Xem mẫu

Nguyễn Văn Thủy
Bao Công xử án

Hồi 14
CHÚT XÍU MẤT ĐẦU VÌ CHỊ DÂU
Ngày xưa ở phủ Tây An bên Tàu, có một người nhà già nhà giàu lắm tên là Sung Quý, vợ
là Thang thị.
Hai vợ chồng sanh hạ đặng bốn con trai đặt tên là Hiếu, Đễ, Trung, Tín và cùng mang chữ
đệm là Khắc.
Cả bốn đều thông minh, dĩnh ngộ. Người con cả là Khắc Hiếu có khả năng sắp đặt công
việc và chỉ huy người làm đâu ra đó nên được cha mẹ cho cai quản gia sự. Khắc Đễ, con
thứ hai, có óc doanh thương được cấp vốn đi buôn bán các nơi. Người con thứ ba là Khắc
Trung học một biết mười, thi một lần đậu ngay tú tài lại có ý muốn ra làm quan nên được
vợ chồng Sung Quý cho ăn học để thi cao nữa. Còn Khắc Tín người con út đã hiếu học lại
được Khắc Trung hết lòng chỉ bảo thêm nên học hành cũng tấn tới vô cùng. Khắc Tín
cùng một chí hướng với anh, nên hai người quý mến nhau rất mực, khi ăn ngủ lúc học tập
chơi bời đều có nhau, người nọ không rời người kia nửa bước. Aâu cũng là đồng thanh
tương ứng, đồng khí tương cầu vậy.
Những gia đình trong vùng có con gái đến tuần cập kê thấy Sung Quý là bậc đại phú lại có
bốn con trai thẩy đều đàng hoàng chịu khó làm ăn hay chăm chỉ học hành thời đều trọng
vọng vợ chồng Sung Quý với hậu ý mong được làm sui gia.
Tương Quang Quốc, một phú hộ trong phủ Tây An có con gái tên là Tương Thục Trinh và
cũng là bạn thâm giao của Sung Quý, dĩ nhiên cũng ước ao con mình sánh duyên cùng cậu
Tú Khắc Trung “cái cậu bảnh trai, tốt tướng, tài cao tất sau này phải đỗ đạt làm quan to”
như ông thường tấm tắc nói với vợ con vậy.
Thấy vợ cũng vun vào, Tương Quang Quốc mừng lắm chờ dịp thuận tiện sẽ dọ xe, ý Sung
Quý ra sao. Bởi vậy tuy nhiều người tới làm mai cho Tương Thục Trinh cậu này cậu nọ,
song họ Trương cũng khéo dùng kế hoãn binh lấy cớ “cháu nọ còn nhỏ dại lắm, xin để thư
thả.”
Ít lâu sau, nhân nhà có kỵ, họ Tương mời bạn qua dự tiệc. Trong lúc chén tôi chén bác,
Sung Quý thấy Thục Trinh lễ phép đứng hầu rượu mới hỏi:
- Chà, cháu Thục Trinh chóng lớn quá, năm nay cháu bao nhiêu tuổi rồi bác?
- Cháu tuổi Thân. Tết này vừa 17, bác à. Aáy nó chỉ được cái lớn đầu chớ còn ngu dại lắm.
- Uùi chà, thì hãy cứ được như cháu cũng có phước chán. Aø, mà bác đã nhận lời nơi nào

