Xem mẫu



Nội dung


VỀ TÁC GIẢ
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
LỜI TỰA CỦA TÁC GIẢ
CHƯƠNG I. THỜI THƠ ẤU
CHƯƠNG II: LỜI TIÊN TRI
CHƯƠNG III: TÔI CHUẨN BỊ XUẤT GIA
CHƯƠNG IV: TRƯỚC THỀM CHÁNH ĐIỆN
CHƯƠNG V: TẬP LÀM TU SĨ
CHƯƠNG VI: ĐỜI SỐNG TRONG TU VIỆN
CHƯƠNG VII: LUYỆN THẦN NHÃN
CHƯƠNG VIII: YẾT KIẾN ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
CHƯƠNG IX: TRẠI HOA HỒNG
CHƯƠNG X: TÍN NGƯỠNG VÀ SINH HOẠT
CHƯƠNG XI: TRỞ THÀNH TU SĨ
CHƯƠNG XII: THẢO DƯỢC VÀ NHỮNG CÁNH DIỀU
CHƯƠNG XIII: TRỞ VỀ NHÀ
CHƯƠNG XIV : SỬ DỤNG THẦN NHÃN
CHƯƠNG XV: MIỀN BẮC VÀ NHỮNG NGƯỜI TUYẾT BÍ ẨN
CHƯƠNG XVI: TÔI ĐƯỢC TẤN PHONG LẠT-MA
CHƯƠNG XVII: MỘT CUỘC ĐIỂM ĐẠO

CHƯƠNG XVIII: TÂY TẠNG – CHÀO TẠM BIỆT!

VỀ TÁC GIẢ
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com



Tuesday Lobsang Rampa tự nhận mình là linh hồn một vị Lạt ma người
Tây Tạng đã mượn tạm xác của một người Anh tên là Cyril Hoskin (8 tháng
4 năm 1910 - 25 tháng 1 năm 1981). Cái tên Tuesday (thứ Ba) liên quan đến
lời ông kể rằng các quý tộc người Tây Tạng được đặt tên theo ngày mà họ
sinh ra.
Vào tháng 11 năm 1956, cuốn sách đầu tiên với tựa đề The Third Eye (Con
mắt thứ ba hay Tây Tạng huyền bí) được xuất bản ở Anh. Cuốn sách kể lại
những kinh nghiệm của ông khi lớn lên trong một tu viện ở Tây Tạng từ năm
lên bảy tuổi. Tựa đề cuốn sách liên quan đến một cuộc phẫu thuật trên trán
để mở ra con mắt thứ ba làm tăng cường khả năng nhìn hào quang của ông.
Trong cuốn The Rampa story (Câu chuyện của Rampa) và Doctor from
Lhasa (Bác sỹ từ Lhasa), ông kể rằng thân xác ông đã bị hủy hoại nặng nề vì
những đòn tra tấn của phát xít Nhật nên đã mượn xác của Cyril Henry
Hoskin để viết ra những cuốn sách ký tên là Lobsang Rampa. Ông Cyril là
một người thợ sửa ống nước, sau khi hồn của Tu sĩ Bác sĩ Rampa nhập vào
mới bắt đầu viết những cuốn sách về Tây Tạng.


Các sách viết bởi tác giả T. Lobsang Rampa
Con mắt thứ ba hay Tây Tạng Huyền bí (The Third Eye - Lần đầu xuất bản năm 1956).
Đây là cuốn sách đầu tiên, một cuốn tự truyện
về cuộc hành trình của một thanh niên trẻ để trở
thành một vị Lạt ma y tế và trải qua phẫu thuật
để mở con mắt thứ ba. Chúng ta có được cái
nhìn thoáng qua về cuộc sống trong lạt ma viện
ở Tây Tạng và hiểu biết sâu sắc về kiến thức
tâm linh. Cho đến thời điểm này cuộc sống
trong các lạt ma viện ở Tây Tạng vẫn chưa được
biết đến, ngay cả với một số ít người đã thực sự

viếng thăm Tây Tạng. Lobsang đã vào tu viện
Chakpori ở Tây Tạng và được học những điều
bí mật nhất của khoa học Tây Tạng bí truyền và
nhiều điều hơn nữa.


Bác sĩ từ Lhasa - (Doctor from Lhasa - Lần
đầu xuất bản năm 1959) câu chuyện tiếp tục với
việc Lobsang rời Lhasa và sống ở Trùng Khánh,
Trung Quốc. Ở đây, ông đẩy mạnh nghiên cứu y
khoa, học lái máy bay và cuối cùng bị người
Nhật bắt và tra tấn. Lobsang trải qua thời gian
rất dài sống trong trại tập trung, làm việc như
các nhân viên y tế chính thức cho đến ngày ông
trốn thoát. Lobsang là một trong số rất ít người
còn sống sót khi quả bom nguyên tử đầu tiên
ném xuống Hiroshima. Trong cuốn sách ông
cũng hướng dẫn làm thế nào để sử dụng một quả
cầu pha lê cho khoa chiêm tinh và tập thở để cải
thiện sức khỏe.


Câu chuyện của Rampa - (The Rampa Story Lần đầu xuất bản năm 1960), hành trình của Bác
sĩ Rampa tiếp tục khi ông đi từ Hàn Quốc vào
Nga, qua Châu Âu, đi thuyền sang Mỹ, cuối
cùng kết thúc ở Anh. Lobsang bị bắt và tiếp tục
chịu đựng sự tra tấn cho đến khi một lần nữa,
ông trốn thoát bằng cách lái chiếc xe ô tô sang
trọng. Trong cuốn sách này, Lobsang cho biết
ông đã mượn tạm thân xác của một người đàn
ông người Anh tên là Cyril Henry Hoskins,
người mong muốn rời khỏi thế giới này, để tiếp
tục nhiệm vụ đặc biệt của mình.
Hang đá của người cổ đại - (The Cave of the

nguon tai.lieu . vn