới về Sự thôi thúc, Những chiến lược, Công việc mới của Nhà lãnh
đạo, Những công dân hệ thống, Những biên giới (các chương từ 13 đến 17)
Hiểu rõ các nội dung chính của các nguyên lý Senge đề ra trong
sách sẽ giúp bạn:
- Khởi động sự học tập chân thành bởi những người tập trung vào
những mục tiêu thật sự có ý nghĩa với họ.
- Bắc cầu cho tinh thần làm việc tập thể chuyển thành sáng tạo tập thể
- Giải phóng bạn khỏi việc bị cầm tù trong các giả định và thành kiến.

- Dạy bạn cách nhìn cả khu rừng lẫn các cây riêng lẻ.
- Ngừng sự xung đột giữ thời gian cho công việc và thời gian riêng tư
PETER M.SENGE là một giảng viên cao cấp ở Trường Quản lý Sloan,
Học viện MIT và là Nhà sáng lập Hội Học tập Tổ chức (Society for
Organizational Learning - SoL). Ngoài quyển Nguyên lý thứ năm, ông là
đồng tác giả của nhiều tác phẩm khác như Sổ tay Thực Hành Nguyên lý thứ
năm - The Fifth Discipline Fieldbook (1994), cùng viết với các đồng nghiệp
là Charlotte Robert, Richard Ross, Bryan Smith, và Art Kleiner; Vũ điệu
Thay đổi - The Dance of Change (1999) với George Roth; Những Ngôi
Trường Học tập - Schools That Learn (2000) với Nelda Cambron McCabe,
Timothy Lucas, Bryan Smith, Janis Durton và Art Kleinerl; Sự Hiện diện Presence (2004) với C.Otto Scharmer, Joseph Jaworski và Betty Sue
Flowers. Senge nổi tiếng là một trong những nhà suy nghĩ đổi mới nhất về
quản lý và lãnh đạo trên thế giới. Ông đã nhận bằng Cử nhân về kỹ thuật từ
đại học Stanford, bằng Thạc sĩ về Mô hình hóa các hệ thống xã hội và Tiến
sĩ về quản lý từ Học viện MIT.
Báo Chí Giới Thiệu
Vào một buổi sáng lạnh lẽo, không mây trong tháng 12 năm 1903, tại
Kitty Hawk, Bắc Carolina, chiếc máy bay mỏng manh của anh em Wilbur và
Orville Wright đã chứng minh rằng việc bay lượn bằng động cơ là khả thi.
Đó là phát minh ra máy bay, nhưng phải mất hơn 30 năm sau để các phiên
bản thương mại được đưa vào phục vụ rộng rãi.
Các kỹ sư cho rằng một ý tưởng mới được “phát minh” khi nó đã được
chứng minh là có thể hoạt động trong phòng thí nghiệm. Ý tưởng biến thành
một “cuộc cách mạng” chỉ khi nó có thể được tái tạo chắc chắn trên quy mô
có hiệu quả với chi phí thích hợp. Nếu ý tưởng rất quan trọng, ví dụ như điện
thoại, máy vi tính, hay máy bay, thì nó được gọi là “cuộc cách mạng cơ bản”
và nó tạo ra một ngành mới hay biến đổi một ngành hiện hữu. Theo những ý
nghĩa đó, tổ chức học tập đã được phát minh, nhưng chưa trở thành cuộc
cách mạng.
Trong kỹ thuật, khi một ý tưởng đi từ một phát minh đến một cuộc cách
mạng, những “kỹ thuật thành phần” khác nhau cùng xuất hiện. Nổi lên từ
những sự phát triển rời rạc trong các lĩnh vực nghiên cứu riêng biệt, các
thành phần đó từ từ hình thành một sự kết hợp đồng bộ của các kỹ thuật thiết

nguon tai.lieu . vn