Xem mẫu

Chương XVIII
Tình trạng căng thẳng mà trên thế giới người ta gọi l{ “nguy cơ thôn tính vừa mới thiếu
một bóng u ám báo hiệu điềm gở lên trên cái cầu và thị trấn Vichégrad thì bỗng nhiên dịu
xuống. Ở phía xa kia, trong c|c thư từ ngoại giao hoặc các cuộc thương thuyết giữa các kinh
đô liên hệ, người ta đ~ tìm được một giải pháp hòa bình.
Biên giới thời n{o cũng dễ cháy bùng lên đó, lần này không bắt lửa. Nhưng đội qu}n đông
đảo mới tràn ngập thị trấn và các làng ở biên giới thì bắt đầu rút im ngay từ đầu xuân.
Nhưng luôn luôn như vậy, nguy cơ qua rồi mà hậu quả của nó, thì vẫn còn. Trại lính trong
thị trấn bây giờ lớn hơn hồi trước. Cây cầu vẫn còn bị đặt mìn nhưng không còn ai nghĩ tới
mìn nữa trừ Ali Hodja. Khoảng đất cao phẳng ở bên trái, gần cầu, trồng c}y ăn tr|i đ~ bị nhà
binh chiếm, đốn c}y để xây một ngôi nh{ đẹp có lầu, ở giữa dùng làm câu lạc bộ cho sĩ quan
vì số sĩ quan tăng lên nhiều, câu lạc bộ cũ ở trên đồi Bikavats, chỉ có một từng nhỏ, hóa ra
chật hẹp qu| (…)
Vật gi| mùa thu năm trước đ~ nhảy vọt lên vì qu}n đội tới đông, b}y giờ đứng lại, nhưng
có xu hướng muốn tăng lên chứ không muốn trở về gi| cũ. Năm nay người ta thành lập hai
ngân hàng, một của người Serbie, một của người Hồi gi|o. Người ta dùng hối phiếu như
dùng dược phẩm. Ai cũng dễ mang nợ hơn. Nhưng c{ng có nhiều tiền thì người ta lại càng
túng. Chỉ hạng người tiêu vung lên, quá số kiếm được là thấy đời dễ d{ng hơn, đẹp hơn còn
bọn thương nh}n v{ l{m |p phe thì lo lắng. Kỳ hạn cho thiếu chịu tiền mua hàng cứ càng
ngày càng ngắn lại. Hạng khách hàng sòng phẳng hóa ra hiếm. Số h{ng hóa gi| cao qu|, đa
số mua không nổi, tăng lên ho{i. Người ta mua lẻ v{ đòi những hàng rẻ hơn. Chỉ những
khách hàng khả nghi là còn mua nhiều. Chỉ có mỗi một việc l{m ăn chắc chấn là cung cấp đồ
cho qu}n đội v{ c|c cơ quan chính quyền, nhưng không phải ai cũng nhận được những commăng đó. Thuế quốc gia, thuế thị trấn mỗi ngày mỗi nhiều, mỗi nặng; việc thu thuế gay gắt
hơn. Người ta cảm thấy giá các chứng khoán bấp bênh nguy hại. Trong tình trạng đó nhưng
số lời vào tay ai kia chứ bọn tiểu thương, cả trong những miền xa xôi hẻo lánh nhất, bọn
mua đi b|n lại và bọn tiêu thụ thì phải chịu thiệt thòi lỗ lã.
Tâm trạng dân chúng trong thị trấn, không còn thanh thản, bình tĩnh nữa. Tình hình tuy
đột nhiên hết căng thẳng mà cả người Serbie lẫn người Hồi giáo vẫn không thực sự yên tâm.
Cộng đồng chia sẻ sách hay: http://www.downloadsach.com

