Xem mẫu

Chƣơng VIII : BIẾN DỄ THÀNH KHÓ
How to complicate simpicity
Lệnh vua ban: khai hoang trồng mía.
Bao nhiêu khu rừng già đầy gỗ quý ở các đảo Antilles phải triệt hạ,
bao nhiêu loại cây rất hữu ích cho đám dân mộc mạc (cây thực phẩm,
cây làm ra sữa, làm dây, bị đốn sạch để dâng hiến cho thần đường).
Xưa kia dân Cuba sống yên vui với mảnh đất của tổ tiên, mọi nhu
cầu cho cuộc sống đều được đáp ứng. Một thương gia tha phương người
Đức nói một câu bất hủ: trời ban cho dân Cuba mọi thứ trên đời.
Lúc ấy đất đã thuộc về các công ty đường. Dân chúng đành chờ trực
lương bổng để sống. Họ không hòa nhập vào được dòng tiến hóa kỹ
nghệ hiện đại, mà phải nương theo kỹ nghệ khổng lồ này để họ lãnh nền
giáo dục mới, các cuộc giải trí và bánh mì. Ôi cuộc sống thanh đạm, tự
chủ, nay trở thành cuộc sống nô dịch cho ngoại bang, chờ lệnh từ căn
phòng ở New York.
Bao nhiêu tài nguyên thiên nhiên bất tận ở Châu Mỹ bị phá hủy để
rồi dân cư phải đi mua chất liệu cần thiết từ các nơi khác. Căn bản của
chính sách là đấy.
Giữa thế kỷ 20, Hoa Kỳ bị khủng hoảng thực phẩm và năng lượng.
Hai thứ này đi cặp với nhau rất khắn khít. Khác biệt căn bản giữa Mỹ và
Âu Châu (phần lớn các bậc tiền bối đến khai thác Châu Mỹ, đều từ Âu
Châu sang), là sự phung phí và cướp giật. Việc sáng chế cối xay đào sâu
thêm hố ngăn cách giữa Đông và Tây, buổi đầu người ta dùng cối đá để
xay bột. Khi hạt bị nghiền ra bột, tinh lực hay sinh lực thiên của nó (có
khi được gọi là chất bổ, sinh tố hay Enzyme) bị giảm sút: bột không nẩy
mầm được, không tái sinh được. Chẳng bao lâu sức nước thay sức người
để xây cối đá. Rồi thập tự quân đem máy xây bằng sức gió của Á Rập về
Anh quốc. Sau đó đá được thay thế bằng bánh xe thép để nghiền, rồi
nước trở thành hơi nước để tiện việc, sau rốt đành nhường ngôi cho điện
lực.
Năng lực điện tử càng ngày được sử dụng, thì sức sống tàng trữ trong
cốc loại càng suy giảm vì tinh chế. Văn minh là thế đó, là sống cách biệt
với đất đai. Tiến bộ ư? Xay, nghiền nát, rồi sàng sãy; lúc đầu dùng vải
vạ, để rây lọc, kế đó dùng vải gai rồi sau cùng là tơ lụa để lấy hết chất
xơ. Dùng bột tinh chế cơ thể sẽ bị suy yếu, hạt có mầm ẩn bên trong, nếu
trồng xuống đất cây sẽ mọc. Đổ bột xuống đất bột sẽ sình thối, hạt qua
73

máy nghiền hạt phải tan xác. Sức sống con người có liên hệ chặt chẽ với
mầm sống của cốc loại. Kỹ thuật tẩy cho trắng và sấy hấp càng ngày
càng tinh vi, trước kia người ta dùng máu để thanh lọc nước mía, về sau
dùng than từ xương thú vật đốt thành.
Mầm và vỏ lứt lúa mì còn vướng lại trên vải lọc bị phế thải-xác mía
thì cho bò ăn. Càng sống thanh lịch do ăn lúa mì và đường đã bị thanh
lọc, con người càng thích ăn thịt thú đã sống nhờ đồ phế thải từ lúa mì
và mía. Máy xay giúp con người ăn khỏi nhai nghiền cho kỹ mới tiêu
hóa. Bánh mì lứt cũng phải nhai kỹ, còn bánh mì làm bằng bột đã tinh
lọc thì tha hồ nuốt. Người ta thích làm gì cũng nhanh chóng: nuốt nhanh
hơn nhai.
Từ thế chiến thứ II kỹ nghệ thực phẩm Hoa Kỳ tìm cách chế biến
thực phẩm để già trẻ gì cũng khỏi phải nhai vào bữa ăn điểm tâm.
