Xem mẫu

15
Tú ngồi một mình tại quán café quen thuộc, tay liên tục gõ vào máy tính, chốc chốc
dừng lại, lấy ly café không đường uống một ngụm. Từ ngày quen Mễ, chẳng biết từ
lúc nào Tú đâm ra thích uống café không đường như Mễ. Lần nào ngủ lại nhà Mễ,
đúng bốn giờ ba mươi sáng, Mễ tỉnh giấc, im lặng rời khỏi giường, ra ngoài pha
café, đứng nhìn mặt trời dần dần ló rạng ở đằng đông. Mấy ngày đầu, Tú chưa
quen, cứ thấy khó chịu vì không ngủ đủ giấc, dần dà cũng quen, sáng lại ôm Mễ
nhìn mặt trời, nghe mùi đàn bà từ người Mễ phả ra, quyện trong mùi café và mùi
nắng sớm.
Cơ bản thì bài báo mới Tú đã viết xong, nhưng cứ thấy nó nhàn nhạt, chan chán
bèn viết lại hai ba lần nữa, xong mới gởi qua cho Phan coi. Chưa đầy năm giây,
Phan trả lời mà hình như chưa lướt qua nội dung Tú viết, “Tú cứ việc đăng lên, tôi
tin Tú.” Tú nhìn lại màn hình máy tính lần nữa, thoáng đắn đo suy nghĩ, cuối cùng
thì nhấn nút “đăng tin”.
“Sau người già, trẻ em cũng trở thành lừa đảo.
Cách đây không lâu, dư luận xôn xao khi phát hiện ra thủ đoạn lừa đảo cướp của
thực hiện bởi một bà lão và đồng bọn, thì đến nay bọn tội phạm lại tinh vi hơn khi
lợi dụng cả trẻ em cho hành vi lừa đảo của mình.
Cách đây vài ngày, trên đoạn đường A.D thường xuất hiện một bé gái chừng sáubảy tuổi đứng khóc một mình khi trời tối. Nếu như có người đến hỏi thăm, bé gái sẽ
nói mình bị đi lạc, có thể nhớ đường về nhà nhưng do xa quá nên mỏi chân, không
đi được. Nếu có người đồng ý chở bé gái này về giùm, thường là những cô gái đi một
mình, dễ động lòng trắc ẩn, ra tay giúp đỡ, bé gái sẽ dẫn họ chạy vào một con hẻm
tối, cách đó khá xa, để đồng bọn ra tay cướp của.
Nạn nhân do là phụ nữ, con gái, thường mang tâm lý sợ hãi, không dám chống cự,
nên sẽ bị cướp xe máy, điện thoại, bóp tiền, thậm chí, kinh khủng hơn là còn bị xâm
hại tình dục. Sau khi sự việc xảy ra, một trong số các nạn nhân đã tới công an trình
báo, nhưng khi trở lại địa điểm trên thì đã không còn dấu vết của đám cướp. Hiện
tại cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra, làm rõ.
Truyền thống tương thân tương ái, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn là một đức tính cao
đẹp của người Việt Nam, nhưng vì lòng tham, người ta có thể lợi dụng sự giúp đỡ
của người khác để ra tay cướp của. Thậm chí, bất nhân hơn khi những em bé còn
ngây thơ cũng bị cuốn vào trò lừa đảo này, đây là điều xã hội cần cảnh tỉnh và lên
án.”

Đi cùng bài viết trên là hình ảnh con đường A.D trong đêm, xa xa có một bé gái
đang đứng. Bức hình chụp với chất lượng thấp, cộng thêm bóng tối nên phải nhìn
kỹ người ta mới nhận ra được cô bé đứng trong đó. Tuy nhiên, chính vì chụp trong
hoàn cảnh như thế, lại càng phù hợp hơn cho câu chuyện đề cập. Tấm hình này, là
Phan gợi ý cho Tú sắp xếp người để chụp. Theo Phan, nếu đơn thuần là bài viết,
người ta chỉ có thể tin khoảng 40%, mà nếu có thêm hình, mức độ tin tưởng vào
thông tin này sẽ tăng lên được 70% - 80%, chưa kể, việc để hình ảnh như vậy cũng
sẽ dễ dàng hơn cho mọi người chia sẻ trên mạng xã hội.