Page 200

Kẻ thì thất vọng ngầm, kẻ thì nghi ky sợ sệt không biết tương lai ra sao. Chẳng có lý do gì
hiển nhiên, trực tiếp m{ người ta cũng thấy lo lắng thêm, chờ đợi những biến cố lớn lao hơn
nữa. Không ai còn thỏa mãn về cuộc phẳng lặng đơn điệu từ bao lâu nay nữa. Ai cũng muốn
được hưởng nhiều hơn, cũng đòi hỏi một tình thế tốt đẹp hơn; hoặc lo ngại một tình thế bi
đ|t hơn. C|c ông gi{ b{ cả còn tiếc “cảnh yên ổn, thong thả” thời đô hộ của Thổ, và trong
mấy chục năm đầu bị chiếm đóng, cho nó l{ mục đích tối hậu, là hình thức hoàn hảo nhất
của đời sống quốc gia v{ tư nh}n. Nhưng số người đó rất ít, còn hết thảy c|c người khác thì
đều mong một cuộc đời ồn ào, náo nhiệt, kích thích, muốn có nhiều cảm gi|c hơn, do đó
chẳng những tâm trạng con người thay đổi mà bộ mặt của thị trấn cũng thay đổi. Cuộc sống
theo lối cổ, đều đều trên c|i kapia, bình tĩnh chuyện trò, suy tư, cười cợt vô hại, hát những
khúc yêu đương giữa cảnh trời nước mây núi, cuộc sống đó cũng bắt đầu biến chuyển.
Ông chủ qu|n c{ phê trên kapia đ~ mua một chiếc máy hát, một cái thùng nặng bằng gỗ
với một cái vòi lớn bằng chiếc thiếc miệng loe ra như một bông hoa màu thanh thiên lợt.
Người con trai của ông thay đĩa v{ kim, lên d}y ho{i c|i m|y oang oang đó nó l{m rang
chuyển cả cái kapia và vang dội cả hai bên bờ sông. Ông ta phải mua nó để theo kịp các
người cạnh tranh với ông, vì người ta vặn máy hát chẳng những trong các cuộc hội họp,
trong phòng đọc sách, mà cả trong những quán cóc ở ngoài thành nữa, nơi m{ xưa kia
người ta ngồi dưới bóng cây bồ đề, trên bãi cỏ hoặc trên sân chói lọi ánh nắng mà chuyện
trò nho nhỏ với nhau, trao đổi với nhau vài tiếng. Đ}u đ}u cũng nghe thấy tiếng máy hát eo
éo oang oang phát ra những bài tiến quân ca của Thổ, những bài hát ái quốc của Serbie hoặc
những khúc ca kịch nhỏ ở Vieune, tùy sở thích khách hàng. Vì thiên hạ chỉ lại ăn uống, mua
bán tại những nơi ồn ào, náo nhiệt
Người ta nghiến ngấu đọc nhật b|o, nhưng chỉ đọc lướt qua thôi, chl lựa những tờ in
trang đầu những tít giật gân bằng chữ lớn. Những bài in bằng chữ nhỏ ở góc trang thì chẳng
ai thèm đọc. Bọn trẻ cho rằng buổi tối trước khi đi ngủ, mà tai không vang lên, mắt không
chói lên vì những điều đ~ nghe thấy, đ~ đọc được trong ng{y thì ng{y đó kể như bỏ đi.
Các vị agal, efendi trong thị trấn, nghiêm trang và bề ngoài ra vẻ thản nhiên, lại kapia để
nghe tin tức trên báo về chiến tranh Ý – Thổ ở Tripolitaine[91]. Họ hăm hở nghe những tin về
một vị tư lệnh Thổ còn trẻ tên l{ Enver Bey, anh dũng chiến đấu với Ý để bảo vệ đất đai của
Thổ, coi ông ta như là dòng dõi của Sokolovitch hoặc của Tchouprilitch. Họ cau mày khi
Cộng đồng chia sẻ sách hay: http://www.downloadsach.com