Cốc loại là nguồn sống chính yếu của con người, giờ đây bị tẩy sạch,
nhuộm màu. Sấy, nướng, chiên, rắc đường, ướp hương thơm hóa học,
rồi dồn nhét vào một cái hộp to hơn thể tích của thực phẩm bên trong.
Và phần lớn năng lượng của thực phẩm bị các cơ quan quảng cáo và
thương mại hủy hoại: chỉ phân nữa hộp chứa thứ thực phẩm đã chết
(dead food). Còn nữa phần kia thì chứa phiếu xin lấy tiền lại nếu chất
lượng món hàng không như ý. Và cũng có còi, súng trẻ nít, để cho mấy
bà mẹ cưng con nhanh tay lấy và đưa các hộp đựng các món ấy đến quầy
tính tiền.
Một trong các lý do gợi nên ý niệm: "Đông là Đông, Tây là Tây, hai
bên không thể gặp nhau được" là gì lúc ấy cối xay chỉ có ở phương Tây,
mãi đến vài thế kỷ sau phương Đông mới tiếp nhận nếp sống phương
Tây và sử dụng cối xay. Con người và đất đai có cùng một bản thể, trọn
vẹn bình an và thánh thiện, cùng cội nguồn. Hạt vẹn toàn trong lớp lứt
có nghĩa là hạt thánh thiện và khỏe mạnh (holy and healthy). Từ ngữ
Thái bình của Nhật biểu trưng bằng cái miệng có cơm. Phí phạm hạt gạo
tức là nhục mạ thiên nhiên và trật tự vũ trụ. Theo truyền thuyết Trung
Hoa, trẻ con nào bỏ sót hạt cơm trong chén, thì mỗi hạt tượng trưng cho
một lỗ trên mặt người hôn phối tương lai bị bệnh đậu mùa. Ở phương
Đông người ta giã lúa trong những cối bằng gỗ, rồi tung lên cho gió thổi
vỏ lúa. Hạt gạo bấy giờ trọn vẹn với vỏ lứt và đầy đủ phẩm chất thiên
nhiên như một quả với hạt giống bên trong. Hạt gạo vẹn toàn và tất cả
những gì thuộc về cây lúa đều trở về đất. Hạt gạo được nhai trong
miệng, chớ không nhờ cối đá nhai nghiền giùm. Gần như không còn gì
để lại cho thú vật. Cho đến bây giờ, ở phương Đông người ta vẫn còn
nuôi vài loài gia súc. Những gì thừa thải đều không bị vứt bỏ, vì nếu cơ
thể không cần dùng thì cho trở về đất.
74

Vào thời kỳ kỹ nghệ bừng rộ ở Mỹ Châu và Âu Châu, các nhà sản
xuất máy xay cạnh tranh ráo riết, đưa nhau ra tòa dành đặc quyền phát
minh. Lúc ấy đường và bột mì được tinh lọc tối đa, hết sạch các chất
phức hợp bổ ích, chỉ còn lại gì liên hệ đến calori. Rốt cuộc máy
Engelberg của Đức quốc được cấp bằng phát minh. Việc đập lúa ngoài
đồng trở nên thô kệch. Mỗi hạt gạo đều bị tướt mất lớp lứt, vỏ lụa, chất
dinh dưỡng quý báu và chất khoáng, chỉ còn lại cái lõi trắng toát, thuần
chất các bô hy drat đơn, rồi bỗng nhiên thứ món ăn thấp hèn của phương
Đông lại làm vừa miệng một số người giàu có ở phương Tây: gạo chà
bóng nhập sang đấy.
Trong tiếng Pháp có hai từ ngữ: Gạo trắng và gạo toàn vẹn (riz
complet). Cũng thế, có người thích ăn táo gọt vỏ, có người ăn luôn vỏ.
Gạo ở các xứ Đông phương là món ăn chính, nên máy xay gạo
Engelberg rất đắc dụng, và do đó sự suy thoái sinh lực nòi giống được
ghi nhận rõ rệt. Gạo chà bóng là món mới, tân thời, lịch sự, văn minh.
Nơi nào muốn cải cách cuộc sống thì máy này được tiếp đón niềm nở.
Nhưng gạo chà xát, sạch bóng lại gây ra một bệnh chứng mới lạ: bệnh
Beri Beri (phù thũng): là từ ngữ của xứ Senegal, có nghĩa là suy yếu.
Khi bệnh phù thũng theo gạo trắng nhập vô xứ Nhật thì dân chúng ở
đây biết cách đối trị. Tập quán cổ truyền còn tồn tại trong tâm thức, nên
họ quay về với gạo toàn vẹn ngày xưa để sức khỏe lại được vẹn toàn.