Ngoài bài viết trên “Thiên đường”, Phan còn một nhóm chuyên đăng lại tin này lên
các diễn đàn lớn nhỏ khác nhau, đồng thời chia sẻ lại trên mạng xã hội với kiểu viết,
“chính mắt tôi chứng kiến, chính tôi bị lừa gạt nhưng đã chạy thoát được…” Thêm
vào đó là khoảng vài chục tài khoản giấu tên, được gọi chung là “cư dân mạng”
nhào vào để khẳng định rằng, “tôi cũng đã gặp, thật kinh khủng…” nhằm tăng
thêm tính xác thực cho câu chuyện. Dĩ nhiên, nếu muốn đề tài thêm hấp dẫn thì
phải tạo ra các cuộc tranh cãi trong đó. Lần này, dĩ nhiên kiểu tranh cãi cũng sẽ là,
“vẫn sẽ giúp cho bé gái, không thể làm ngơ được”, còn phe đối lập sẽ cho ý kiến “đã
biết ngu mà còn đâm đầu vào”. Nhưng dù là ý kiến thế nào đi nữa, cuộc tranh cãi
càng lớn thì mức độ được quan tâm của bài báo lại càng tăng cao.
Tú thả lỏng, ngả người ra sau ghế, giơ tay cao rồi đan vào nhau, bẻ ngược cho
xương khớp hết nhức mỏi. Điện thoại Tú reo, nhà gọi lên từ quê, Tú nhìn rồi nhấn
vào chế độ im lặng, không cần nghe cũng biết là nhà nhắc chuyện nợ nần, hỏi khi
nào Tú có dài, thấy đời tự dưng nhẹ tênh như khói. Ừ nhỉ, lúc chết con người ta có
hóa thành một làn khói trắng rồi lãng đãng nay đây mai đó không? Hay chết là
xong, hết sạch nợ nần, hết sạch đau thương buồn vui khổ hạnh. Mà bây giờ chết
cũng không dễ, như có bữa, lúc đi viết bài, Tú nghe người ta kể chuyện, có bà kia
muốn chết, đi mua mấy chục viên thuốc ngủ về uống, nào ngờ mua nhầm thuốc giả,
chỉ đau bụng lăn lộn một chút rồi hết. Điện thoại lại đổ chuông, Tú bực dọc, nghĩ là
nhà lại gọi lên, chán nản cầm lên coi số mới thấy không phải, là thằng bạn làm ăn
gọi tới, chắc lại hỏi có đồng ý đi buôn chuyến này không.
Lần trước ngồi nghe nó nói sơ sơ về khoản lời có thể thu được nếu lô hàng thuốc lá
lậu qua biên giới thành công, Tú mê mẩn. Con số này, có đi làm công thêm hai, ba
năm nữa Tú cũng không để dành được, huống hồ với mức sinh hoạt phí ngày càng
đắt đỏ của Sài Gòn, đó lại càng là điều không tưởng. Nhưng dĩ nhiên, buôn lậu
cũng không đơn giản, đó là phạm pháp, bị bắt không những mất tiền mà còn có
nguy cơ vào nhà đá bóc lịch hơi cao.
- Mày nên biết là tiền đâu phải muốn lấy về là lấy, cũng phải bỏ ra chút công sức,

chút mạo hiểm chứ. Nhưng mình làm cẩn thận, thủ sẵn tiền, qua biên giới có
chuyện gì là chung chi liền, hạn chế rủi ro đến thấp nhất. Tao coi mày là bạn thân
mới rủ đi kiếm tiền chung, chứ nhiều thằng muốn hùn mà tao từ chối hết, suy nghĩ
kỹ đi con. - Giọng thằng bạn trong điện thoại nghe ngon ngọt hết sức.