Page 201

tiếng ồn ào của m|y h|t, l{m cho khó suy tư v{ họ thành tâm rất lo sợ cho số phận miền xa
xôi thuộc Thổ tại ch}u Phi đó, mặc dầu không để lộ ra nét mặt.
Đúng lúc đó, chú Pero, tức kiều dân ý Pietro đi l{m về bước qua cầu, quần |o đầy bụi
trắng và vết sơn, vết dầu thông. Chú đ~ gi{ rồi, lưng khòm hơn trước, khúm núm, sợ sệt.
Không hiểu tại sao, lần n{y cũng như lần Luccheni ám sát Nữ hoàng Áo, chú tự cho là chịu
chung cái tội của đồng bào chú ở một miền xa xôi đó trên địa cầu mặc dầu đ~ bao l}u nay
chú không còn liên lạc gì với đồng bào Ý của chú. Một thanh niên Thổ la lớn với chú: -Mày
muốn Tripoli hả, thằng chó đẻ kia! Đ}y nè, cầm lấy!
Nó vừa la vừa đưa tay ra đo “từ bàn tay tới khuỷu tay” và làm vài cử chỉ tục tĩu kh|c nữa.
Chú Pero mệt mỏi khòm lưng xuống, dụng cụ cắp dưới nách, kéo sụp thiếc mũ tới mắt,
run rẫy nghiến chặt ống điếu, rảo bước vế nhà ở trên khu Meidan.
Mụ Stana cũng gi{ nua sức suy rồi nhưng miệng vẫn oang oang v{ răng vẫn cứng. Chú
chua chát phàn nàn với vợ rằng tụi thanh niên nói bậy bạ với chú, buộc chú phải trả Tripoli
mà mới ng{y trước chú có biết Tripoli ở c|i xó xinh n{o đ}u. Stana vẫn không chịu hiểu chú,
an ủi chú, bảo lỗi tại chú, chú bị chúng chửi l{ đ|ng kiếp.
- Nếu anh thực là một người đ{n ông, thì anh cầm cái kéo hay cái búa của anh, m{ đập lên
cái mặt nham nhở của chúng, và chúng sẽ chừa không dám chửi anh nữa mà phải vội vàng
đứng dậy khi anh qua cầu.
Chú Pero bình tĩnh, hơi rầu rầu đ|p: -Mình ơi, l{m sao m{ một người lại có thể cầm búa
đập vào mặt người đồng loại cho được hở mình?
Mấy năm đó trôi qua như vậy, rồi hết mùa thu[92] năm 1912, bước qua năm 1913, l{ chiến
tranh Balkan với những thắng trận của Serbie. và thực là một ngoại lệ kỳ dị chính một biến
cố quan trọng như vậy đối với số phận cây cầu, và số phận thị trấn thì lại lặng lẽ xảy ra, dân
l{ng không ai để ý tới.
Ngày th|ng mười trôi qua, sáng và chiều hồng hồng, giữa trưa v{ng rực, đ~ sắp tới mùa
hái bắp và cất rượu mới. Xế trưa, ngồi dưới ánh nắng trên cái kapia vẫn còn thấy dễ chịu.
Thời tiết cơ hồ đ~ l{m cho gió ngừng thổi trên thị trấn. Đúng lúc đó thì biến cố xảy ra.

Cộng đồng chia sẻ sách hay: http://www.downloadsach.com

Page 202

Hạng người có ăn học đọc các tin tức tr|i ngược nhau trên b|o, chưa kịp nhận định được
gì cả, còn hoang mang, thì chiến tranh giữa Thổ và bốn quốc gia Balkan[93] đ~ bùng nổ và
tiến theo những con đường cũ kỹ mà qua miền Balkan. V{ trước khi thế giới hiểu được rõ ý
nghĩa cùng ảnh hưởng lớn lao của chiến tranh đó thì qu}n Serbie v{ Ki tô gi|o đ~ thắng Thổ,
và chiến tranh chấm dứt. Những c|i đó xảy ra ở xa Vichégrad, không có tiếng súng, tiếng đại
bác trên biên giới m{ cũng không có đầu người bị chặt trên kapia. Thật mau lẹ không ngờ
được, như c|c biến cố lớn về thương mại, tiền bạc vậy. Ở một nơi n{o đó trên địa cầu người
ta xổ số hoặc giao tranh với nhau, mà số phận của chúng ta ở xa lơ xa lắc phải chịu ảnh
hưởng.
Bề ngoài của thị trấn tuy bình tĩnh, không thay đổi gì cả mà trong tâm hồn mọi người thì
nổi lên những cơn giông tố dữ dội, hoặc hăng h|i, kích thích, hoặc chán nản, tuyệt vọng, tùy
hạng người: Serbie hay Hồi giáo. Kẻ kia mừng rỡ vì kết quả ngo{i ước vọng của họ, kẻ này
sợ sệt quá mức, cơ hồ như vô lý nữa.
Chiến tranh đó kết thúc nhanh quá, một cách giản dị kh|c thường, dân chúng Vichégrad
chỉ trông thấy, cảm thấy như một mũi tên vụt qua thôi.
Ở Ouvats[94], nơi m{ biên giới Áo, Hung và Thổ chạy theo con sông cũng mang tên đó, có
một cây cầu gỗ bên đ}y l{ trại qu}n |o, bên kia l{ đồn canh Thổ. Một sĩ quan Thổ với vài
lính hộ vệ qua cầu, đưa thanh gươm lên đập vào thành cầu, bẻ g~y l{m đôi rồi qua địa phận
Áo, điệu bộ như đóng kịch. Đúng lúc đó, bộ binh Serbie bận quân phục xám từ trên đồi
xuống để thay những đội quân chánh qui Thổ khí giới cổ lỗ suốt dọc biên giới Bosnie và
Sandjak. Thế là mất c|i điểm ba biên giới Áo, Thổ, Serbie giao nhau. Biên giới Thổ hôm
trước chỉ c|ch Vichégrad có mười lăm c}y số, bây giờ bỗng lùi ra hơn hai ng{n c}y số, ở một
nơi n{o đó, phía bên kia Iedrene.[95]
Những biến chuyển lớn lao, mau lẹ như vậy làm thị trấn rung động tới nền tảng.
Thực tai hại cho chiếc cầu trên sông Drina. Như chúng ta đ~ biết, con đường xe lửa
Vichégrad – Sarajevo đ~ l{m cho nó mất hết hên lạc với phương T}y, v{ b}y giờ; chỉ trong
một nháy mắt, nó mất nốt liên lạc với phương Đông[96]. Thực ra c|i phương Đông n{y xa đ~
tạo ra nó, và mới hôm trước còn đó, mặc dầu bị chèn ép sây sát thật đấy nhưng dù sao vẫn

