Xem mẫu

Mục Lục
• Chương 1
• Chương 2
• Chương 3
• Chương 4
• Chương 5
• Chương 6
• Chương 7
• Chương 8
• Chương 9
• Chương 10
• Chương 11
• Chương 12
• Chương 13
• Chương 14
• Chương 15
• Chương 16

Chương 1
Tuổi thơ
Nơi tôi sinh ra!
Tôi sinh ra ở một làng quê nghèo của vùng duyên hải miền Trung.
Tuổi thơ chỉ gói gọn trong hai chữ: “Nghèo” và “Khổ”. Nói nghe chua
chát nhưng sự thật là vậy, không dễ dàng gì để người ta chấp nhận
nó. Ở nơi đó, tôi đã lớn lên cùng với gió, cát, những cơn bão và cái
nóng hỗn hào của quê hương.
Tôi sinh ra ở một làng chài luôn mặn mùi biển, luôn tanh mùi cá
sống. Tuổi thơ tôi ướp bằng tiếng sóng rì rào và những mảnh lưới
giăng cá của những bà thím như mẹ tôi ngồi rạp bờ cát – Nơi họ vẫn
ngày ngày ngồi đợi chồng, đợi con họ về.
Cái nôi của tôi!
Gia đình tôi làm nghề chài lưới nhỏ, mặc dù quanh năm cha luôn
đầu tắt mặt tối với những chuyến ra khơi kéo dài hàng tuần lễ, có khi
là cả hàng tháng trời nếu cha đồng ý theo thuyền lớn ra tận giữa khơi,
nhưng cuộc sống vẫn rất bấp bênh, bữa no bữa đói. Mẹ tôi là một
người phụ nữ mà trong vốn từ ít ỏi lúc này của mình, tôi chỉ có thể
gọi theo kiểu là rất tuyệt vời. Bà yêu thương chồng con hết mực, sẵn
sàng làm tất cả cho cha, cho chúng tôi. Bà chưa từng nề hà bất kỳ việc
gì, lớn – nhỏ, nặng – nhẹ… chỉ miễn là anh em chúng tôi có đủ cái bỏ
miệng mà no bụng. Nhưng rồi sau một cơn bạo bệnh, sức khỏe bà
giảm sút và chỉ còn có thể làm những việc nhẹ trong nhà.
Nhà tôi có bốn anh em. Anh hai hơn tôi bốn tuổi. Tôi bước chân
vào lớp 10 – Cái ngưỡng mà cha, mẹ và anh hai luôn bảo tôi rằng, tôi
phải bằng mọi cách đi qua cho bằng được. Sau tôi là hai đứa em nhỏ,
một đứa học lớp 6 và một đứa chỉ mới sáu tuổi.
Tuy gia đình không khá giả gì hay nói đúng hơn là nghèo đến
thảm hại nhưng chúng tôi được cha giáo dục rất nghiêm khắc bằng
tất cả khoảng thời gian hiếm hoi ông có mặt ở nhà sau những tháng

