Xem mẫu






NAM TƯỚC TRÊN CÂY – ITALO
CALVINO
VŨ NGỌC THĂNG dịch
Dịch từ nguyên bản tiếng Ý: IL BARONTE
RAMPANTE
NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC – 2009


Nguồn: namtuoctrencay.wordpress.com
Thực hiện ebook: thomas

Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com

MỤC LỤC
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
XIII
XIV
XV
XVI
XVII
XVIII
XIX
XX
XXI
XXII
XXIII
XXIV
XXV
XXVI
XXVII
XXVIII

XXIX
XXX
Một tồn tại trong suốt gieo neo

I
Đó là vào ngày 15 tháng Sáu năm 1767, Cosimo MưaGiông xứ Rondo , anh
tôi, lần cuối cùng ngồi chung với chúng tôi. Tôi ngỡ như mới hôm qua.
Chúng tôi đang ở trong phòng ăn tại trang viên BóngRâm của gia đình, các
cửa sổ lên tranh từng khoảng cành lá rậm rạp của cây sồi xanh lớn trong
vườn. Bấy giờ là giữa trưa, thời khắc mà gia đình chúng tôi, tuân thủ một
truyền thống lâu đời, ngồi vào bàn ăn, mặc cho cái mốt đã phổ biến trong
giới quý tộc lúc ấy, xuất phát từ thói dậy trễ của Triều thần Pháp: ăn sáng
vào xế trưa. Tôi nhớ, gió thì lộng từ biển, còn lá thì xào xạc. Cosimo tuyên
bố:
– Không! Con đã bảo là con không ăn! Rồi anh đẩy cái đĩa ốc sên ra xa.
Sự bất tuân thủ chưa bao giờ nghiêm trọng đến thế.
Ngồi đầu bàn là Nam tước Arminio MưaGiông xứ Rondo, bố chúng tôi,
với bộ tóc giả thả lửng xuống tai kiểu vua Louis XIV, không còn hợp thời
như nhiều thứ khác của bố. Giữa tôi và anh tôi là thầy Trùm CắtTiệtHoa, gia
sư của chúng tôi. Trước mặt chúng tôi là Nữ tướng Corradina xứ Rondo, mẹ
chúng tôi, và chị chúng tôi, Battista, nữ tu tại gia. Ở đầu bàn kia, đối diện với
bố, ăn mặc kiểu người Thổ Nhĩ Kỳ, là ngài Trạng Enea Carrega GỗDày,
quản gia và chuyên gia thủy lực của trang viên, ông chú “họ”: người em
không chính thức của bố.
Từ vài tháng nay, Cosimo tròn mười hai tuổi, còn tôi đã lên tám, chúng
tôi được phép ngồi cùng bàn ăn với bố mẹ; nghĩa là: nhờ sự thăng tiến của
anh tôi, tôi được hưởng đặc ân trước thời hạn, bố mẹ không muốn để tôi ngồi
ăn đơn độc. Được hưởng đặc ân chỉ là một cách nói: trên thực tế, với Cosimo
và cả tôi, thế là đi đứt một chốn đùa vui, chúng tôi tiếc nuối những bữa ăn
trong gian phòng nhỏ của chúng tôi, chỉ hai anh em với thầy Trùm
CắtTiệtHoa. Thầy là một lão già nhỏ thó, khô đét, da nhăn nheo, nổi tiếng về
cái tính cách Giăng-xê-nít của mình, thật vậy, thầy từng trốn khỏi xứ
Dauphiné quê thầy để tránh cuộc phán xử của Tòa án Dị giáo. Nhưng cái
tánh nết nghiêm khắc thường được mọi người ca ngợi, sự khắt khe nội tâm
mà thầy áp đặt lên chính mình và lên người khác, thường xuyên nhường
bước cho một thiên hướng chủ yếu dẫn tới một thái độ lãnh đạm và để mặc
mọi chuyện, như thể những buổi tĩnh tâm dài, mắt cắm vào khoảng không,
chỉ mang lại cho thầy một nỗi chán chường sâu thẳm và một sự uể oải toàn
diện, thế rồi, trước bất kỳ một nỗi cam go nào, ngay cả bé tí teo, thầy cũng
chỉ nhìn ra cái tín hiệu về một kiểu tiền định mà ta chẳng nên đề kháng.
Những bữa ăn bên cạnh thầy Trùm bắt đầu sau bài cầu xin dài, những chiếc
thìa di chuyển trịnh trọng, đều đều, lặng lẽ, liệu hồn cho kẻ đưa mắt lên khỏi

nguon tai.lieu . vn