Cộng đồng chia sẻ sách hay: http://www.downloadsach.com

Page 203

thực sự tồn tại, thì bây giờ đ}y biến mất như một bóng ma. Chiếc cầu chỉ còn nối hai phần
của thị trấn và vài chục làng ở hai bên bờ sông Drina.
Xưa kia quan tể tướng ở Sokolovitch có lòng từ thiện xây cất nó để nối hai phần của Đế
quốc Thổ v{ cũng vì lòng “kính mộ Thương Đế”, muốn cho phương Đông v{ phương T}y
giao thông với nhau dễ dàng, bây giờ nó bị cắt ra khỏi cả Đông lẫn T}y, trơ trọi một mình,
như những chiếc t{u đắm hoặc những tiểu gi|o đường bỏ hoang. Trong ba thế kỷ nó đ~ chịu
đựng được hết mà tồn tại không thay đổi gì cả, đ~ trung th{nh l{m nhiệm vụ, nhưng nhu
cầu của lo{i người đ~ đổi chiều mà sự vật trên đời cũng biến thiên. Nó đồ sộ, vững bền, đẹp
đẽ như vậy qu}n đội v{ thương đội có thể nối tiếp nhau dùng nó hằng mấy thế kỷ nữa,
nhưng do những biến chuyển bất ngờ trong c|c tương quan nh}n loại, nó thình lình bị gạt
bỏ ra ngo{i tr{o lưu sinh hoạt. Nhiệm vụ của nó bây giờ không còn hợp với cải vẻ trẻ trung
mãi của nó, với những kích thước đồ sộ nhưng điều hòa của nó (…)
Những ng{y đầu hè 1913, trời mưa m{ ấm áp. Một số người Hồi giáo trong thị trấn ngồi
trên kapia, chán nản rầu rĩ. Khoảng mười người trong đ|m họ, toàn là già cả bao vây một
thanh niên đương đọc báo, dịch những từ ngữ ngoại quốc, giảng những danh từ lạ tai và
những tên địa lý cho họ nghe. Hết thảy đều bình tĩnh hút thuốc, đăm đăm nhìn phía trước,
như không giấu nổi nỗi ưu tư, rối loạn trong lòng. Họ ráng nén niềm lo lắng, cúi nhìn bản đồ
trên đó có chỉ rõ b|n đảo Balkan sắp bị qua phân ra sao. Họ nhìn tờ giấy mà chẳng thấy gì
trên những đường ngoằn ngoèo đó, nhưng họ biết và hiểu hết, vì trong dòng máu họ có sẵn
một ý niệm địa lý riêng của họ và họ cảm thấy hình ảnh thế giới từ trong tế bào của họ.
Một ông lão làm bộ thản nhiên hỏi thanh niên đương đọc báo: -Ouchtchoup[97] sẽ thuộc về
nước nào?
- Thuộc về Serbie.
- Ồ!
- Thế còn Selanik[98]
- Về Hi Lạp.
- Ồ, ồ!
- Và ledrene?[99]
Cộng đồng chia sẻ sách hay: http://www.downloadsach.com

Page 204

nguon tai.lieu . vn