Tú ừ ừ, hỏi thăm thêm vài câu rồi cúp máy. Số tiền cần để hùn không nhỏ, Tú mới
gom tiền thưởng đợt rồi Phan đưa để gởi về quê, giờ vét hết cũng còn thiếu gần
phân nửa, chẳng biết tìm đâu ra. Ở đất Sài Gòn, khái niệm thân và lạ nó cách nhau
bởi một tờ giấy được gọi là tiền. Gặp mặt đó, nếu chỉ là ăn uống, nói chuyện vồn vã,
cười giỡn với nhau, đến lúc cầm cái hóa đơn thanh toán, mạnh ai nấy trả hay chia
đều cho những người có mặt, thì người ta còn thân còn thiết tha gặp nhau. Nhưng
để lúc sa cơ lỡ vận, gọi điện thoại cho những người “thân” mượn đỡ vài trăm ngàn
qua cơn đói, cơn hoạn nạn, mới thấy hóa ra xung quanh chỉ toàn người xa lạ. Sống
ở Sài Gòn vài năm, Tú đã hiểu rõ cái chuyện thân lạ này từ lâu, nhưng thỉnh thoảng
suy nghĩ về nó, vẫn rùng mình.
Đưa tay bóp nhẹ thái dương xua đi cơn nhức đầu, Tú nhìn lại màn hình máy tính,
thấy đã có hơn một ngàn người chia sẻ bài viết, cùng mấy trăm bình luận, “Thật
kinh tởm, không thể tin được, các bạn nên đọc và chia sẻ để đừng ai bị hại nha…”
Tú cười khẩy, thấy đời nhố nhăng hết sức. Con người ta cứ mù quáng đâm đầu vào
thế giới ảo, để rồi khi bước xuống đời thực, họ chẳng còn biết phải sống làm sao.
Như cô kế toán tên Ân ở công ty, cũng là một người có tiếng trên mạng bởi những
tấm hình chụp, nhưng ngoài đời, đến cả nói chuyện cùng một người lạ cũng chẳng
ra hồn.
Giờ này, chắc Phan cũng đang hả hê lắm với bài báo vừa đăng lên. Tú đứng dậy,
gấp máy tính, bỏ vào giỏ xách rồi gọi tính tiền. Tối nay, Tú có hẹn với Mễ.
***
Quán ăn không đông người, chiếc bàn cạnh cửa sổ ở tầng cao nhìn xuống đường,
trên là ánh nến cùng hai ly rượu vang đỏ. Nam ngồi đối diện Khanh, vừa đặt dao nĩa
xuống bàn, kết thúc món ăn chính cho buổi tối. Anh phục vụ nhanh chân bước lại,
cúi đầu ý nhị dọn hai dĩa thức ăn đã dùng xong, rót thêm vang vào ly rồi rút lui, trả
lại không gian cho hai người mà anh nghĩ là tình nhân.
Nam cầm ly vang, giơ ngang mặt, Khanh cũng cầm ly của mình, chạm nhẹ vào
thành ly Nam phát ra tiếng vang lanh lảnh.
- Lâu rồi không gặp, bây giờ Khanh đẹp quá, lúc đầu Nam nhận không ra luôn.
- Thôi đi, Khanh già rồi, đẹp đẽ gì nữa.
- Mình bằng tuổi nhau, Khanh già thì Nam cũng đâu còn trẻ.

- Thật sự nhìn Nam còn trẻ hơn Khanh nhiều. Nam biết đó, đàn bà, sinh con xong
rồi thì mau xuống sắc lắm.
- Nhưng đàn bà sinh con xong lại đẹp theo kiểu mặn mà, có thể làm chết đàn ông.
- Nếu có thể làm chết đàn ông, thì vợ chồng Khanh đã không cần li dị.
Khanh nói rồi cười buồn, Nam cũng im lặng, không nghĩ rằng mình lại chạm vào
nỗi đau của bạn. Khanh đã lập gia đình, họ có với nhau được hai công chúa nhỏ,
nhưng rồi tình cảm nhạt dần theo thời gian, đến gần đây thì chính thức ra tòa ký
đơn li dị. Khanh về Việt Nam lần này, đúng vào dịp con gái được nghỉ đông, để
thăm bà con nhưng đồng thời cũng cho khuây khỏa đầu óc sau những đổ vỡ trong
hôn nhân vừa trải qua. Bên xứ Tây, hôn nhân không phải sự ràng buộc lớn như ở
các nước phương Đông. Đàn bà phương Tây, họ tập cho mình thói quen tự lập, làm
chủ chính bản thân và cuộc sống, dù không giữ được người đàn ông của mình, họ
vẫn an lòng chấp nhận. Chắc chắn sẽ có buồn bã, nhưng không bao giờ để đến mức
tuyệt vọng trong cuộc sống. Vì cơ bản họ không quen lệ thuộc, dựa dẫm vào bất kỳ
ai.