Ngày nay, người nào đến cửa hàng ăn uống của Nhật, bất cứ ở Châu Mỹ
hay Châu Âu, mà muốn ăn gạo lứt, cô tiếp viên sẽ ân cần hỏi thăm sức
khỏe các bạn.
Hải quân Hoàng Gia Anh gặp nhiều phiền não vì bệnh Scurvy như
thế nào thì Hải quân Nhật Hoàng cũng khổ tâm vì bệnh phù thũng như
thế ấy. Các sĩ quan quân y Nhật đã hấp thụ sở học Tây phương, không
tài nào hiểu nổi cách trị liệu đơn giản. Đưa đường trắng, gạo bóng lên
tàu thì phù thũng cũng lên theo. Thay vì trở lại ăn gạo không chà xát như
dân quê. Hải quân Nhật Hoàng lại thích ăn uống giống Hải quân Anh và
Đức quốc, đặc biệt là các món như thịt, sữa đặc có đường… được thêm
vào các bữa ăn.
Chỉ có những kẻ có đầu óc đế quốc và thuộc địa, những tay trùm lái
buôn phục vụ cho kỹ thuật Âu Châu và khoa học gia đại tài Tây phương,
mới nghĩ rằng bệnh phù thũng có thể trị liệu bằng khoa học hiện đại.
Trước tiên bệnh phù thũng được xếp vào loại bệnh ở xứ nóng, người ta
cố tìm vi trùng gây bệnh. Các pháp trị liệu lúc ấy gồm: ký ninh, arsenic,
chích lấy máu, tắm nước lạnh, tắm hơi, tắm nắng, đấm bóp và mã tiền
(Strychnine). Ở đảo Java (Nam Dương) vào thập niên 1980 quân đội
75

Đức, các nhà truyền giáo, đều ngủ trong mùng, và xịt thuốc có axit
phenic-nhưng phù thũng cứ quấy nhiễu.
Các y sĩ và khoa học gia, tốt nghiệp ở Đức hẳn hoi, được lệnh đến
Java tìm cho ra phương pháp trị liệu: nhiều khoa học gia phải bỏ xác hay
về quê nhà trên băng ca. Duy có một ông bác sĩ trẻ tên là Christian
Eijkman. Trở lại đảo, tiếp tục công trình, ông làm việc một mình trong
phòng nghiên cứu giữa đám rừng già, gần thủ đô Batavia. Ông lấy máu
người bệnh phù thũng chích vô mấy con gà – chúng sống phây phây, rồi
bất chợt ngày nọ, một con đi loạng choạng. Tia sáng hy vọng đã lóe ở
cuối đường hầm chăng? Nhưng chẳng bao lâu tất cả gà kể cả mấy con
không bị tiêm máu người bệnh, thảy đều có dấu hiệu mang bệnh. Thế là
hy vọng tiêu tan. Sau đó tất cả gà lành bệnh một cách kỳ diệu, lúc y học
tây phương chưa ra tay – Eijkman đặt nghi vấn…
Trước kia gà ăn gạo lứt, loại rẻ tiền mà dân địa phương thường ăn.
Rồi bỗng nhiên gạo này hết, gà được ăn gạo trắng – loại gạo chà xát mà
bệnh nhân tây phương trong các bệnh viện ăn, cùng với đường trắng tinh
chế, bánh mì trắng, bơ, mứt sệt và các món ngọt do mấy nhà truyền giáo
và bọn đầu sọ thực dân đưa về từ mấy thuộc địa khác. Việc cho gà ăn
món sang trọng (gạo trắng tinh) này chẳng bao lâu bị tố giác, nên gà
phải trở lại ăn gạo lứt rẻ tiền.
Nhờ đó, Eijkman rút được bài học quý giá: "dân Java không nói bí
quyết cho quân đội chiếm đóng biết: nếu ai ăn gạo trắng và đường thì
phải bị Beri Beri. Nếu muốn lành bệnh phải ăn gạo lứt. Điều này không
xa lạ với người phương Đông. Họ xác nhận là mọi sự vật đều tuân theo
luật công bằng tuyệt đối của thiên nhiên. Luật thiên nhiên chủ trương
rằng mọi người phải ăn thực phẩm trọn vẹn, như ăn toàn thân cá, ăn tỏi
tây (leek) với rể của nó, carot với dầu củ, thực vật mọc hoang dưới biển
hay được trồng tỉa trên đất liền. Nhiều vị Hoàng Đế Nhật Bản khuyên
dân chúng nên ăn gạo lứt".