cho cháu chưa?
Tương Quang Quốc nhắp một hớp rượu, khà một tiếng lớn rồi mới chậm rãi trả lời:
- Chưa đâu bác à.
Một vị ngồi cùng mâm chắc là quen với cả hai đàng liền nói xen vô:
- Tôi đề nghị cháu Thục Trinh nhà này lấy cháu Khắc Trung con thứ ba bác Sung Quý đây
thì đẹp đôi lắm. Thực là trai tài sánh duyên cùng gái sắc. Vả lại gái 17 lấy chồng 20 vừa
lắm. Các bác nghĩ tôi nói có phải không?
- Này cô Cử Trinh, cô bảo tụi nó tiếp thêm rượu ra đây nhé.
Thục Trinh khẽ đáp: “Dạ” rồi len lỏi đi qua các bàn tiệc kêu người nhà. Thục Trinh tới
mâm nào là lại được kêu một điều cô Cử, hai điều cháu Cử. Nàng tuy xấu hổ nhưng cũng
thấy vui vui. Toàn phủ Tây An này đều biết hai năm nữa cậu Tú Khắc Trung sẽ đi thi Cử
Nhân. Với cái tài xuất chúng của cậu, ai cũng cho là cậu phải đậu cái một, y như lần thi tú
tài năm ngoái. Thục Trinh cũng tin như vậy. Dưới mắt nàng tối nay mọi người xung quanh
đều đáng mến cả, nhất là ông bố chồng tương lai của nàng mới khả kính làm sao!
Ít lâu sau, Sung Quý chọn ngày lành tháng tốt cậy người mai mối tới hỏi Thục Trinh cho
Khắc Trung.
Vợ chồng Tương Quang Quốc hoan hỉ nhận lời. Rồi thì lễ nhỏ, lễ lớn đều được đàng trai
tuần tự tổ chức theo đúng phong tục và nhiều khi đầy đủ hơn cả sự ước mong của nhà gái.
Người ta trầm trồ khen ngợi, người ta xầm xì bảo nhau: “Đám cưới này hẳn linh đình”.
Xuân qua, Hạ tới từ lâu và nay đã hầu tán. Một bữa vợ Tương Quang Quốc bảo chồng:
- Thắm thoát đã sắp sang Thu. Chẳng còn bao lâu nữa con Thục Trinh sẽ về nhà chồng.
Thiếp nhớ ra mình đã quên chưa đưa con nó lên bạch với các vị Hòa thượng trên chùa Tử
Vân, cho đủ lễ với bà con.
Tương Quang Quốc gật đầu đáp:
- Chút xíu nữa ta cũng quên mất chớ. Thôi nàng khá đưa con lên chùa ngay sáng nay đi,
kẻo mai mốt lại mắc bận.
Tới chùa, mẹ con Thục Trinh được ba vị Hòa thượng trụ trì tại đây tiếp đón vui vẻ. Vốn ba
thầy chùa này có họ với Tương Quang Quốc, vì chán nản trần tục nên thí phát quy y. bả ba
vị đều trọng tuổi, đạo hạnh cao siêu tên tục là Tương Gia Ngôn, Tương Đại Hành và
Tương Thới Hòa.
Lễ Phật xong xuôi, mẹ Thục Trinh nói:
- Bạch cụ, chúng tôi định đến ngày 10 tháng 8 sẽ làm lễ vu quy cho cháu đây. Để hôm đó
thỉnh nhà chùa xuống chứng kiến cho cháu nó được thêm may mắn.
Hòa thượng Tương Gia Ngôn vuốt chòm râu bạc cười đáp:
- Xin bà miễn thứ cho, thiệt tình bần tăng đây không xuống dự lễ được nhưng sẽ cố gắng

đến mừng cháu trước ngày cưới.
Rồi 4 người nói sang chuyện đạo giáo trong khi Thục Trinh không biết nói gì đành chắp
tay đứng một bên hầu mẹ.
Chuyện vãn một hồi, mẹ Thục Trinh xin phép đi thăm vườn rau nhà chùa.
Các vị Hòa thượng vui vẻ hướng dẫn hai mẹ con ra sau chùa. Nơi đây, trên một thửa ruộng
rộng lối một sào, có một thanh niên khẻo mạnh trạc 30 tuổi, đang ra cuốc đất trồng rau.
- Người ấy ngưng việc, giở nón chắp tay xá ba nhà sư và mẹ Thục Trinh, rồi lại bắt tay
vào việc như cũ nhưng cứ nhìn trộm Thục Trinh hoài.
Vị hôn thê của Khắc Trung chợt ngửng lên và nàng phát rùng mình, mặt nóng bừng khi
bắt gặp cái nhìn… quá trần tục của người làm vườn.
Tự nhiên, mẹ Thục Trinh thấy không ưa thanh niên đó và bà có cảm giác đó là hung thần
sẽ gieo tang tóc cho gia đình bà. Bà lựa lời hỏi các hoà thượng:
- Bạch cụ, chùa ta mướn anh làm vườn này lâu mau mà chúng tôi chưa hề gặp?
Hoà thượng Gia Ngôn đáp:
- À, người này tên là Nghiêm Huê Ngươn, mới đến làm thế anh kia bịnh xin nghỉ. Bần
tăng cũng nghĩ bữa nào rảnh cho chú tiểu đưa bác ta xuống nơi bà cho biết nhà đặng sau
này tiện liên lạc như anh làm vườn cũ.
Mẹ Thục Trinh đáp:
- Bạch cụ, tháng trước nhà chùa cho bắp cải ăn ngon quá. Chúng tôi xin cám ơn nhà chùa.
Hoà thượng Gia Ngôn cười nói:
- Có chút đỉnh gọi là đáp lại công quả của bà. Xin bà chớ bận tâm.
Tới đây, thấy đã gần tới ngọ, mẹ con Thục Trinh cáo lỗi ra về.
Mùa thu năm đó, lúc gió heo may lành lạnh thổi, hôn lễ được cử hành trong thể cho đôi rẻ
Trung Trinh nên duyên vợ chồng.
Qua hai mùa Xuân hương mặn nồng, nay đã tới thời kỳ Khắc Trung phải tạm lìa tổ ấm lên
đường vô kinh dự thi. Năm ấy trái với sự tin tưởng của mọi người, Khắc Trung thi…rớt!
Về đến nhà Khắc Trung sanh ra buồn bã rồi ít lâu sau sanh bệnh nặng, nằm liệt giường liệt
chiếu mê sảng luôn.
Khắc Tín, em Khắc Trung và là con trai út của vợ chồng Sung Quý, vô phòng thăm nom
anh thường ngày, nhưng Tín làm như không biết đến chị dâu. Ngay từ lúc mới về nhà
chồng,Thục Trinh cũng cảm thấy Tín không ưa mình. Thoạt đầu nàng không hiểu nguyên
do, mãi sau Thục Trinh mới biết là Khắc Tín có ý ghen với chị dâu, xem chị dạu như kẻ đã
đoạt mất người mà Tín quý mến… y hệt cảnh mẹ chồng thù ghét con dâu đã san sẻ mất
tình thương yêu của đứa con trai mà từ trước đến nay bà vẫn giữ độc quyền. Thục Trinh
hết sức mềm mỏng mà chẳng được, Khắc Ti1nva64n khủng hoảng với nàng.