- Không sao đâu Nam, chuyện đã qua rồi, tới giờ Khanh cảm thấy vui vì mình đủ
khả năng để nuôi hai đứa nhỏ.
- Chồng Khanh…
- Chồng cũ của Khanh. - Khanh ngắt lời Nam.
- Ừ nhỉ, chồng cũ của Khanh không phụ giúp gì à?
- Nếu anh ấy biết lo cho gia đình, Khanh đã không đi đến quyết định như vậy.
Khanh cầm ly vang, hớp thêm một ngụm cho mình rồi nhìn ra đêm đen ngoài kia,
nghe lòng mát lạnh dù gió không chạm vào cơ thể.
- Hồi đó… sao Khanh lại để Nam là người đầu tiên của Khanh?
- Vì lúc đó, Khanh yêu Nam, thật sự rất yêu Nam.
- Nhưng… Nam không phải đàn ông thật sự, Khanh có thấy hối hận khi Nam là
người đầu tiên của Khanh không?
Khanh mỉm cười, không nghĩ rằng cậu bạn lâu năm lại hỏi mình như vậy:
- Vậy, Nam không phải đàn ông thật sự, rồi Nam có hối hận không khi người đầu
tiên của Nam không phải đàn ông, mà là Khanh? Kỷ niệm mà Nam, nó luôn luôn
đẹp vì mình không bao giờ có thể trải qua cảm giác y như vậy lần thứ hai trong đời.
- Lúc đó, Nam cũng hoang mang lắm về chính bản thân mình, nhưng khi làm

chuyện đó với Khanh, Nam biết mình thật sự có cảm giác yêu thương Khanh.
- Phải không, hay do Khanh làm Nam sợ quá nên mới quyết định không thèm yêu
con gái nữa?
Cả hai cùng bật cười vì câu nói đùa của Khanh, ký ức cứ như rượu vang, càng để lâu
lại càng tinh túy và dễ làm người ta say.
- Tiếc là hôm nay người yêu của Nam bận công việc, không ra gặp Khanh được.
- Uổng nhỉ, Khanh cũng muốn gặp coi ai mà tốt số dữ vậy, được Nam yêu.
- Không có đâu Khanh, Nam mới là tốt số khi được người ta yêu. Phan tốt với Nam
lắm.
- Nghe như vậy là Khanh yên tâm rồi… Khanh có nghe chuyện gia đình Nam…
- Chuyện không quan trọng đâu Khanh. - Nam cắt lời Khanh, cầm ly rượu lên uống
cạn. - Ba má Khanh vẫn khỏe chứ?
- Ừm… vẫn khỏe, cảm ơn Nam.
- Mình về nha Khanh, cũng trễ rồi, mắc công hai đứa nhỏ nhớ Khanh.
- Ừ, lần sau hẹn luôn cả Phan ra nha.
- Ok Khanh, Nam đi rửa tay rồi kêu tính tiền luôn.
Nam đứng dậy, bước ra khỏi bàn, Khanh nhìn theo, dáng Nam sao mà chơi vơi quá,
như đang còn lạc trong miền đau nào.
***
Mễ thả cơ thể đàn bà bết mồ hôi cạnh Tú, khẽ ngẩng đầu, lấy ngón tay kéo mấy
cọng tóc dính trên trán ra sau gáy, rồi áp mặt vào bên ngực trái Tú.
- Mễ nghe gì vậy?
- Tiếng tim Tú.
- Có gì đâu mà nghe, cũng như của người khác thôi.
- Không, khác lắm, tiếng tim Tú đập bình yên hơn những người từng làm tình với
Mễ.
Những người từng hoan lạc cùng Mễ… những người đàn ông đó, tình yêu của họ
nằm ở đám loăng quăng trong người, khi trút hết ra bên ngoài, yêu thương gì cũng
tự khắc mất sạch. Những người đàn ông đó, thỏa mãn xong, họ vội vã mặc lại quần
áo, bỏ lại Mễ ở đó rồi đeo nhẫn cưới, về với trách nhiệm làm chồng làm cha. Những
người đàn ông đó, ái ân với Mễ trong vụng trộm, trong lo âu tiếng điện thoại của vợ

nguon tai.lieu . vn