Bác sĩ trẻ ấy bèn để ý đến mấy nhà tù tân tiến, sạch sẽ, đang nhốt
mấy người địa phương chống đối quân đội chiếm đóng. Tù nhân được
cho ăn gạo trắng tinh giống như gạo dành cho bệnh viện. Kết quả: 3900
tù nhân thì có 270 người bị phù thũng. Ở ngoài nhà tù dân địa phương
sống trong nhà tranh thiếu điều kiện vệ sinh, theo đầu óc sát trùng của
bọn thực dân Đức, thực phẩm chủ yếu của họ là gạo lứt, giã bằng cối gỗ.
Trong số dân 1000 người, Eijkman không thấy ai bị phù thũng.
Với thái độ rụt rè ông báo cáo (1893) "chứng viêm thần kinh bất
thường như Beri Beri đã được trắc nghiệm nơi gà… không ai thèm để ý.
Ông bèn quay về Âu Châu, đến năm 1901 bác sĩ C. Grinjs, một đồng
76

nghiệp đến thay ông, và cho phổ biến tài liệu về việc thí nghiệm bệnh
phù thũng nơi vài giống chim và nơi con người.
Ông cho biết nguyên do là tại cơ thể không hấp thụ được vài chất bổ
dưỡng cần yếu. Hiện hữu trong lớp lứt của gạo, gạo chà trắng mất lớp
lứt này.
Năm 1907, hai công nhân xứ Na Uy, Holst và Froelich, làm cho gà
và bồ câu bị chứng phù thũng. Chuột bạch là động vật có vú được chọn
cho ăn gạo trắng để thử nghiệm. Chuột suy yếu, kết quả chẩn đoán cho
biết nó bị thứ bệnh khá giống như Scurvy, không ngờ đó là tin giật gân
cho khoa học Tây phương. Bài học kinh nghiệm này rất đơn giản: người
Đông phương mộc mạc dùng món ăn chính là gạo lứt. Nhưng sự kiện
này lại quá thô sơ đối với cộng đồng khoa học gia tây phương, lúc ấy
đang say mê các thành quả hóa học, vì khoa này có triển vọng lý giải tận
căn tất cả những bí ẩn của cuộc đời.
Năm 1911, tại viện Lister ở Luân Đôn, một chuyên gia hóa chất
người Ba Lan, bác sĩ Casmir Funk tiếp nối công cuộc thí nghiệm của
Eijkman về gà và gạo. Suốt bốn tháng ông xay xát 836 cân Anh gạo lứt
để lấy ra 170 grams vỏ lứt và chế ra một dung dịch, rồi thử đem một liều
lượng rất nhỏ cho một con bồ câu bị bại xuội (vì Beri Beri) uống, vài giờ
sau bồ câu phục hồi sinh lực. Năm 1912 Funk đem phổ biến học thuyết
"cấp tiến" này, ông thấy có một chất bổ dưỡng trong gạo lứt bị mất đi vì
chà xát.
Goethe có nói: "khi có một vấn đề không thấu suốt được, người ta
đặt tên mới cho nó". Casmir Funk cũng gắng tìm trong các từ ngữ Hy
Lạp hay La Mã, để tổ chức lễ đặt tên cho một chất liệu hàm chứa sinh
lực của trời đất. Chất này nằm trong lớp lứt của gạo nguyên vẹn không
bị chà trắng. Ông chọn một từ ngữ Latin biểu tượng đời sống: "Vita và
phối hợp với từ ngữ amine tức là những axit amino trong nguyên sinh
chất của tế bào để ráp thành chữ Vitamin, rồi đến chữ Anti Beri Beri
vitamin (sinh tố trị bệnh Beri Beri). Nếu bác sĩ Funk còn vướng chấp
truyền thông Anglo Saxon là lấy tên mình đặt cho thành quả phát minh
của mình, như là tên bác sĩ gắn liền với tên bệnh chứng do ông ấy tìm ra,
thì Funkies (chất bẩn của kẻ bần tiện) để cho cái thế giới đảo điên này
thêm điên đảo.
Giai đoạn tiến bộ kế tiếp được nổi bật ở Đại học Wisconsin vào năm
1912, các nhà hóa học Đức tìm ra các thức ăn quân bình cho cơ thể gồm
các chất proteins, carbohydrates, chất béo, muối và nước. Bà Mary
Shelley đã phản ảnh tính chất khoa học của thời đại này qua một nhân
vật trong truyện là bác sĩ Frankenstein. Ngoài đời, bác sĩ Frankenstein là
anh em cùng huyết thống với Nam Tước Liebig, một mẫu người siêu
77

nguon tai.lieu . vn