Bữa nay Tín đến thăm, thấy anh mệt nặng hơn hôm trước. Vì quá thương anh, Tín tự bảo:
- Anh mình hỏng thi lại đau yếu thế này chẳng qua là tại vợ hết. Nay anh ấy ốm nặng nếu
cớ để bà vợ trẻ đẹp, khoẻ mạnh kia suốt ngày khi lượn ra lúc lượn vô, rồi lại đến ngồi lù lù
trước mặt sợ e anh mình động lòng hoa nguyệt thêm hao tổn tinh thần ra. Ta hãy đưa anh
qua dưỡng bệnh bên thư phòng mới được. Ở đó thanh tịnh hơn, may ra mới hết bịnh.
Nghĩ vậy, Tín bảo chị dâu:
- Ý em muốn đưa anh qua phòng học nằm thuốc men tĩnh dưỡng chị nghĩ sao?
Thục Trinh cũng thực tình thương chồng nên muốn giữ Khắc Trung ở lại phòng mình để
tiện bề săn sóc. Nàng đáp:
- Tôi thấy chẳng tiện chút nào. Qua bên đó ai trông coi nâng giấc, thuốc men cho anh ấy?
Bộ chú cho là tôi không thương chồng hay sao?
Khắc Tín toan nói hoạch toẹt ý nghĩ của mình ra song thấy bất tiện đành làm thinh bỏ đi
ra, trong lòng tức dận chị dâu vô cùng. Rồi từ đó, mỗi lần có bạn đồng môn của Trung đến
thăm hỏi, Khắc Tín đều bưng mặt khóc và nói:
- Anh tôi lâm bệnh đến liệt giường liệt chiếu chẳng phải vì học quá mà đến đỗi như vậy.
Xưa nay biết bao anh hùng hào kiệt trên đời này đều bị hại nơi tay người đàn bà. Anh tôi
đâu phải là người đầu tiên và người duy nhứt? Than ôi, thương vậy thay.
Nói đoạn Khắc Tín lại bưng mặt khóc hu hu.
Chúng bạn, thẩy đều chưa có vợ, nhìn nhau vẻ mặt nhớn nhác lo sợ. Họ ngồi than thở với
nhau hồi lâu, toàn một giọng tả oán đàn bà, ghê sợ đàn bà. Đến lúc họ cáo biệt Khắc Tín ra
về thời chẳng hiểu đầu óc trong trắng đầy chữ thánh hiền của các cậu thư sinh ấy nghĩ gì,
chỉ biết lúc họ đi ngang sân xảy có Thục Trinh vừa trong phòng bước ra, một cậu nhanh
mắt trông thấy tái mặt, sợ quá đến nói lạc cả giọng: “kìa… kìa… vợ Khắc Trung ra đó”.
Các cậu khác vội ngoảnh mặt đi làm như không dám nhìn một con quái vật dữ tợn lắm,
ghê gớm lắm, mặc dầu các cậu chưa hề biết nó dữ tợn ra sao và ghê gớm thế nào. Theo
các cậu thì chắc chắn nó khủng khiếp lắm chẳng thế mà trong sách có nói nhiều anh hùng
hào kiệt đã chết vì tay đờn bà và nay lại đến lượt Khắc Trung có lẽ cũng đến chết về tay
bọn họ mất thôi.
Một cậu nhỏ tuổi nhất, dường như khiếp hãi quá nắm chặt lấy tay anh bạn lớn tuổi hơn rồi
len lén núp bên anh này mà đi ra làm cho Thục Trinh đứng ngây người trố mắt nhìn đám
bạn chồng mà chẳng hiểu ất giáp chi ráo trọi!
Bệnh trạng của Khắc Trung ngày càng trầm trọng, mặc dầu chàng đã được các vị danh y
thay phiên nhau chạy chữa. Chiều đó, thấy chồng trở chứng như sắp chết, Thục Trinh thất
kinh tất tả chạy đi kêu Khắc Tín.
Vừa gặp em chồng, Thục Trinh nước mắt tuôn rơi nói:

- Chú qua gấp coi anh làm sao ấy.
Khắc Tín vất bút xuống bàn, xô ghế đứng dậy, xẵng giọng bảo chị dâu:
- Hôm trước bảo chẳng nghe, nay sắp chết còn gọi làm gì?
Nói vậy chứ Tín cũng hấp tấp đến phòng Khắc Trung. Thục Trinh uất hận về câu nói của
em chồng lắn nhưng lúc này nàng cũng không thiết phân trần gì nữa nên đành nuốt giận
lặng lẽ đi sau.
Thấy đôi mắt của Trung đã thất thần, Tín ôm lấy anh khóc òa lên. Khắc Trung nước mắt
ràn rụa, run rẩy nắm tay em, rồi thu hết tàn lực bảo Tín rằng:
- Anh nghe trong người đã kiệt sức, chắc không qua khỏi hôm nay. Thế là anh đã cướp
cọng cha mẹ, phụ cả anh em… Em ráng thi cử đỗ đạt kiếm chút quan quyền cho cha mẹ
được hả dạ lúc vãn chiều xế bóng…
Trung ngưng lại, thở hổn hển một hồi rồi nhìn em và vợ lắc đầu nói tiếp:
- Anh ân hận nửa đường đứt gánh để lại vợ còn non trẻ, thiệt thà… Tín… em hãy nghĩ đến
anh mà lo cấp dưỡng tử tế cho chị… Thục Trinh… em ở lại… hầu hạ mẹ cha…
Khắc Trung nói đến đây thì lả ra, đôi môi nhợt nhạt mấp máy một lúc rồi ngưng hẳn…
Mắt Trung dại dần, dại dần…
Khắc Tín và Thục Trinh cùng xô lại lay gọi ầm ỹ nhưng Khắc Trung vẫn cứ lịm dần, lịm
dần rồi… đi hẳn. Thế là vườn trần bay mất một anh tài đương độ thanh xuân, đương mùa
hoa thắm.
Thục Trinh lăn ra đất la khóc thảm thương. Khắc Tín cũng gục đầu bên giường nức nở mãi
không thôi. Vợ chồng Sung Quý hay tin chẳng lành vội chạy tới, thấy đứa con yêu dấu đã
ra người thiên cổ thời đứt ruột, đứt gan khóc than khôn xiết sự tình.
Khắc Tín lo tống táng tử tế cho Khắc Trung rồi tuân theo lời trối trăn của người anh ráng
lo học hành và cấp dưỡng cho chị dâu thật là chu đáo nhưng tuyệt đối không thèm giáp
mặt vì vẫn oán hờn Thục Trinh cho rằng vì nàng mà anh y chết.
Vợ chồng Sung Quý muốn tránh cho con dâu cảnh trông vật cũ tưởng đến người xưa mà
thêm đau khổ, mới sai dọn căn lầu gần đấy cho Thục Trinh và đứa tớ gái là Cúc Hương
qua bên đó ở.
Còn căn phòng của vợ chồng Thục Trinh lúc trước được sửa sang lại thành phòng nghỉ
cho bạn bè, bà con ghé chơi.
Thấm thoát đã tới tuần bốn chín. Bố mẹ chồng Thục Trinh sai lập đàn cầu cho đứa con bạc
phước sớm siêu sinh tịnh đồ, nhưng không mời các Hòa thượng (bà con với sui gia) ở
chùa Tử Vân mà lại thỉnh mấy nhà sư khác tới tụng kinh niệm Phật.
Thục Trinh lại một phen vật mình than khóc thảm thương. Suốt tuần ấy nàng không chịu
ăn uống chi, khi sụt sùi, lúc nức nở, một mình một bóng âm thầm đau đớn nơi chốn khuê

nguon tai.lieu . vn