Xem mẫu

PHẦN BA

20

A

nh tài taxi giễu cợt nhìn người khách đáng ngạc nhiên
của anh. Tự vỗ ngực là người giỏi xem tâm lý, anh vẫn
chưa thể, trong một trăm kilomètres, hiểu được cô là
người thế nào, thật bụng muốn làm cái gì và đi đâu. Bản thân cô
ta liệu có biết không? Khi từ sân bay Marignane ra, cô nói với anh
bằng một thứ tiếng Pháp rất sõi nhưng với một cái giọng khó xác
định nổi là giọng người nước nào:
— Tôi muốn đi xa hơn Carpentras. Anh có biết chỗ ấy không?
Nói chung khách không bao giờ bảo anh đi ra quá Marseille.
Cô ta ở đâu đến? Biết bao nhiêu máy bay hạ cánh, cất cánh một
ngày. Xếp cái túi thuỷ thủ vào trong hòm xe, anh thấy một tấm
nhãn có tên một công ty hàng không Ý móc ở quai túi. Điều này
chẳng nói lên được mấy tí. Vì máy bay Ý cũng đến cả Groenland
hay Nam Phi. Dẫu sao thì anh cũng đã nhận lời đi xa rồi, tuy
không thể không phấp phỏng lo để tự vệ: Nếu cô ta sẽ không trả
tiền anh? Nhưng anh lại tự trách anh ngay. Cô gái này kéo lê thế
ở đằng sau cô một mùi nước hoa đắt tiền, dai dẳng, mùi nước hoa
không phải ở quần áo cô mặc - một jean xanh và một áo pull màu
lam thẫm cổ lọ của thuỷ thủ - mà là ở những buồng sóng thoang
thoảng toát ra từ toàn thể con người cô. Anh đã nhiều lần thử gạ
chuyện, bình luận đường xá họ đang đi, lấy cô ta ra làm chứng
cho sự thiếu thận trọng của “những anh tài khác” khi anh vượt
lên khó khăn, mời cô ta thuốc lá mà cô ta từ chối, kể những
chuyện cười mà anh không hiểu liệu cô ta có hiểu hay không rồi
cười cầu âu một mình vì đã cao giọng kể chúng ra. Khi đến Plan
d’Orgon, anh hiểu ra rằng chẳng ăn thua quái gì và thôi nói với
cô ả. Chiếc xe lao đi giữa hai hàng cây tiêu huyền mà cái bóng sắc
đậm của chúng đang băm chặt mặt nhựa đường kêu lên choen

choét dưới bánh xe. Chốc chốc, những người nông dân bày các
quầy bán dưa ở dưới vệ đường vẫy mời họ.
— Cái chỗ chị đến ấy gọi chính xác ra là cái gì?
— Chỗ ấy không gọi là gì!
Anh bực vì câu trả lời này, câu duy nhất anh nghe thấy từ khi
bắt đầu cuộc đi của họ. Anh nhấn rõ:
— Không, tôi muốn nói là sau Carpentras thì tôi phải đi qua
đâu?
— Anh chờ một chút… nó ở giữa (chị lấy ở trong túi chiếc
quần jean ra một tờ giấy)… giữa Oppède và Roussillon… Tất cả
những điều tôi biết là ở bên dưới con đường đi lên làng có một cái
trạm biến thế.
— Vâng, nhưng cái làng gọi là gì?
— Ngày xưa gọi là làng Cagoulet.
— Nó đổi tên rồi à?
— Không. Nhưng không ai ở đấy nữa.
— A!…
Càng ngày càng kỳ quặc. Một cô gái ăn mặc như một sinh viên
nhẵn túi nhưng lại không còn đủ trẻ để là một sinh viên, cũng
không nhẵn túi hẳn vì chị phải trả món tiền xe khá đau đây, và
lại đi đến một cái làng không gọi là gì, không có ai ở.
— Chị có các bạn đang chờ chị ở đó?
Cô ta không đáp, điều làm cho anh khẽ nhún vai. Một lúc rất
lâu chỉ còn lại những vũng nắng, những vùng rậm, tiếng máy
thỉnh thoảng bị tiếng ve sầu gay gắt che át đi, tuỳ theo góc độ
công kích của gió bắc, và xa xa mảng xanh lơ êm dịu của một
cánh đồng trồng cỏ Lavande, nét dựng thẳng đen nhánh của một
cây trắc bá, màu đỏ chói chang như kêu thét của một bông mào
gà trên lớp cỏ trụi của sỏi đá. Xe đi qua một cây cầu ở dưới có một
dòng nước ngầu bọt vọt ra uốn khúc quanh co:

— La Durance… ở bên trái, đằng kia, là Avignon. Nhưng
chúng ta thì sẽ tiếp tục đi về tay phải bởi vì chúng ta đến
Carpentras.
Anh bật lên cười hô hố, hài lòng về câu nói đùa nghèo nàn của
mình, rồi quay lại để xem cô ta có cười theo mình không: Cô ta
như chẳng nghe thấy anh cười, mặt quay sang bên phải, những
món tóc loà xoà tuột ra khỏi chiếc khăn quàng bị gió quất tung
lên.
Anh vội quặt xe vào rìa đường, tiếng còi giận dữ của một
chiếc xe hạng nặng báo cho anh hay là anh đang chiếm lòng
đường. Đến lúc anh phải dừng lại lấy xăng. Anh xuống xe, đi lại
phía cửa sau và hỏi cô:
— Chị muốn ra một tí cho đỡ chồn chân không?
Cô cảm ơn anh bằng một nụ cười rực rỡ khiến anh ngẩn ra: Cô
gái này đẹp làm sao! Anh chưa thật hẳn nhìn thấy rõ cô cho đến
lúc này, mà cô thì có một bộ mặt để đóng phim. Quả là cô đã giữ
ở trên mũi một cặp kính râm rất to. Bây giờ cô bỏ kính ra, khiến
bộ mặt hoàn mỹ của cô làm cho choáng váng, và một cách
nghịch lý lại làm cho anh yên tâm: Mặt mũi như thế này thì
người ta có cái để trả tắc xi.
Anh lại ngồi vào tay lái và đi tiếp. Bên tay phải, người ta đã
trông thấy dãy núi nằm ngang ở Luberon, màu xám lam. Đã đi
qua Carpentras, rồi Vaison là Romaine. Ve sầu kêu dữ dội đến nỗi
người ta không nghe thấy chúng nữa, âm thanh nền, âm thanh
của gió.
Người tài xế quay lại khách đi xe:
— Chú ý hử! Ta đến đấy.
— Sau Roussillon, Roussillon đây.
Những ngôi nhà màu gạch cua, những cây tiêu huyền trăm
tuổi lẻ và những cụ già nom trẻ ở trước những cái cửa. Một quả

bóng lăn vào gầm xe, một thằng bé đuổi theo sau. Phanh rít:
— A! Người ở đây lơ mơ nhỉ.
Ra khỏi làng chừng vài cây số, chiếc xe chạy chậm lại gần như
lăn từng bước:
— Chị có nói đến một trạm biến thế hử?
Anh chàng nhờ cô trả lời. Anh bất giác liếc vào đồng hồ chỉ
cây số: 52.398 francs. Làm sao anh dám đưa ra cho cô ta một con
số khổng lồ đến thế? Dẫu sao đó là tại lỗi của cô ta, tại sao cô lại
không hỏi anh để thuê chuyến.
— Đây! Trạm biến thế của chị đây.
Một cột béton đứng gác ở ngã tư đường chính và một con
đường khác rải đá leo lên đồi. Người tài xế nhảy xuống xe tìm
một cột chỉ đường mà các dòng chữ hình như đã bị xoá, lại gần
rồi đắc thắng reo lên:
— Cagoulet… Chị thấy không, có ghi. Hai cây số. Ta đi đến đó
chứ?
Cô lắc đầu, tỏ ý muốn xuống xe ở đây. Anh nói tiếp:
— Cái đó nữa, tôi cũng ngạc nhiên. Một cái làng chẳng có tên,
đúng là ý nghĩ người Paris thật.
— Anh cho tôi cái túi.
Anh mở hòm sau xe, lấy ở đó ra chiếc túi thuỷ thủ và cầm nó
trong tay, không dám đặt xuống đất hay đưa cho cô.
— Tôi phải trả anh bao nhiêu?
Anh thật sự khổ tâm mà nói với cô ta rằng:
— 52.720 francs.
Anh cúi đầu, tựa hồ vừa thốt ra một câu thô tục. Anh muốn
bớt cho cô.
— Thôi, năm mươi chẵn và thế là tốt lắm rồi!
Cô mỉm cười với anh, thọc các ngón tay vào trong chiếc túi những ngón tay mà anh sẵn sàng thề là chúng chưa bao giờ dầm

nguon tai.lieu . vn