ngày kiếm cơm cho anh em tôi. Với cha, có sáu chữ mà chúng tôi
không bao giờ được quyền quên, “Nghèo cho sạch, rách cho thơm”!
Tuy nghèo, tôi vẫn có thể khẳng định rằng gia đình mình sống rất
hạnh phúc bên nhau.
Những ký ức quên – nhớ và không thể nào quên!
Có nhiều lần, trong cơn đói cồn cào của những ngày thiếu cơm
hay của những lần ngồi co ro trong nhà tránh bão, sáu chữ cha dạy là
những thứ tôi không thể quên nhưng lại không muốn nhớ. Những lúc
ấy, tôi tự hỏi mình rằng, nếu sống gian dối, bẩn thỉu mà bụng được
no, nhà cao cửa rộng vậy thì “sạch” làm gì, “thơm” làm chi?
Tuổi thơ với tôi là mảng ký ức mơ hồ, không rõ ràng và có quá
nhiều điều không nên nhớ! Tôi không nhớ, hay nói đúng hơn tôi
không muốn nhớ để mà kể về nó. Tôi chỉ mong sao mọi thứ cứ thế
đều đặn trôi đi để tôi ngày ngày sau giờ học lại ra bãi cát ngồi cùng
mẹ, cùng các thím ngóng ra biển đợi tìm bóng cha, bóng anh hai!
Nhưng một biến cố bất ngờ ập tới làm thay đổi toàn bộ cuộc sống của
chúng tôi.
Năm ấy là một năm đầy giông bão. Gió giật từng cơn nặng nề như
muốn xé nát căn nhà tranh xiêu vẹo của chúng tôi. Mưa to, gió lớn,
thị xã không cho tàu thuyền ra khơi đánh bắt vì sợ tai nạn, cha không
đi biển được. Chúng tôi đói đã ba hôm nay, trong nhà cũng đã hết gạo
dự trữ, mấy ngày nay chỉ có cháo và nước để cầm hơi. Người lớn như
chúng tôi thì còn chịu được vài ngày nữa nhưng mấy đứa em nhỏ thì
làm sao? Mẹ đã nhiều lần chạy vay mượn gạo từ khắp nơi nhưng
nghiệt nỗi, xung quanh chúng tôi cũng toàn những người bữa no bữa
đói, mượn ai bây giờ? Đói quá thì đầu gối cũng phải bò, một liều, ba
bảy cũng liều, cha và anh hai quyết định cùng vài người trong làng
chài lén ra khơi để kiếm cái ăn.
Hôm ấy trời vẫn mưa rất to và gió lớn. Tôi, mẹ, hai đứa em ngồi
trong căn nhà lá, nghe tiếng gió gào thét ngoài kia, vừa lo sợ nhưng
cũng vừa hy vọng. Rồi, tôi nghe tiếng bước chân dồn dập đi như chạy
về phía nhà mình, tôi thấy cửa nhà mở bung. Anh hai đứng đấy, mình
mẩy ướt sũng nước mưa. Tôi không còn nhớ mình đã nghe những gì
từ anh, trong đầu tôi chỉ là những từ rời rạc: “Gió lớn… thuyền lật…
không tìm được cha…”. Và hình ảnh cuối cùng tôi còn nhớ là mẹ tôi

gục xuống trong vòng tay tôi.
Mảng ký ức này, trong tôi không lưu giữ lại nhiều vì nó đau lắm.
Cứ mỗi lần nhớ về nó, nỗi sợ hãi trong tôi lại cứ thế mà âm ỉ dày vò
nên tôi cứ lướt qua nó nhanh một chút, như người ta cố gắng vứt bỏ
đi những nỗi buồn không muốn gợi lại.
Bước trưởng thành!
Cha mất, gia đình tôi gồng mình lên chịu đựng sự đe dọa của cái
đói. Mọi gánh nặng gia đình đều dồn lên vai anh hai! Mặc dù chỉ hơn
tôi vài tuổi nhưng anh hai nhìn già dặn và chững chạc hơn tôi rất
nhiều. Và từ cái đêm mưa gió ấy, gương mặt anh hằn lên sự khắc khổ
của người làm chủ gia đình như cha ngày trước.
Mẹ cản. Anh hai cản. Tôi vẫn quyết bỏ học ở cuối năm lớp 10.
Nhà tôi vầy, làm gì nuôi nổi ba đứa đi học? Tôi đành cãi lời mẹ, cãi lời
anh hai, cũng là lời cha ngày cha còn sống để đi đến cùng cái ham
muốn được san sẻ nhọc nhằn với mẹ, với anh hai và tìm được gì đó –
Những thứ mà anh hai và giờ là tôi không thể làm hoặc không thể có,
cho hai đứa em tôi!
Những ngày lênh đênh trên biển, lòng tôi lại dâng lên một cảm
giác sợ hãi mơ hồ… Chúng tôi vẫn chưa tìm được xác cha tôi. Anh hai
và tôi phải nói và thuyết phục rất rất nhiều lần mẹ mới đồng ý để một
tấm hình cha lên bàn thờ để ngày ngày hương khói. Nhưng anh em
tôi biết rằng, trong lòng mẹ vẫn còn niềm hy vọng không bao giờ tắt
rằng, ở một nơi nào đó, cha vẫn còn sống. “Có thể cha bây được
người nào đó vớt lên rồi nhưng ổng bị mất trí, không nhớ về nhà
này…” – Cứ hễ mỗi lần nhìn anh em tôi đốt nhang cho cha trước khi
rời nhà là mẹ lại nói thế. Anh hai và tôi cũng chỉ biết lắc đầu cười
buồn.
Đổi khác!
Thời gian cứ thế mà chầm chậm trôi đi, mới đó mà tôi đã đi phụ
anh hai được ba năm. Có lần mẹ nói với tôi.
- Đi biển ngó chừng hợp với thằng ba. Hồi xưa ốm nhom, đi phụ
anh hai mấy năm là bự chần dần, ra dáng đàn ông lắm rồi! Khi nào
dắt bạn gái về ra mắt má đây?

nguon tai.lieu . vn